MỤC LỤC
Đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật Hành chính Việt Nam là hoạt động quản lý hành chính nhà nước; những quan hệ hình thành trong quá trình quản lý hành chính nhà nước và việc điều chỉnh những quan hệ ấy; hệ thống quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam và hiệu suất của sự tác động của chúng đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhiệm vụ của khoa học Luật Hành chính Việt Nam là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước; nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước; rút ra những kết luận khoa học về lý luận cũng như thực tiễn và đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật hành chính Việt Nam.
Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm, bài phát biểu của các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam nên chúng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của khoa học Luật Hành chính Việt Nam. Tại sao nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành là nhóm đối tượng quan trọng nhất của Luật Hành chính Việt Nam?.
+ Quy phạm hành chính do các cơ quan nhà nước phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương ban hành.Ví dụ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành quyết định hành chính liên tịch về vấn đề việc làm của thanh niên. Ví dụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng không quá 100.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính….
Tóm lại: Quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam là quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam, giữa hai chủ thể (chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng quản lý hành chính nhà nước) mang quyền và nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật hành chính Việt Nam. Phân loại quan hệ pháp Luật Hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam có thể được phân loại dựa vào hai tiêu chí điển hình sau đây:. - Tính chất của mối liên hệ giữa hai chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam, quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam được chia thành hai loại quan hệ sau:. + Quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam được hình thành giữa hai chủ thể có mối quan hệ lệ thuộc với nhau về tổ chức.Ví dụ: Giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các trường đại học trực thuộc Bộ quản lý, giữa Chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở. + Quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam hình thành giữa hai chủ thể không có sự lệ thuộc với nhau về tổ chức. Ở loại quan hệ này quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể được xác lập trên nguyên tắc “quyền lực - phục tùng" giữa một bên là Nhà nước với cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Ví dụ: Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân quận với công dân về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký giấy phép kinh doanh; quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Tư pháp trong việc kiểm tra các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật học. - Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam, quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam có thể được phân thành hai loại sau:. + Quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam nội dung: Đây là nhóm quan hệ được thiết lập để các bên chủ thể trong quan hệ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tất nhiên, nhóm quan hệ này được các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam nội dung điều chỉnh. Ví dụ: Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với công dân A, B về việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân A hoặc B cấp giấy chứng nhận kết hôn cho công dân A và công dân B. + Nhóm quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam thủ tục: Đây là nhóm quan hệ được hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật nội dung. Nhóm quan hệ này sẽ được các quy phạm hành chính thủ tục điều chỉnh. Tóm lại, quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam thủ tục là cơ sở để thực hiện quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam nội dung. Ví dụ: Quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan đơn vị với công chức A về việc xác nhận tại đơn xin đăng ký kết hôn của A. Chủ thể, khách thế quan hệ pháp Luật Hành chính a) Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam. - Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam là tổ chức xã hội, tổ chức khác (gọi chung là tổ chức). Năng lực chủ thế quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam của tổ chức phát sinh khi các tổ chức được thành lập một cách hợp pháp và pháp luật hành chính Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức đó bị giải thể. - Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam là cá nhân. Năng lực chủ thể của cá nhân được xác lập bởi năng lực pháp luật hành chính Việt Nam và năng lực hành vi hành chính. Khác với các đối tượng chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam trên năng lực chủ thể của cá nhân được xem xét ở hai phương diện năng lực pháp luật hành chính Việt Nam và năng lực hành vi hành chính bởi thời điểm phát sinh của chúng không đồng thời cùng một lúc với nhau. Vì vậy, để xác định cá nhân có năng lực chủ thế quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam ngoài việc khẳng định cá nhân có khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật còn phải khẳng định xem cá nhân đã có khả năng thực tế để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hay chưa cũng như khả năng thực tế đú đó được Nhà nước thừa nhận hay chưa. Rừ ràng việc tham gia của cá nhân vào các quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật hành chính Việt Nam mà còn phụ thuộc vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân. Vậy năng lực pháp luật hành chính Việt Nam của cá nhân là gì? Năng lực pháp luật hành chính Việt Nam của cá nhân là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật hành chính Việt Nam quy định. Năng lực pháp. luật hành chính Việt Nam của cá nhân thế hiện địa vị pháp lý của cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước. Thông thường năng lực pháp luật hành chính Việt Nam của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó sinh ra và được xác định là công dân và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là gì? Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật hành chính Việt Nam quy định trong thực tế và được Nhà nước thừa nhận. Chúng ta có thể xem xét năng lực hành vi hành chính của cá nhân ở cả hai khía cạnh: Độ tuổi và năng lực nhận thức hành vi của cá nhân. Tùy từng quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam mà năng lực hành vi hành chính của cá nhân được xác định ở độ tuổi khác nhau theo quy định của pháp luật hành chính Việt Nam. Ví dụ: Công dân Việt Nam có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam về xử phạt hành chính khi công dân đó đủ 14 tuổi, có năng lực nhận thức hành vi. Tuy nhiên, ở quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam thực hiện quyền đi học thì công dân Việt Nam từ 6 tuổi, có khả năng nhận thức hành vi đã có đầy đủ năng lực hành vi để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam giữa nhà trường và mỗi học sinh. Điểm cần lưu ý là cá nhân được coi là có năng lực hành vi hành chính khi có khả năng thực tế thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý và khả năng đó phải được Nhà nước thừa nhận. Ví dụ: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành cá nhân từ 18 tuổi thì có quyền thi lấy giấy phép lái xe mô tô từ trên 50cc. Như vậy, chỉ những cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi có khả năng thực tế về điều khiển xe và phải được Nhà nước thừa nhận thông qua việc cấp giấy phép lái xe mới được coi là có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam với tư cách là người điều khiển tham gia phương tiện giao thông. Tóm lại, cá nhân có năng lực chủ thế quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam khi có năng lực hành vi hành chính, tùy thuộc vào quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam cụ thể mà điều kiện về năng lực hành vi hành chính của cá nhân sẽ khác nhau. b) Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam.
Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đổi với các đối tượng quản lý thuộc quyền “Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội trên cơ sở chấp hành và tổ chức thi hành pháp luật một cách độc lập, chủ động, sáng tạo”4. Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước do các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm mục đích thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước bảo vệ, duy trì trật tự, an ninh, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức.
Các cơ quan quản lý hành chính thực hiện hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như, việc xây dựng chính sách đối với cán bộ, công chức, tổ chức bộ máy quản lý, chiến lược quy hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn đối với kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, xây dựng pháp luật, kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện pháp luật đối với toàn ngành. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn, hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau".11 Sự xuất hiện hoạt động quản lý theo chức năng là do yêu cầu chuyên môn hóa cao của các hoạt động quản lý (thu chi ngân sách, quản lý ngân sách giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý theo chức năng).
Văn bản pháp luật do cơ quan hành chính ban hành là kết quả của hoạt động lập quy (ban hành quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính thực hiện), mục đích của hoạt động này đặt ra các quy tắc xử sự điều chỉnh hành vi của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức, công dân, người nước ngoài, các tổ chức. Việc hiện đại hóa công tác quản lý hành chính nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin còn giúp cho việc tinh giảm bộ máy hành chính, loại bỏ dần tệ quan liêu, cải cách về thủ tục giấy tờ, đồng thời người giữ chức vụ lãnh đạo kiểm tra, giám sát tốt hơn đối với cán bộ, công chức thuộc quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại; biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền áp dụng theo quy định của Chính phủ. + Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm14: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
- Thủ tục hành chính do chủ thể có thẩm quyền thực hiện: Chủ thể có thẩm quyền luôn là chủ thể tiến hành hay thực hiện các trình tự, cách thức giải quyết công việc trong hoạt động quản lý, bởi vì hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động do chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện. - Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước thực hiện: Đặc điểm này để phân biệt với hoạt động lập pháp và hoạt động tư pháp, bởi vì hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, nhưng bên cạnh đó còn có các cơ quan nhà nước khác (cơ quan quyền lực, tư pháp), các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động áp dụng pháp luật đều thực hiện cả bốn giai đoạn nêu trên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo môi nội dung của hoạt động quản lý mà thời gian, cách thức và trình tự thực hiện thủ tục được quy định khác nhau (ví dụ như sự. khác biệt giữa thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thủ tục cấp giấy đăng ký kết hôn). Khi quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý có sự lệ thuộc về mặt tổ chức, ví dụ như giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (Chính phủ) với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới trực tiếp (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hay giữa thủ trưởng cơ quan với các cán bộ, công chức trong cơ quan đó thì hoạt động quản lý hành chính nhà nước chủ yếu mang tính chất công tác tổ chức nội bộ.
Thủ tục hành chính không chỉ là phương tiện để chủ thể quản lý thực hiện thẩm quyền mà còn là phương tiện nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực hiện trên thực tế, do đó, loại thủ tục này cần phải được pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ. Tóm lại, xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân là một trong các mục tiêu thể về cải cách thủ tục hành chính mà Đảng và Nhà nước đã để ra.
Tính chất chấp hành - điều hành được thể hiện trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước đó là các văn bản do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành có nội dung là giải thích, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản luật và pháp lệnh do đó nó có hiệu lực thấp hơn luật. - Quyết định hành chính do chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành: Khi tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thế quản lý phải ban hành quyết định hành chính để đưa ra các mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương, chính sách, hay giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.
Quyết định cá biệt: Để giải quyết các công việc cụ thể, phát sinh hàng ngày trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và xem xét nội dung vụ việc phát sinh trên thực tế đưa ra các giải pháp, quyết định cụ thể đối với từng vụ việc, từng đối tượng quản lý. Dó đó, quyết định cá biệt là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật (văn bản áp dụng quy phạm pháp luật) do chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong thực tiễn quản lý, hiệu lực của văn bản này sẽ chấm dứt sau khi được thực hiện trên thực tế.
- Giấy phép chỉ là cơ sở xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực tế, ví dụ như mọi công dân khi thỏa mãn các điều kiện về an toàn giao thông đều có quyền được sử dụng các phương tiện giao thông, tuy nhiên, đối với một số loại phương tiện giao thông cần có sự chứng nhận của cơ quan NN có thẩm quyền khả năng thực hiện quyền điều khiển đối với các phương tiện đó thông qua việc cấp phép (ví dụ hoạt động cấp bằng lái xe cho người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 50 phân khối trở lên). Trong trường hợp này, hợp đồng cung cấp dịch vụ công (hợp đồng hành chính) khác với hợp đồng dân sự là bên công ty cung cấp dịch vụ công có quyền đặt ra các điều kiện và phía bên kia phải có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện đó, và khi có tranh chấp xảy ra thì được giải quyết theo thủ tục hành chính đó là các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống các đơn vị cơ sở, các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước cũng có các đơn vị cơ sở nhưng không tạo thành một hệ thống. + Căn cứ vào nguyên tắc giải quyết công việc cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người (Bộ, cơ quan ngang bộ).
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, đứng đầu một bộ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Địa vị pháp lý của Chính quyền cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương - Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương, thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn lãnh thổ tỉnh.
- Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai các văn bản pháp luật của cấp trên và của Hội đồng nhân dân huyện. Địa vị pháp lý của Chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn - Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính thực hiện hoạt động quản lý ở trong địa bàn lãnh thổ xã.
+ Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện; rong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. Đối với nội dung thứ ba này sinh viên phải hiểu được công vụ là gì - Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan", theo quy định công vụ được thực hiện bởi cán bộ, công chức.
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh Nhà nước. - Trong các sách, báo, tài liệu khoa học có để cập tổ chức phi chính phủ để chỉ một số tổ chức không thuộc khu vực nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhân đạo.
- Được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước, hoạt động theo quy định chung của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tự quản trong phạm vi khu phố, thôn, xóm, các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Mối quan hệ giữa người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước (Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) đối với các tổ chức xã hội trừ các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (các tổ chức này có quy chế riêng do Hiến pháp, luật quy định), ví dụ: Cho phép thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ hội, chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước.
- Ngoài việc phân tích khái niệm, đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của công dân sinh viên còn phải phân tích được năng lực chủ thể của công dân gồm có năng lực pháp Luật Hành chính, năng lực hành vi hành chính và cho ví dụ minh họa. Dựa trên Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật cơ quan hành chính nhà nước tổ chức đưa các quy định pháp luật vào thực tiễn giải quyết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của cá nhân, công dân, tổ chức.
Phần này yêu cầu sinh viên đưa các văn bản pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch để chứng minh quy chế pháp lý của họ có những điểm khác biệt với công dân Việt Nam. - Nhà nước Việt Nam dành quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, thành viên những cơ quan đó và thành viên gia đình họ.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”Như vậy, nếu giá trị tài sản trộm cắp dưới mức quy định trên thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp vặt. * Đó là những người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.