MỤC LỤC
Dựa trên các dữ liệu được thống kê, tác giả tiến hành đối chiếu các số liệu với nhau theo một tiêu chí nhất định và đối chiếu số liệu giữa các năm để cho thấy biến động, so sánh nội dung của các tài liệu, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, và các phương tiện khác. Đồng thời tác giả mô tả, phân tích mối liên hệ tương quan giữa các dữ liệu và tình hình kinh doanh, công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng và luận giải nguyên nhân của vấn đề.
Bước đầu tiên là tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cuộc phỏng vấn, quan sát, tài liệu văn bản, hoặc tư liệu đa phương tiện. Cuối cùng, kết quả từ quá trình diễn giải dữ liệu sẽ được trình bày bao gồm các phân tích chi tiết, trích dẫn dữ liệu, và lập luận logic để hỗ trợ các nhận định và giải thích.
Qua việc tiếp cận thị trường nước ngoài và xây dựng mối quan hệ với đối tác quốc tế, hoạt động xuất khẩu không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tăng cường quan hệ quốc tế và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Bằng cách này, nó giúp tạo ra sự ổn định và tin cậy trong quan hệ kinh doanh giữa các bên, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh doanh quốc tế bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và quốc gia.
Sau khi nhận được thông báo đã mở L/C của người mua sẽ tiến hành đối chiếu L/C với nội dung hợp đồng mua bán xem có phù hợp không, nếu phù hợp thì tiến hành giao hàng, còn nếu thấy còn có chỗ chưa hợp lý thì yêu cầu bên đối tác phải sửa đổi, bổ sung. - Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Nếu hợp đồng được ký kết với điều kiện thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu, thì ngay sau khi giao hàng, nhân viên sẽ hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ. Hoạt động giám sát hợp đồng đề cập đến công việc mà mỗi bên thực hiện để đảm bảo rằng mỗi bờn đang thực hiện nghĩa vụ của mỡnh và cần biết rừ ràng liệu bên kia có đang thực hiện nghĩa vụ của mình như quy định hoặc ngầm quy định trong hợp đồng hay không.
Việc theo dừi và đỏnh giỏ cỏc rủi ro cú thể phỏt sinh trong quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu, cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó, giúp giảm thiểu tác động của chúng và đảm bảo sự thành công của quá trình xuất khẩu. Bằng cách điều hành mọi khía cạnh của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu một cách chặt chẽ và tổ chức, tổ chức có thể đảm bảo rằng việc thực hiện hợp đồng được tiến hành một cách suôn sẻ và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và hợp đồng, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu suất.
Trên một phạm vi rộng lớn, các biện pháp và quy định được thiết lập bởi chính phủ định hình không chỉ cách thức doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và cạnh tranh của thị trường xuất khẩu. Trước hết, các luật pháp và quy định về xuất khẩu, bao gồm cả thủ tục hải quan, thuế và lệ phí, cùng với các yêu cầu về chứng nhận chất lượng và bảo vệ môi trường, định rừ hành động của doanh nghiệp trong quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Chính sách thương mại và hợp tác quốc tế của nhà nước, bao gồm các thỏa thuận thương mại tự do và biện pháp bảo hộ thương mại, có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường và giá cả của hàng hoá xuất khẩu.
Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ và khuyến khích từ nhà nước như các chương trình tài trợ xuất khẩu, khoản vay ưu đãi và dịch vụ tư vấn đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Họ giúp doanh nghiệp đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, từ rủi ro tỷ giá hối đoái đến rủi ro thanh toán và rủi ro tín dụng, thông qua các giải pháp bảo hiểm và công cụ phái sinh.
Trong xuất khẩu tập trung phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
Về phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu: Đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN.
+ Thứ hai, công ty cần chú trọng đào tạo, lựa chọn những nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ và nắm vững luật pháp, am hiểu và thông thạo mọi thủ tục, quy trình khai hải quan XK hàng hóa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nghiệp vụ này, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả và có thể xử lí công việc một cách linh hoạt khi có những sai sót xảy ra trong quỏ trỡnh làm việc với hải quan. Cán bộ xuất khẩu của công ty cần phải học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ của mình để học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ của mình để tránh thực hiện sai sót hoặc thiếu sót quy trình, thủ tục..gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng và tốn kém chi phí cho công ty. Vì vậy, các Bộ, ngành liên quan nên cung cấp thông tin kịp thời đến cung cầu ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước nên sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá và dự trữ ngoại hối điều hành linh hoạt để bình ổn tỷ giá theo hướng xác định biên độ tỷ giá vượt quá giới hạn biên độ cho phộp, cỏc chớnh sỏch về tỷ giỏ của ngõn hàng nhà nước cần rừ rang, cụng khai và thông báo trước tới các đối tượng liên quan để thống nhất và chủ động thực hiện - Thứ ba, chính sách thuế: trong giai đoạn nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bao gồm cả Việt Nam, dịch bệnh nghiêm trọng khiến các doanh nghiệp phải tạm dừng các hoạt động kinh doanh.
- Thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc huy động vốn: Nhà nước cần có quy định chặt chẽ trong quản lý ngoại tệ để đảm bảo ổn định tình hình kinh doanh cho công ty và các doanh nghiệp nhập khẩu, tránh tình trạng đầu cơ tích luỹ ngoại tệ, tạo nên một thị trường ảo về khan hiếm ngoại tệ làm cho các doanh nghiệp phải mua ngoại tệ với giá cao hơn để thanh toán hợp đồng. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có cơ chế quản lý vốn vay hợp lý hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí giao dịch với ngân hàng, rút ngắn nhiều thủ tục không cần thiết mà lại ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty đối với đối tác nước ngoài, đồng thời cũng làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp.