MỤC LỤC
Nghị định của chính phủ số 57/2006/NĐ-CP về thương mại Điện tử: Nội dung cơ bản của Nghị định này là chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại, từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng, thực hiên hợp đồng, v.v. Nghị định về Thương mại điện tử đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiêp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đổng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định về Thương mại điện tử được xây dựng dựa trên một số quan điểm và mục tiêu: bám sát các quy định tại Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử; hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiêp và cá nhân trong xã hội; bao quát các loại hình thương mại điện tử diễn ra trong thực tế, đồng thời có tính đến sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của những loại hình giao dịch mới.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng: Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. + Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 3): hướng dẫn bổ sung, làm rừ những quy định về nội dung, tớnh hợp phỏp, hợp lệ, định dạng của chứng từ điện tử; nguyên tắc lập, kiểm soát, xử lý, sử dụng, chuyển đổi, lưu trữ, bảo quản chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử ngân hàng; việc ký và giá trị của chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử. Để phục vụ cho hệ thống thanh toán qua mạng Internet, nhiều nhà cung cấp đã giới thiệu các cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam như cổng thanh toán VASC Payment của công ty VASC, Paygate của Intercom, OnePay của công ty OnePay, Smarklink của công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink vàMaster card của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard.
Ngoài một số ngân hàng mới tiến hành cung cấp dịch vụ này, các ngân hàng cũ cũng tăng cường đầu tư, gia tăng các tiện ích cho Internet Banking như VIB Bank đã triển khai hệ thống Internet Banking với tên gọi VIB4U cho phép truy vấn các giao dịch của khách hàng với ngân hàng, thanh toán, chuyển khoản trong hệ thống VIB Bank tới các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Cho tới cuối năm 2014, hầu hết các ngân hàng có thể triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến toàn diện với không chỉ những tính năng cơ bản mà còn cung cấp những tính năng nâng cao, liên kết với các ngân hàng khác, các website thương mại điện tử,… mang lại lợi ích cao cho người tiêu dùng. Cho đến cuối năm 2008, mới chỉ có một số ít các ngân hàng như ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina, ngân hàng TMCP Á châu, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam) và CitiBank Việt Nam cho phép chuyển khoản ngoài hệ thống nhưng hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đã thực hiện được.
Để phát triển lâu dài trong tình hình cạnh tranh hiện nay với sự xuất hiện của một loạt ngân hàng 100% vốn nước ngoài, có một hướng đi được khá nhiều ngân hàng trong nước lựa chọn là chinh phục thị trường khách hàng thành thị, có trình độ và phương tiện công nghệ hiện đại với mô hình Internet Banking. Nếu so sánh Internet Banking của các ngân hàng hiện có tại Việt Nam thì ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam), ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, và ngân hàng TMCP Quốc Tếcó tiện ích truy vấn nhiều nhất.Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Vietcombank dẫn đầu về các giao dịch thanh toán. Vấn đề đưa ra thảo luận là ý kiến của các chuyên gia về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng, trong đó quan tâm đặc biệt đến các yếu tố trong mô hình nghiên cứu là nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch, nhận thức chi phí liên quan đến dịch vụInternet Banking.
- Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các yếu tố chính đại diện cho các biến quan sát có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Các thông tin cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, công việc chuyên môn, thu nhập cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi để đo lường sự khác biệt khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro liên quan giao dịch trực tuyến, nhận thức chi phí liên quan đến dịch vụ Internet Banking. Để phân tích dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát, đề tài đã sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xác định các yếu tốảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.Kết quả phân tích EFA sẽ là cơ sở để xác đinh lại các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.