Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

MỤC LỤC

Những nội dung đề tài kế thừa

Tuy nhiên, công trình trực tiếp nghiên cứu vấn đề VHĐ của SV trong bối cảnh chuyển đổi số vẫn chưa thật sự được nghiên cứu chuyên sâu. Những giá trị khoa học của những công trình đã nêu sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng để nhóm tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài.

Mục đích nghiên cứu

Đồng thời, để có những giải pháp phù hợp với SV, đặc biệt là sinh viên trường ĐHNH TP. Hồ Chí Minh thì việc phân tích chi tiết về các phương hướng hỗ trợ và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả VHĐ cho SV là cần thiết.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Tác giả ý thức được rằng, đây là một vấn đề mới cần đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Mục tiờu bảng hỏi: thụng qua bảng hỏi để làm rừ nhận thức của SV về vai trũ, ý nghĩa của hoạt động đọc sách; về VHĐ; về các hoạt động đọc cụ thể; thời gian, phương pháp, kỹ năng đọc; nguyên nhân dẫn đến hạn chế đọc của SV. Nội dung chính của bảng hỏi gồm 2 phần: phần thông tin chung về đối tượng khảo sát và thông tin cụ thể về mức độ nhận thức, các hoạt động đọc của SV và nguyên nhân và các giải pháp gợi mở nâng cao hiệu quả hoạt động VHĐ.

Phương pháp phỏng vấn

Tùy vào tình hình cụ thể, nhóm tác giả sẽ khảo sát trực tiếp (gửi bảng hỏi cho SV ngay tại lớp) hoặc gián tiếp (gửi bảng hỏi online tới các đối tượng khảo sát qua email hoặc các diễn đàn). Sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra những minh chứng thực tiễn về những hoạt động và quá trình đã diễn ra cũng như cung cấp các bằng chứng về những luận điểm nghiên cứu.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết về văn hóa đọc

  • Tiêu chí đánh giá VHĐ

    Hành vi ứng xử của chủ thể đối với tài liệu, tác giả và đối với những kiến thức trong tài liệu “một thái độ đọc đúng đắn là sự siêng năng sử dụng và trân trọng sách như là những công cụ nhận thức và là di sản quý giá được truyền đời; là thái độ kính trọng đối với tác giả như những người tài giỏi, có phẩm chất cao đẹp; là sự tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc những tri thức chứa đựng trong sách; là việc mong muốn và biết ứng dụng những tri thức ấy vào đời sống cá nhân, xã hội, làm cho cá nhân, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”. Ngoài ra, SV còn có cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn đào tạo nhờ tham gia nghiên cứu khoa học, qua đó các bạn dần thích nghi với môi trường khoa học, xây dựng được phương pháp nghiên cứu phù hợp, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, trong nghiên cứu, vận dụng kiến thức thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Cơ cấu tổ chức

    Một trong những mục tiêu chiến lược của Trường được nêu trong chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đó là: Phát triển các chương trình đào tạo theo hướng CĐS và liên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong điều kiện mới phù hợp với triết lý giáo dục “Khai phóng– Liên ngành – Trải nghiệm” trong đó “khai phóng” nhằm tạo môi trường giáo dục giúp người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức tổng quát toàn diện; phát triển năng lực trí tuệ và kỹ năng cá nhân; định hình các giá trị sống tích cực hướng tới giáo dục con người tự chủ, sáng tạo, công dân có trách nhiệm;. Tuy nhiên, kết quả khảo sát phản ánh số lượng SV đến thư viện để tra cứu thông tin không nhiều, ngoài lý do chủ quan thì lý do khách quan khiến cho SV ít đến thư viện do xa, cơ sở quận 1 không có phòng thư viện…Đây cũng là điểm lưu ý đối với ban lãnh đạo nhà trường vì hiện nay số SV học tại cơ sở quận 1 cũng khá đông, do đó việc xây dựng phòng thư viện tại cơ sở là một giải pháp phát triển VHĐ cho trường. Từ kết quả phản ánh hiện nay SV có sự hiểu biết được vai trò của thư viện và có ý thức tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học tập của bản thân, tuy nhiên thực tế không phủ nhận sự ảnh hưởng lớn của công nghệ thông tin làm cho vai trò của thư viện có sự “lu mờ” trong bối cảnh hiện nay, vấn dề đặt ra làm thế nào để hiện đại hóa các hoạt động trong thư viện để thu hút SV và thúc đẩy VHĐ?.

    Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
    Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

    Phân tích các nhân tố ảnh hưởng văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

    Thư viện trường ĐH ĐHNH được các bạn đánh giá cao như cơ sở vật chất hiện đại, thái độ phục vụ tốt, không gian rộng rãi, thoáng mát, mạng internet, cơ sở dữ liệu phong phú… Bên cạnh đó, với sự quan tâm của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho việc tập, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và đào tạo như chú trọng phát triển thư viện, thay đổi không gian và phương thức phục vụ của thư viện theo hướng thân thiện, cởi mở; tổ chức các hoạt động liên quan đến phát triển VHĐ cho SV thông qua việc chỉ đạo các hoạt động liên quan đến sách như tổ chức ngày hội sách, hỗ trợ giảm giá sách tham khảo, tạo tài khoản truy cập nguồn dữ liệu điện tử từ các thư viện trường đại học trong nước, tổ chức cuộc thi Đại sứ VHĐ nhằm lan tỏa hoạt động văn hóa tinh thần trong nhà trườnng. Nguồn tìm kiếm thông tin, tư liệu học tập chủ yếu của SV là trên Internet, mục đích đến thư viện của các bạn ngoài lý do tìm tài liệu, thì lý do phổ biến chính là để được truy cập Internet, có chỗ học yên tĩnh… SV còn có nhiều hạn chế về phương pháp đọc, bởi các bạn chưa thật sự có nhận thức đúng đắn về vai trò của VHĐ, việc đọc chỉ mang tính chất đối phó cho đáp ứng thi cử do đó các bạn đọc rất hời hợt, không có mục đích và kế hoạch đọc cụ thể nên dẫn đến sự chán nản trong quá trình đọc.

    MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VĂN HểA ĐỌC CHO SINH VIấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

    Định hướng nâng cao hiệu quả VHĐ cho sinh viên ở trường ĐHNH

      Ngoài ra, Đoàn Thanh niên, Hội SV và Thư viện cũng cần phối hợp để tổ chức các buổi tọa đàm giao lưu về sách, kỹ năng đọc sách…để dần tạo thành nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần trong nhà trường. Song song đó, nhà trường cần thường xuyên triển khai các hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng của VHĐ trong việc giáo dục, nâng cao kiến thức và kỹ năng của SV; về vai trò, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của SV và nhà trường để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất trong việc triển khai thực hiện các chủ trương về phát triển VHĐ; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến các ấn phẩm chất lượng của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nội dung tiếp cận tri thức của mỗi SV; về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến VHĐ và quản lý hoạt động VHĐ.

      Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường Đại học Ngân hàng

        Nhờ đó, SV luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong thực hiện các quy định của nhà trường, của GV yêu cầu như đi học đúng giờ, đảm bảo số giờ tự học mỗi ngày hoặc mỗi tuần… Ngoài ra, để thấy được giá trị của sách và các nguồn thông tin từ các tư liệu cũng như tầm quan trọng của VHĐ, SV cần năng nổ, nhiệt tình tham gia các chương trình ngoại khóa do nhà trường phát động như: Đại sứ Văn hóa đọc, Ngày hội đọc sách…. Mỗi năm, thư viện cần tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho SV năm nhất của các khóa học về những nội dung liên quan đến hoạt động của thư viện và VHĐ trong nhà trường như: nguồn cơ sở dữ liệu nội sinh của thư viện (bao gồm sách truyền thống, sách điện tử và các bài báo, tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học…); hướng dẫn phương pháp đọc sách hiệu quả; hướng dẫn cách tra cứu tài liệu nội sinh và ngoại sinh… Đồng thời, thư viện nên tăng cường tổ chức tập huấn kỹ năng tìm thông tin cho cán bộ, GV và SV, các hoạt động thu hút SV như ngày hội đọc sách, triển lãm sách, tọa đàm kỹ năng đọc sách, … từ đó, giúp cán bộ, GV và SV dễ dàng nhận diện được các nguồn tài liệu được lưu trữ sẵn trong cơ sở dữ liệu của thư viện nhà trường và sử dụng các nguồn tài liệu này trong quá trình học tập, nghiên cứu.