MỤC LỤC
Vấn đề đặt ra là phải xác định được vị trí hợp lí của các đèn và khoảng cách giữa đèn với trần nhà và mặt công tác. Đối với chiếu sáng chung người ta hay sử dụng 2 cách bố trí đèn theo hình chữ nhật hoặc hình thoi.
Đối với phân xưởng sửa chữa cơ khí ta bố trí đèn cho chiếu sáng chung.
Lựa chọn phương án cấp điện là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành khai thác và phát huy hiệu quả cấp điện. Vị trí trạm cần phải đặt ở những nơi thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành cũng như thay thế, tu sửa sau này (phải đủ không gian và gần các đuờng vận chuyển). Vị trí của trạm cần phải thuận tiện cho việc làm mát tự nhiên (thông gió tốt), có khả năng phòng cháy tốt đồng thời phải tránh được các hoá chất hoặc các khí ăn mòn của chính nhà xưởng có thể gây ra.
Xo : Tọa độ của tủ động lực thứ n của phân xưởng theo trục hoành Yo : Tọa độ của tủ động lực thứ n của phân xưởng theo trục tung Xác định tâm phụ tải của phân xưởng bao gồm việc xác định tâm phụ tải của từng nhóm thiết bị để chọn nơi chọn đặt tủ động lực, xác định tâm phụ tải của toàn phân xưởng để chọn nơi đặt tủ phân phối. Mỗi một nhóm thiết bị động lực được cấp điện từ một tủ động lực, đặt gần tâm phụ tải của nhóm thiết bị (gần nhất có thể). Các tủ động lực, tủ chiếu sáng, tủ cấp cho mạch thông thoáng làm mát được lấy điện từ tủ hạ thế tổng (THT) đặt ở góctường trong phân xưởng, gần tâm phụ tải của toàn phân xưởng.
Phương án 1: Đặt tủ phân phối ở góc trái cao nhất của phân xưởng, gần TBA, tủ động lực ở sát tường. Phương án 2: Đặt tủ phân phân phối tại góc phân xưởng và đi dây phân nhánh cấp điện cho các tủ động lực và làm mát, chiếu sáng.
Ngoài nhiệm vụ đóng cắt dòng điện phụ tải phục vụ cho công tác vận hành, máy cắt còn có chức năng cắt dòng ngắn mạch để bảo vệ các phần tử của hệ thống điện. Điện áp định mức, kV Dòng điện định mức, A Dòng điện cắt định mức, kV Công suất cắt định mức, MVA Dòng điện ổn định động, kA. Do có ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy, an toàn, đóng cắt đồng thời 3 pha và khả năng tự động hóa cao, nên áptomat mặc dì có giá đắt hơn vẫn ngày càng được dùng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công nghiệp cũng như lưới điện ánh sáng sinh hoạt.
Ngoài ra người ta còn chế tạo loại áptomat chống rò điện, áptomat chống rò tự động cắt mạch điện nếu dòng rò có trị số 30mA, 100mA hoặc 300mA tùy loại. Thanh góp được dùng trong các tủ điện phân phối, tủ động lựa hạ áp, trong các tủ máy cắt, các trạm phân phối trong nhà, ngoài trời cao áp. Với các tủ điện cao hạ áp và trạm phân phối trong nhà thường dùng thanh góp cứng, với trạm phân phối ngoài trời thường dùng thanh góp mềm.
Thanh góp được chọn theo dòng phát nóng cho phép (hoặc theo mật độ kinh tế của dòng điện) và kiểm tra theo điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt dòng ngắn mạch. Với thanh góp mềm, thường chọn theo Jkt, và ngoài điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt dòng ngắn mạch còn phải kiểm tra thêm điều kiện tổn thất vầng quang.
W – mômen chống uốn của các loại thanh dẫn, kG.m, có công thức tính toán ở bảng 7.2 (tài liệu tham khảo). Chọn dây cáp theo điều kiện phát nóng cho phép từ tủ động lực về phụ tải.
- Liên kết đẳng thế này là thực hiện liên kết hệ thống dây tiếp đất (kết nối giữa các hệ thống tiếp đất), và thiết bị van đẳng thế này có thể là thiết bị chống xung (SPDs) hoặc ống phóng khí gas (Spark gaps). Hai hệ thống bảo vệ được sử dụng để loại bỏ hoặc giới hạn quá áp: chúng được gọi là hệ thống bảo vệ nhà xưởng – hệ thống chống sét trực tiếp (đối với bên ngoài của nhà xưởng) và hệ thống bảo vệ các thiết bị điện (đối với bên trong nhà xưởng). - Khi có dòng sét trong một dây dẫn (dây thoát sét), và nếu có sự khác biệt xuất hiện giữa nó và các hệ thống dẫn kết nối với điểm tiếp đất nằm trong vùng lân cận, có thể gây ra hiện tượng phóng điện bề mặt.
Nối đất tự nhiên là sử dụng các ống dẫn nước hay các ống làm bằng kim loại khác (trừ các ống dẫn nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy) đặt trong đất, các kết cấu bằng kim loại của nhà cửa, các công trình có nối đất, các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất. Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng cọc thép, ống thép, thanh thép dẹt hình chữ nhật hoặc thép góc dài 2 – 3 m chôn sâu xuống đất sao cho đầu trên của chúng cách mặt đất khoảng 0,5 – 0,7 m. Với lưới có điện áp trên 1000 V, dòng điện chạm đất bé tức là mạng điện có điểm trung tính không nối đất trực tiếp hoặc nối đất qua hộp dập hồ quang thường bảo vệ rơle không tác động cắt bộ phận hoặc thiết bị điện có chạm đất một pha.
Ðối với mạng điện có điện áp dưới 1000 V, điện trở nối đất tại mọi thời điểm trong năm không được vượt quá 4 Ω (riêng với các thiết bị nhỏ, công suất tổng của máy phát điện và máy biến áp không vượt quá 100 KVA, cho phép 10 Ω). Ðối với đường dây tải điện trên không cần nối đất các cột bê tông cốt thép và cột sắt của tất cả các đường dây tải điện 35 KV, các đường dây 3 – 20 KV chỉ cần nối đất ở khu vực có dân cý.
Thiết bị chống sét truyền vào trạm chủ yếu là chống sét van (CSV) kết hợp với chống sét ống (CSO) và khe hở phóng điện. Khe hở phóng điện : là thiết bị chống sét đơn giản, rẻ tiền nhất, bao gồm 2 điện cực trong đó có một điện cực được nối với mạch điện còn cực kia nối với đất. Nhưng do thiết bị này không có bộ phận dập hồ quang nên khi nó làm việc bộ phận bảo vệ rơle có thể ngắt mạch điện.
Chống sét ống (CSO): gồm có 2 khe hở phóng điện, một khe hở đặt trong ống làm bằng vật liệu sinh khí như fibrô hay philipơlat. Dưới tác dụng của hồ quang, chất sinh khí phát nóng và sản sinh ra khí làm áp suất trong ống khí tăng tới hàng chục atm và thổi tắt hồ quang. Chống sét ống chủ yếu dùng để bảo vệ cho những đường dây không có dây chống sét hoặc làm phần tử phụ cho các sơ đồ bảo vệ TBA.
Điện trở làm việc là điện trở phi tuyến có tác dụng hạn chế để việc dập hồ quang trong khe hở phóng điện được dễ dàng sau khi chống sét van làm việc. Điện trở phải thỏa mãn 2 điều kiện trái ngược là cần có điện trở lớn để hạn chế dòng điện ngắt mạch và lại có điện trở nhỏ để hạn chế điện áp dư, vì điện áp dư khó có thể bảo vệ được cách điện. Phân tích ta thấy, cặp kim thu sét đặt tại đầu hồi nhà xưởng có khoảng cách a=18m và đỉnh mái nằm giữa hai vị trí đặt kim thấp hơn đầu kim là 0.5m.
Dự kiến dùng điện cực hỗn hợp gồm 30 cọc thép góc 60x60x6 dài l=2m chôn thẳng đứng đóng xuống dưới đất theo mạch vòng hình chữ nhật, mỗi cọc cách nhau một khoảng a=4.
• Tụ chỉ phát ra công suất phản kháng mà không tiêu thụ công suất phản kháng. • Tụ rất nhạy với điện áp ở đầu cực (công suất phản kháng phát ra tỉ lệ với bình phương điện áp đầu cực). • Có thể tiêu thu công suất phản kháng khi hệ thống thừa công suất phản kháng.
Khi cho dòng một chiều vào roto của động cơ không đồng bộ roto dây quấn, động cơ sẽ làm việc như một động cơ đồng bộ với dòng điện vượt trước điện áp. Ngoài các thiết bị bù kể trên, còn có thể dùng động cơ không đồng bộ làm việc ở chế độ quá kích từ hoặc dung nhiều máy phát điện làm việc ở chế độ bù để làm máy bù. Ở các xí nghiệp có nhiều tổ mát diezen – máy phát làm nguồn dự phòng, khi chưa dùng đến có thể lấy làm máy bù đồng bộ.
Theo kinh nghiệm thực tế, việc chuyển máy phát thành máy bù đồng bộ không phiền phức lắm, vì vậy biện pháp này cũng được nhiều xí nghiệp ưa dùng. Kết luận: Qua những phân tích ở trên, để đáp ứng được yêu cầu của bài toán và nâng cao chất lượng điện năng, ta chọn phương pháp bù bằng tụ tĩnh.