MỤC LỤC
Theo cách tiếp cận này, nhà đầu tư có hai hình thức lựa chọn đầu tư vào một quốc gia: hoặc là bỏ vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới (greenfield investment) hoặc là bỏ vốn mua lại/ sáp nhập với một cơ sở kinh doanh sẵn có và tiếp tục hoạt động, phát triển nó (Merger and Acquisition). Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của khoa học kinh tế nghiên cứu sự vận động và những mối liên hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một đất nước, nghĩa là nghiên cứu sự lựa trọn của mỗi quốc gia trước các vấn đề kinh tế cơ bản bao gồm: thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu, sự phân phối nguồn lực và thu nhập giữa các thành viên trong nền kinh tế. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)… (Blomstrom and Kokko 1998).
Lập luận này đã được hỗ trợ bởi các tài liệu về tăng trưởng nội sinh, trong đó nhấn mạnh rằng dòng vốn FDI có khả năng thúc đẩy tăng trưởng dài hạn do sự đóng góp của nó đến việc tăng kiến thức thông qua đào tạo lao động, kỹ năng, và sự ra đời của các phương thức quản lý khác cũng như đầu vào và công nghệ mới (xem Blomstrom và Kokko, 1998). Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp (tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng). Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họ phải đem nguồn vốn bằng ngoại tệ và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn.
Về lý thuyết, có nhiều quan điểm cho rằng FDI mang lại lợi ích nhiều hơn các dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn đầu tư vào nền kinh tế, nó còn tác động tích cực đến tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm khác, FDI lại được chứng minh là có cả tác động có lợi và bất lợi hoặc không có tác động đến tăng trưởng, như nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp của Gorg và Greenaway (2004) cho rằng FDI không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp (tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng).
Bài nghiên cứu sử dụng GDP thực nhằm để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra theo thời gian, không xem xét đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng do biến động về giá cả hàng hóa, dịch vụ. X: Các biến kiểm soát như tốc độ tăng trưởng dân số, vốn đẩu tư trong nước (là tài sản cố định như nhà máy, máy móc thiết bị, đường giao thông, trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở, công trình công nghiệp, …). Vì mô hình sử dụng dữ liệu bảng gồm nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian từ 1985-2013 và các hiệu ứng chu kỳ kinh tế có thể lan truyền cho nhiều hơn một năm (tính quán tính của số liệu) do đó dễ dẫn đến có sự tương quan mạnh trong sai số.
Những tác động cố định nằm trong phần sai số của phương trình bao gồm tác động của đặc điểm quốc gia không quan sát được, những tác động cố định của yếu tố thời gian cụ thể t đối với tất cả các quốc gia và sai số ngẫu nhiên. Trong đó, biến phụ thuộc là biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân trên đầu người , biến độc lập là FDI sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào ròng (net FDI inflows) của World Bank. Nhóm biến giải thích thứ nhất bao gồm biến thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ (yi0) để xem xét hiệu ứng hội tụ, biến tăng trưởng dân số (pop) đại diện cho mức độ tăng của lực lượng lao động và biến tích lũy tài sản cố định gộp (di) đại diện cho đầu tư trong nước.
Nhóm biến giải thích thứ hai bao gồm chất lượng thể chế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh tế Thế giới (EFW), biến nợ nước ngoài và tỷ lệ lạm phát đại diện cho tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
Cột (1) cho thấy kết quả cho mô hình cơ bản với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân trên đầu người và các biến giải thích như thu nhập bình quân thực tế đầu người vào đầu mỗi kỳ, tốc độ tăng trưởng dân số, đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, tương quan của biến này mất ý nghĩa khi biến nợ công và lạm phát được đưa vào mô hình, điều này có vẻ là do sự tương quan giữa biến này với nợ công và lạm phát (xem ma trận tương quan ở bảng 2) chứ không phải phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng thể chế đối với tăng trưởng. Ở bảng 4.4 và bảng 4.5, mẫu được chia thành 2 nhóm nước có thu nhập trung bình cao và thu nhập trung bình thấp, cũng như kết quả của toàn bộ mẫu, kết quả hồi quy được đánh giá cao vì đạt yêu cầu của các kiểm định, hệ số hồi quy mạnh mẽ và có ý nghĩa trong nhiều trường hợp.
Như thể hiện ở bảng 4.4, đối với các nước có thu nhập trung bình cao, cũng như kết quả của toàn bộ mẫu, FDI thể hiện tương quan dương mạnh mẽ với tăng trưởng ngay từ mô hình cơ bản và dần yếu khi mô hình xuất hiện các biến bất ổn kinh tế vĩ mô như nợ công và lạm phát. Đây là một kết quả thú vị cho thấy tầm quan trọng của chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô đối với việc khai thác lợi ích tiềm năng của FDI để góp phần vào tăng trưởng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Đồng thời, quan sát kết quả ở mẫu các nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, chúng ta cũng nhận thấy các biến chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng mạnh mẽ hơn mẫu của nhóm nước cú thu nhập trung bỡnh cao.
Mặc dù ý nghĩa thống kê giảm đi hoặc không có ý nghĩa thống kê ở các cột tiếp theo, hệ số của biến giả vietnam vẫn mang dấu dương không đổi cho thấy kết quả của Việt Nam không mâu thuẫn với kết quả của các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp trong cùng khu vực, thậm chí nó còn cho thấy các tương quan này là mạnh mẽ. Kết hợp tiến trình hội nhập với việc áp dụng thành công chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý: Tăng trưởng kinh tế những năm qua được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định với mức 5 - 6% trung bình mỗi năm. Tóm lại, thông qua các kết quả ước tính của hồi quy GMM nhằm khắc phục những hạn chế của các ước tính tiêu chuẩn, đã cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét cả hai yếu tố thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô, cũng như một số yếu tố cấu trúc hạ tầng trong việc đánh giá tác động kinh tế của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG 5 KẾT