Ảnh hưởng của dòng tiền đến biến động lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Dòng tiền có ảnh hưởng đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ và sự thay đổi trong lƣợng tiền mặt nắm giữ khi một công ty có dòng tiền dương thì khác với sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ khi công ty có dòng tiền âm. Tác giả cho rằng bởi vì những điều khoản ràng buộc trong các hợp đồng thực hiện dự án, sự che giấu thông tin xấu và vấn đề chi phí đại diện nên tác động của dòng tiền lên sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp là khác nhau khi doanh nghiệp có dòng tiền dương và khi doanh nghiệp có dòng tiền âm. Các doanh nghiệp có dòng tiền dương sẽ có xu hướng chi tiền để thực hiện các cơ hội đầu tư tốt, điều này dẫn đến mối quan hệ nghịch chiều giữa dòng tiền và lượng tiền mặt nắm giữ, hay nói cách khác là khi doanh nghiệp có sự gia tăng trong dòng tiền thì lượng tiền mặt nắm giữ sẽ giảm.

Ngược lại, khi doanh nghiệp có dòng tiền âm, thay vì doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm các khoản tiền dành cho đầu tư, thì có thể doanh nghiệp lại phải sử dụng lượng tiền mặt dự trữ để tiếp tục hỗ trợ cho các dự án xấu đang được thực hiện vì những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng. Sau khi kiểm định giả thuyết H1, bài nghiên cứu sẽ xem xét ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ cho những công ty bị hạn chế tài chính và những công ty không bị hạn chế tài chính. Sau khi kiểm định giả thuyết H2, nhằm nghiên cứu về tác động của vấn đề đại diện đến ảnh hưởng của dòng tiền đến lượng tiền mặt nắm giữ, tác giả tiến hành xem xét ảnh hưởng của việc cổ phần của doanh nghiệp được nắm giữ bởi các cổ đông tổ chức.

Các mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu

    Việc đo lường cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách MTB1; hoặc căn cứ vào khoản chi tiêu mở rộng nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp R&D intensity2; hoặc căn cứ vào giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp3; ngoài ra, để đánh giá cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào chỉ tiêu Tobin’q4. Để kiểm định ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn chế tài chính có khác biệt so với các doanh nghiệp không phải đối mặt với hạn chế tài chính hay không, trong phần này mô hình nghiên cứu sẽ được phát triển dựa trên mô hình của phương trình (1), bằng cách kết hợp với một biến giả Constrain (phân biệt giữa doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn chế tài chính và doanh nghiệp không phải đối mặt với hạn chế tài chính) vào chỉ tiêu dòng tiền (CashFlow) và biến. Bài nghiên cứu của Dichu Bao và cộng sự đã sử dụng 4 chỉ tiêu để phân loại các công ty bị hạn chế tài chính và các công ty không bị hạn chế tài chính, tuy nhiên trong đề tài này tác giả chỉ áp dụng cách xác định biến Constrain dựa trên 3 chỉ tiêu đó là: chỉ số Whited and Wu, cổ tức, quy mô công ty và không sử dụng chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm.

    Qu mô doanh nghiệp: Theo nghiên cứu của Dichu Bao và cộng sự (2012), Faulkender và Wang (2006), Almeida và cộng sự (2004), Carpenter và cộng sự (1994) cho thấy những doanh nghiệp nhỏ thường phải đối mặt với bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện cao hơn so với các doanh nghiệp lớn, nên những doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng phải đối mặt với hạn chế tài chính hơn so với các doanh nghiệp lớn. Dựa trên giả định của Dichu Bao và cộng sự (2012) cho rằng tính bất cân xứng trong dòng tiền có ảnh hưởng đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ có thể được giải thích là do các nhà quản trị tìm kiếm lợi ích cá nhân bằng việc đầu tư quá mức vào các dự án không mang lại lợi nhuận, tác giả sẽ sử dụng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông tổ chức trong năm t như là biến đại diện cho vấn đề chi phí đại diện trong năm t. Với mẫu các công ty có dòng tiền dương, tác giả kỳ vọng hệ số ước lượng của biến CashFlow và biến tương tác giữa CashFlow và Inst mang dấu âm bởi vì khi các công ty có dòng tiền dương và có ít chi phí đại diện (phần lớn cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông tổ chức nên có sự giám sát chặt chẽ hơn) sẽ chi trả nhiều tiền mặt hơn để tài trợ cho các dự án đầu tư có khả năng sinh lợi, dẫn đến sự sụt giảm trong lượng tiền mặt nắm giữ.

    Phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện bài nghiên cứu .1 Phương pháp nghiên cứu

      Trong quá trình nghiên cứu Riddick và Whited (2009) cũng đã phát hiện ra rằng khi một biến độc lập trong phương trình hồi quy tuyến tính bị lỗi đo lường sẽ dẫn đến phương pháp hồi quy thông thường, phương pháp bình phương bé nhất cho kết quả không còn vững. Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu của Luận văn cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, Luận văn thực hiện các phương pháp kiểm định theo trình tự như sau: thống kê mô tả dữ liệu, phân tích tương quan, kiểm định các giả thuyết vi phạm của phương pháp OLS, kiểm định sự phù hợp của phương pháp GMM, phân tích. Thống kê mô tả được tác giả sử dụng nhằm mô tả lại những đặc tính của dữ liệu nghiên cứu và đưa ra những nhận định ban đầu về chuỗi dữ liệu nghiên cứu, cụ thể Luận văn sẽ mô tả lại dữ liệu dựa trên các tiêu chí: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, sai số chuẩn.

      Phân tích tương quan được Luận văn sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, theo đó hệ số tương quan (Person) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của các biến với tích độ lệch chuẩn của chúng. Trong phần này, tác giả sẽ kiểm định các giả thuyết vi phạm của phương pháp hồi quy OLS bao gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng tự tương quan, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi để đánh giá độ tin cậy của các kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS. Trong khi phân tích tương quan nhằm xem xét các biến nghiên cứu có mối quan hệ với nhau hay không thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc; thông qua đó cho biết chiều hướng tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

      Kết quả kiểm định các giả thuyết

        Khi các doanh nghiệp có dòng tiền âm, doanh nghiệp không thể cắt giảm ngay các khoản đầu tư cho các dự án mà còn phải sử dụng lượng tiền mặt dự trữ để tiếp tục tài trợ cho các dự án bởi vì các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, động cơ che đậy các thông tin xấu và vấn đề đại diện. Thay đổi trong vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt, chỉ tiêu đại diện cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, có tác động cùng chiều lên sự thay đổi trong lượng tiền mặt được nắm giữ của doanh nghiệp với hệ số ước lượng là 0,1618 tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả hồi quy theo cả ba tiêu chí, hệ số ước lượng của biến CashFlow âm, biến CashFlow*Neg dương đều có mức ý nghĩa cao 1% và 5% và tổng hệ số ước lượng của biến CashFlow và CashFlow*Neg dương cho thấy ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ vẫn tồn tại khi đưa thêm biến giả hạn chế tài chính vào mô hình.

        Để kiểm định giả thuyết H2 về ảnh hưởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ có khác nhau giữa các công ty hạn chế tài chính và các công ty không hạn chế tài chính hay không, tác giả sẽ xem xét hệ số ước lượng của hai biến tương tác CashFlow*Constraint và CashFlow*Constraint*Neg. Tuy nhiên, khi đưa thêm biến giả về hạn chế tài chính vào mô hình thì mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ là ngược chiều, nghĩa là những doanh nghiệp có quy mô lớn và không bị hạn chế tài chính sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn. Cho nên, bài nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết H3, nghĩa là chưa thể khẳng định mức độ ảnh hưởng của dòng tiền đến sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty có mức độ kiểm soát từ bên ngoài chặt chẽ hơn thì lớn hơn so với các công ty có ít sự kiểm soát từ bên ngoài.

        Bảng 4.7. Kết quả hồi quy về ảnh hƣởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên  sự thay đổi trong lƣợng tiền mặt nắm giữ
        Bảng 4.7. Kết quả hồi quy về ảnh hƣởng của tính bất cân xứng trong dòng tiền lên sự thay đổi trong lƣợng tiền mặt nắm giữ