MỤC LỤC
Khi công tác tổ chức được tiến hành dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra sẽ tạo lập năng lực hoạt động mới, thúc đẩy kinh doanh phát triển giúp cho việc sử dụng triệt để các nguồn lực nhất là nguồn lực con người và các nguồn lực tài chính như nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật,… Hơn nữa việc tổ chức khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Những năm qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến động do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra làm cho tình trạng sản xuất kinh doanh bị giảm sút, công nhân thiếu việc làm,..dẫn tới nhu cầu tiêu dùng xã hội thu hẹp, khiến cho hoạt động của hầu hết doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Chiến lược của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến bộ máy tổ chức của doanh nghiệp theo các lý do như: xác định nhiệm vụ, loại công nghệ kỹ thuật và con người phù hợp, xác định hoàn cảnh môi trường, mục tiêu chiến lược nhằm xây dựng lộ trình và triển khai để tổ chức thiết lập một bộ máy hoàn chỉnh đúng đắn nói chung và thực hiện các mục tiêu chủ trương phương châm chiến lược mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Ưu điểm: định hướng theo kết quả cuối cùng; kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản trị và chuyên gia; tạo ra các nhà quản trị có thể thích ứng với các lĩnh vực quản trị khác nhau; tập chung nguồn lực vào khâu xung yếu; cho phép cùng lúc thực hiện nhiều dự án, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau; đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động; việc hình thành và giải thể dễ dàng, nhanh chóng.
Kiểm tra kết quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận, phòng ban để đánh gia kết quả hoạt động của bộ mỏy. Trong thực tiễn, các biện pháp phổ biến thường là định biên lại, điều chỉnh tầm hạn quản trị, thu hẹp hoặc mở rộng chức năng, quy mô hoạt động của các phòng ban, bộ phận. Mô hình cơ cấu tổ chức được sử dụng sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể những yếu tố mà nhà quản trị tin tưởng sẽ mang lại những kết quả tốt nhất cho họ trong từng hoàn cảnh mà họ gặp phải và có nhiều kiểu cơ cấu tổ chức với những đặc điểm của từng loại, ưu khuyết điểm mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để phù hợp bộ máy quản trị của mình như: cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến, cơ cấu tổ chức quản trị chức năng,cơ cấu tổ chức quản trị hỗn hợp, cơ cấu tổ chức quản trị ma trận.
Bên cạnh đó, tiến trình tổ chức bộ máy doanh nghiệp được tác giả giới thiệu khá chi tiết từ công tác xác định mục tiêu chiến lược đến phân tích nhu cầu công việc và mô tả nhiệm vụ cần thực hiện cho đến công tác thiết lập phòng ban, xây dựng quy chế hoạt động cũng như đưa ra định biên nhân viên, chính sách sử dụng nhân viên như thế nào là hợp lý và công tác phân công, phân nhiệm, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra kết quả hoạt động để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhận biết rừ cỏc sai lệch, nguyờn nhõn để cú thể điều chỉnh.
Ví dụ như vào năm 2007-2009 kinh tế toàn cầu diễn biến lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến hàng loạt các ngân hàng thế giới bị ảnh hưởng, chỉ số chứng khoáng liên tục giảm, tiền tệ bị mất giá, tình trạng lạm phát cũng tăng cao tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta, vào thời gian đó đơn vị cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do lạm phát tăng dẫn đến các nguyên vật liệu tăng theo và một số nhà thầu xây dựng đã gửi công văn yêu cầu điều chỉnh giá hợp đồng gây nhiều khó khăn cho Ban QLDA Điện lực miền Nam trong việc thực hiện đúng tiến độ xây dựng và đóng điện các công trình trọng điểm do Tổng. Từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Năng lượng nông thôn khu vực miền Nam và Ban Quản lý các dự án lưới điện vay vốn ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB), các chuyên gia đã phân tích và dựa vào những ưu điểm của mô hình của 02 Ban QLDA trên từ đó làm cơ sở, cải cách lại cơ cấu tổ chức Ban QLDA Điện lực miền Nam mang tính khoa học hơn trong việc xác định tầm hạn quản trị cũng như công tác thiết lập phòng ban, định biên nhân viên để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Với kết quả xác định nhu cầu công việc được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu đã được được hoạch định với các yếu tố về hoàn cảnh thực tiễn của Ban QLDA Điện lực miền Nam cũng như chức năng hoạt động và các yếu tố tiềm năng nguồn lực đã giúp cho việc định hướng tổ chức bộ máy của đơn vị từ giai đoạn thành lập thực hiện tốt mục tiêu hiệu quả và tạo nên sự vận hành bộ máy tổ chức sẽ đảm bảo sự rạch ròi giữa các phòng chức năng và tránh lãng phí do sự cồng kềnh dôi thừa phòng chức năng không cần thiết.
Phòng quản lý đầu tư: Thẩm tra, trình duyệt các hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán, là đơn vị đầu mối kết nối giám đốc và các phòng chức năng khác để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, bên cạnh đó cũng có nhiệm vụ giống phòng quản lý công trình khác như lập và trình phương án đền bù để tiến hành chi trả tiền đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng đường dây điện đi qua, thực hiện công tác giám sát và tổ chức nghiệm thu khối lượng để chuyển phòng kế toán thanh toán. Tại Ban QLDA Điện lực miền nam chính sách nhân viên bao gồm các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn về số lượng nhân viên cho từng phòng chức năng, về mức chi tiêu tài chính cho nhân viên, chế độ đãi ngộ, động viên nhân viên, đào tạo và phát triển…Với thực trạng về công tác xây dựng chính sách sử dụng nhân viên cho thấy Ban QLDA luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, lãnh đạo luôn quan tâm đến đời sống cũng như những khó khăn và thuận lợi trong công việc của nhân viên để nhân viên có thể an tâm công tác tại đơn vị góp phần mang lại kết quả tốt nhất trong nhiệm vụ của Ban. Nhược điểm: hiện tại trong cơ cấu bộ máy quản lý tại Ban QLDA Điện lực miền Nam vẫn còn tình trạng Giám đốc là người tự quyết định một số việc và là người trực tiếp xử lý các việc cá nhân của người lao động, điều này dẫn đến tình trạng Giám đốc quá nhiều việc cần xử lý đôi khi quá tải sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị; các phòng chức năng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc, chưa có chính sách khuyến khích thật cụ thể và hấp dẫn người lao động nên chưa phát huy hết khả năng của người lao động.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trong công việc và có rất nhiều công việc để giám đốc xử lý, đôi khi làm cho giám đốc áp lực công việc, do đó những phó giám đốc sẽ được giám đốc phân quyền để theo dừi và đụn đốc những cụng việc mà giỏm đốc giao để hoàn thành cụng việc một cách tốt nhất. Ý thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo lao động nên hàng năm Phòng tổng hợp luôn có thông báo về các khóa học cho nhân viên từ Tổng công ty Điện lực miền Nam tổ chức để các cán bộ nhân viên có thể tham gia các khóa học nhằm nâng cao nghiệp vụ của mình cũng như cập nhật các thông tư nghị định mới sửa đổi hoặc bổ sung. Từ kiến thức đã học được ở môn Quản trị học tại trường Đại học Tài Chính – Marketing được vận dụng vào thực tiễn tại Ban quản lý Dự án Điện lực miền Nam - Tổng công ty Điện lực miền Nam cho thấy, để thực hiện được những mục tiêu chiến lược nhất thiết phải có một bộ máy tổ chức được thiết kế hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Quý, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học tài chính – Marketing, người đã tận tình giúp đỡ chỉ dẫn cho tôi trong thời gian viết chuyên đề tốt nghiệp và gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo các phòng chức năng đã tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tham gia thực tập tại Ban quản lý dự án Điện lực miền Nam để tôi có thể hoàn thành được đề tài này.