Tác động của Thông tin tài chính đến suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

CHÍNH KHI CÔNG BỐ BCTC

Thời gian công bố Báo cáo tài chính

Hout (2012) cho thấy trong Chỉ thị số 2004/109/EG của Liên minh Châu Âu về bộ nguyên tắc minh bạch cũng chỉ ra rằng các thành viên cá nhân của Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm thực hiện công bố BCTC năm là 4 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Hội Đồng Tiêu Chuẩn Tài Chính Kế Toán Hoa Kỳ ( FASB) năm 1980 ban hành những khái niệm về CBTT tài chính kế toán trong đó chất lượng của thông tin kế toán chủ yếu dựa vào tính tin cậy và tính tương quan, và tính tương quan do: giá trị dự đoán, giá trị của thông tin phản hồi và tính kịp thời tố cấu thành.

Lợi nhuận điều chỉnh

Do đó, hành động điều chỉnh lợi nhuận là tuân thủ khuôn khổ pháp lý và là sự vận dụng linh hoạt, khéo léo các khoảng trống trong chuẩn mực kế toán để sắp xếp lại BCTC theo mục đích chứ không phải là hành động phi pháp (Scott, 1997). Trong nghiên cứu này, điều chỉnh lợi nhuận được hiểu theo quan niệm thông tin (Holthausen và Leftwich, 1983), nghĩa là việc tự do đưa ra các quyết định quản lý là phương tiện để các nhà quản lý tiết lộ cho các NĐT những mong đợi cá nhân về dòng tiền trong tương lai của công ty.

Các yếu tố tác động đến SSL khi công bố BCTC

    Theo Ball (1968), Bernard (1989), Schadewitz (2005), Chordia (2006, 2012), sau thời điểm các công ty công bố BCTC giá cổ phiếu phản ứng với thông tin vừa được công bố một cách nhanh chóng, phản ứng này không chấm dứt sau khi những tin tức thu nhập được công bố, nó tiếp tục biến động phụ thuộc vào hướng của tin tức thu nhập trong những tháng sau. Theo Ball (1968), Bernard (1989) thì biến động thu nhập bất thường khi công bố BCTC là sau khi công bố thu nhập, lợi nhuận bất thường cộng dồn của các công ty có tin tốt tiếp tục biến động tăng lên trong chiều hướng dương, trong khi đó lợi nhuận bất thường của các công ty có tin xấu tiếp tục biến động theo hướng ngược lại.

    Mối quan hệ giữa thời gian công bố BCTC, các thông tin công bố trên BCTC tác động đến SSL chứng khoán

      Asava Irene Kageha (2013), Miwity Jacqueline Kendi (2015) cho rằng Tỷ giá ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và giá trị cổ phiếu ở nước ngoài, và sự thay đổi tỷ giá sẽ làm tăng hoặc giảm chi phí kinh doanh ở một quốc gia, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh ở nước ngoài. Mối quan hệ này cũng tồn tại trong các nghiên cứu về thời gian báo cáo lợi nhuận theo quý (sớm hay muộn) và loại thu nhập báo cáo (tốt hay xấu), và các tác động khác nhau của tin tức cuối năm về lợi nhuận thu nhập trên mỗi cổ phiếu đối với BCTC hàng quý, trong các nghiên cứu của Mahdi Moradi và cộng sự (2013), Kross và Schroeder (1984).

      Các phương pháp đo lường suất sinh lời

        Những nghiên cứu dựa theo cách đo lường SSL theo phương pháp này có nghiên cứu của Brennan (1998) về lợi nhuận bất thường đối với thông tin tốt và thông tin xấu khi công bố BCTC của các công ty trên TTCK Mỹ từ 1974-1986; Fama và French (1995) – mô hình nghiên cứu này có bổ sung lợi nhuận và đầu tư khi nghiên cứu về SSL; về SSL chứng khoán trong mối quan hệ với quy mô công ty, giá trị sổ sách và giá trị thị trường tại TTCK Mỹ trong nghiên cứu Turan G. Nghiên cứu của Richard và cộng sự (2010) xem xét việc tiết lộ thông tin (FD-fair disclosure) tác động đến SSL vượt trội bình quân tích lũy đối với sự kiện trước và sau có quy định CBTT tự nguyện vào tháng 10/2000 của Ủy Ban chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission -SEC); nghiên cứu của Nguyen (2010) tại TTCK Anh, Pháp và Mỹ; nghiên cứu Oktay Yamrali và cộng sự (2014) tại TTCK Tehran; nghiên cứu Haw và cộng sự (2006) tại TTCK Trung Quốc,.

        CAAR

        Các nghiên cứu trước có liên quan

          Kết quả nghiên cứu cho thấy: (a) Các thông tin kinh tế chưa được công bố trong thời gian chờ đợi và sự thay đổi đột ngột của TTCK ít có ảnh hưởng đến quyết định về thời gian thông báo lợi nhuận; (b) Khoảng 1/3 các công ty thay đổi lịch trình công bố của họ trải qua thu nhập thấp hơn dự kiến, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm thu nhập cao hơn dự kiến là 25,8%; (c) Trong số các công ty tuân theo lịch trình thông báo, 18,6% có thể thay đổi giờ của thời gian thông báo trong ngày vì thu nhập thấp hơn dự kiến. Mô hình hồi quy sử dụng là hồi quy dữ liệu chéo theo mô hình của Fama (1973) về lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên các đặc tính của công ty với các yếu tố được xem xét là: quy mô công ty, tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường, tỷ lệ doanh thu, lợi nhuận cổ phiếu ở tháng trước, lợi nhuận cộng dồn trong mười tháng trước (đà tăng giá của cổ phiếu), thanh khoản, đột biến về thu nhập được chuẩn hóa, trích trước kế toán, tốc độ tăng trưởng tài sản, lợi nhuận, biến động đặc trưng tính theo Ang, Hodrick, Xing và Zhang (2006).

          Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu

          Vì TTCK ngày càng phát triển thì việc nghiên cứu trên phạm vi toàn thị trường sẽ có cái nhìn tổng quát, bên cạnh đó nghiên cứu từng nhóm ngành cụ thể sẽ đem lại góc nhìn cụ thể hơn, đây là điều mà mục tiêu nghiên cứu này hướng đến. Trên cơ sở phân tích của các lý thuyết nền tảng, kết quả của công trình nghiên cứu trước đây liên quan và các kết quả nghiên cứu trước sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất đối với mục tiêu nghiên cứu về thời gian và các TTTC tác động đến SSL tại chương 3.

          PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • Mô hình nghiên cứu
            • Phương pháp nghiên cứu

              Tóm lại, sự kiện nghiên cứu trong luận án là ngày công bố BCTC, độ dài cho các khung thời gian trong sự kiện này [-90;90] theo nghiên cứu của Nguyen (2010), vì luận án sử dụng lợi nhuận theo ngày, đây là độ dài sự kiện trong nghiên cứu Nguyen (2010) được dùng để nghiên cứu tại các thị trường Anh, Pháp và Mỹ với mốc sự kiện là ngày công bố báo cáo thu nhập và phù hợp với đặc thù riêng về các quy định của VN trong khoảng thời gian nghiên cứu, theo các thông tư thông tư 09/2010/TT-BTC, thông tư 52/2012/TT-BTC và thông tư 155/2015/TT-BTC quy định các công ty công bố BCTC không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Kết quả nghiên cứu của Chordia (2006), Chodia (2013) đã cho kết quả nghịch biến giữa quy mô công ty và SSL, trong nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014) thì cũng cho kết quả nghịch biến nhưng biến này không có ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể thấy rằng việc tăng trưởng quy mô công ty cũng gây khó khăn trong việc quản lý điều hành, việc sử dụng nguồn tài sản để không gây lãng phí, hay quản lý hiệu quả các khoản mục chi phí trong bối cảnh quy mô công ty không ngừng tăng trưởng, … Nếu vượt qua những khó khăn này, các công ty có thể đạt sự tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn nhờ lợi thế về quy mô, còn ngược lại, các công ty có thể rơi vào tình huống sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn, chi phí sản xuất cao, hàng hóa ứ đọng nhiều…và sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác động xấu đến giá chứng khoán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu.

              KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

              • Tình hình CBTT và công bố BCTC của các CTNY tại TTCK Việt Nam 1 Thực trạng quy định CBTT tại Việt Nam hiện nay
                • Kết quả nghiên cứu về thời gian công bố BCTC đến suất sinh lời chứng khoán (Mô hình 1)
                  • Kết quả nghiên cứu thông tin công bố trên BCTC tác động đến SSL (mô hình 2)

                    Năm 2012, với mục đích từng bước đưa TTCK VN từng bước tiếp cận các quy định CBTT của các TTCK lớn trên thế giới, Thông tư số 52/2012/TT-BTC được ban hàng thay thế Thông tư 09/2010/TT-BTC với nhiều quy định mới: (i) Thuật ngữ ―công ty đại chúng quy mô lớn‖ được quy định cụ thể, đồng thời các công ty có vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên và có số lượng cổ đông không thấp hơn 300 cổ đông không phụ thuộc vào việc có niêm yết chứng khoán hay không đều phải thực hiện nghĩa vụ CBTT như các công ty niêm yết; (ii) Thời hạn công bố BCTC được rút ngắn 10 ngày so với các quy định trước; (ii) Lần đầu tiên quy định nguyên tắc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ CBTT được ghi nhận. Đặc biệt luận án xem xét mối quan hệ này theo từng nhóm CTNY công bố BCTC sớm, trễ và đúng giờ đối với từng ngành cụ thể như: Vật liêu cơ bản (Basic Materials), Hàng hóa tiêu dùng (Comsumer Goods), Dịch vụ tiêu dùng (Consumer Services), Chăm sóc sức khỏe (Health Care), Công nghiệp (Industrials), Năng lượng & Khí đốt (Oil & Gas), Công nghệ (Technology), và Các ngành khác (Other), và nghiên cứu trong khung sự kiện [-90, 90] với căn cứ sớm, trễ, và đúng thời gian công bố BCTC của chính bản thân công ty so với năm liền kề trước đó, bởi lẽ đối với các NĐT thì với nguyên tăc ―không bỏ trứng cùng vào một giỏ‖ khi đầu tư nhằm đa dạng hóa đầu tư, hạn chế rủi ro thì việc xem xét các công ty nào, thuộc ngành nào đem lại hiệu quả cao là điều cần thiết.

                    Bảng 4.1  Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC trong ngắn hạn
                    Bảng 4.1 Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC trong ngắn hạn

                    CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ