MỤC LỤC
Việc nhận diện các yếu tố, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định của các HKD sẽ làm cơ sở để các sở ngành địa phương tỉnh đề ra biện pháp quản lý, hỗ trợ thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD và DN phát triển, nhằm góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của đề tài là trả lời 2 câu hỏi bao gồm: (1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định thành lập DN của người chủ HKD?.
Kết cấu đề tài
Nhược điểm của loại hình này là do DNTN không có tư cách pháp nhân, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của DN và của bản thân, không giống như các loại hình DN có tư cách pháp nhân khác là chỉ chịu trách nhiệm tài sản trên phần vốn đăng ký. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Thành lập DN cũng là cơ sở pháp lý chắc chắn nhất để một DN yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích và tài sản hợp pháp của mình cũng như bảo đảm tính pháp lý đối với hoạt động của mình trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh. Như vậy, việc thành lập DN không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm quyền lợi cho bản thân các DN mà còn có ý nghĩa đối với việc bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và bảo vệ lợi ích cho các chủ thể khác trong xã hội.
Tóm lại, theo lý thuyết TPB, trong nghiên cứu này ý định (để dẫn đến quyết định) thành lập DN là mức độ mà các HKD tin rằng họ sẽ thực hiện hành vi thành lập DN, chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố là: (1) Thái độ đối với việc thành lập DN là mức độ mà các chủ HKD đánh giá là có ích hay không đối với việc thành lập DN; (2) Chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng (trong đó bao gồm sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương, đối tác, khách hàng, công nhân, thân tộc, họ hàng và những người quen biết) sẽ nghĩ rằng các chủ HKD nên thành lập hay không. Theo nghiên cứu Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển của tác giả Jean-Pierre Cling và cộng sự (2013), những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đăng ký DN bao gồm: (1) Nhóm các yếu tố về kích cỡ DN, doanh thu và lợi nhuận; (2) Sự e ngại các quy định quản lý của nhà nước như an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ và các vấn đề khác; (3) Các đặc trưng của từng ngành; (4) Cơ sở vật chất hiện tại (cơ sở vật chất càng ít thì ít có mong muốn đăng ký DN hơn); (5) Các yếu tố cá nhân của người chủ đơn vị như giáo dục, giới tính (nghiên cứu này chỉ ra nữ ít có ý định đăng ký hơn), truyền thống ngành nghề gia đình, số năm kinh nghiệm; (6) Các yếu tố động cơ như khả năng tiếp cận vốn, thị trường hay được đối xử công bằng.
Cụ thể hơn, ý định thành lập DN của HKD là phụ thuộc vào mức độ mà các chủ HKD đánh giá là có ích hay không đối với việc thành lập DN, đồng thời chịu sự tác động bởi nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng họ nên thành lập hay không thành lập DN và cuối cùng là nhận thức của họ về tính dễ hay khó trong việc thành lập và vận hành DN. Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 3, trước tiên là thực hiện tổng hợp thông tin và phỏng vấn chuyên gia (các chủ DN, chủ HKD, cán bộ làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thống kê trên địa bàn tỉnh Bến Tre) để có cái nhìn tổng quan tình hình thành lập và phát triển của các HKD, DN, từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu. Dựa vào sự tổng hợp từ kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước, đề tài xác định thành phần của nhóm nhân tố nguồn lực bao gồm: (1) vốn con người, (2) vốn tài chính; (3) vốn xã hội; và (4) đặc điểm của đơn vị.
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn như là: Kết quả các nghiên cứu đã công bố về ngành dừa; Tổng hợp các báo cáo của các cơ quan chức năng tại tỉnh Bến Tre (Cục Thống Kê, Sở Công Thương, Hiệp hội dừa, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, TP Bến Tre) về hoạt động SXKD của DN, HKD ngành dừa từ năm 2012 đến nay; Các tạp chí, trang web có liên quan đến hoạt động của DN, HKD ngành dừa.
Trước tiên, tiến hành (1) loại bỏ biến laodong thì cả 2 biến dthu và taisan đều không có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 3 biến; (2) loại bỏ biến dthu thì biến taisan không có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 2 biến; (3) loại bỏ biến taisan thì biến dthu không có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 2 biến; (4) loại bỏ biến vondautu tất cả đều có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 1 biến; (5) loại bỏ biến qhdn thì biến dthu không có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 2 biến; (6) loại bỏ biến sp1 thì biến dthu, taisan, chmuc2, hocvan2, sp3 và sp4 không có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 7 biến; (7) loại bỏ biến sp3 thì biến dthu và sp4 không có ý nghĩa thống kê, tổng cộng phải loại bỏ 3 biến;. Sau khi loại biến hocvan2 và tuoi ra khỏi mô hình, tất cả các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và ma trận hệ số tương quan cho thấy không có sự tương quan khá hay mạnh giữa các biến độc lập, kết quả được trình bày trong bảng 4.6 và bảng 4.7. Tác giả kỳ vọng biến knghiem mang dấu dương (+) mang ý nghĩa hi vọng người chủ HKD có kinh nghiệm càng nhiều thì xác suất ra quyết định thành lập DN càng cao, với lập luận rằng người có nhiều kinh nghiệm sẽ điều hành DN tốt hơn, từ đó đem lại lợi nhuận nhiều hơn.
Các yếu tố này bao gồm: (1) số lao động của HKD, (2) kinh nghiệm điều hành của người chủ HKD, (3) nguồn vốn có thể huy động để đầu tư trong thời gian tới, (4) mối quan hệ với các DN và HKD khác, (5) thái độ đối với việc cho rằng DN sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn HKD, (6) lời khuyên thành lập DN của gia đình và người thân, (7) khả năng điều hành thực hiện các thủ tục thuế của DN đúng theo quy định của pháp luật, (8) Nhận định về tính dễ hay khó của thủ tục đăng ký DN hiện nay, (9) nhóm sản phẩm mà HKD đang sản xuất, trong đó chỉ có thể dự đoán được đối với nhóm sản phẩm bánh kẹo từ dừa.
Tôi tên là Nguyễn Văn Đông Phương, công tác tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Bến Tre, tôi là học viên cao học ngành Chính sách công của Khoa Kinh tế phát triển Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh Bến Tre”. Về việc cơ quan, trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đây là vấn đề mà Sở Công Thương cũng như chính quyền các cấp rất quan tâm.
Hi vọng kết quả của đề tài này sẽ là luận cứ khoa học để đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp trong ngành dừa tỉnh Bến Tre phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Nếu là DN thì trước đó đơn vị của anh chị có từng là HKD không?. Tổng tài sản ước tính mà anh/chị hiện đang dùng để phục vụ cho việc SXKD, gồm tài sản cố định (tính theo giá trị thực còn lại), đất đai thuộc quyền sở hữu của anh/chị (tính theo giá thị trường) và vốn lưu động là bao nhiêu?. Tổng nguồn vốn mà anh/chị tin rằng mình có thể huy động để đầu tư vào việc SXKD trong tương lai gần (từ đây đến 1 hay 2 năm tới) là bao nhiêu?.
Vốn xã hội
Gia đình, người thân khuyên tôi nên thành lập DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi. Bạn bè khuyên tôi nên thành lập DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi. Đối tác, đồng nghiệp khuyên tôi nên thành lập DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi.
Chính quyền địa phương khuyên tôi nên thành lập DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi.
Khả năng tự chủ về việc thành lập DN