Tóm tắt lý thuyết hợp đồng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật hợp đồng

MỤC LỤC

Các loại nghĩa vụ dân sự

❖ Khái niệm: NVDS riêng rẽ là loại NVDS của nhiều người cùng thực hiện nghĩa vụ, trong đó, mỗi người trong số những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần NVDS của mình 1 cách độc lập, không liên quan đến người khác, hoặc mỗi người trong số những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện riêng phần quyền của mình. ❖ Khái niệm: NV hoàn lại (Hoàn trả) là nghĩa vụ phát sinh được hình thành từ các nghĩa vụ khác, trong đó, bên có nghĩa vụ phải hoàn trả những lợi ích mà bên có quyền đã thực hiện thay mình trước người thứ ba, hoặc những lợi ích mà mình đã nhận thay cho bên có quyền từ việc thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba.

Thực hiện nghĩa vụ dân sự

Khái niệm và nguyên tắc

❖ Trong hợp đồng dịch vụ, về nghĩa vụ trả tiền, bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, nếu không có thỏa thuận khác (K3 Điều 519 BLDS). ❖ Điều 283 BLDS: khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ 3 thay mìn thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ 3 không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Thay đổi chủ thể trong quan hệ dân sự

Thay đổi chủ thể theo sự thỏa thuận giữa các bên

+ Phải thanh toán chi phí phát sinh do không thông báo đúng quy định + Phát sinh quyền từ chối của bên có nghĩa vụ theo Điều 369 BLDS + Nghĩa vụ cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ/nếu không → BTTH. + Thứ ba, biện pháp bảo đảm chấm dứt khi nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 371 BLDS) Ví dụ: về việc chấm dứt bảo đảm: A vay tiền, Ngân hàng không tin A, bắt B bảo lãnh.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Pháp nhân: K1 Điều 74 BLDS 2015

❖ Hợp đồng giả tạo là hợp đồng được lập ra nhưng không phản ánh đúng bản chất của quan hệ đích thực giữa các bên trong hợp đồng Các bên xác lập⇒ hợp đồng để che đậy 1 giao dịch khác hay che đậy 1 hành vi trái pháp luật của 1 hoặc các bên. ❖ Gồm: Hợp đồng giả cách (ví dụ: A và B thỏa thuận mua bán nhà để trốn thuế) và hợp đồng tưởng tượng (không có thật; ví dụ: A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham nhũng. A ký hợp đồng giả bán tài sản đó đi cho anh em ruột của mình nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó).

Hợp đồng được xác lập do bị lừa dối

Ví dụ: hợp đồng đặt cọc được xác lập để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng thuê nhà và bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà nên khi hợp đồng thuê chưa được giao kết thì hợp đồng đặt cọc đã phát sinh hiệu lực. Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà bị vô hiệu vì từ thời điểm giao kết hợp đồng, căn nhà đó đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải tỏa để xây dựng công trình an ninh quốc gia bị cấm chuyển dịch nhà mà các bên đều không biết nội dung quyết định này (do cơ quan ra lệnh giải tỏa đã ký quyết định và chưa công bố cho các bên), thì hợp đồng đó vô hiệu và các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu (như giao trả lại mặt bằng, hoàn lại tiền mua nhà,.).

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối

→ Trong trường hợp trên hợp đồng mua bán tài sản với đối tượng hàng hóa là 20kg hoa anh túc với giá 20 triệu đồng giữa Lầu A K và Lò Văn B do anh túc là loại tài sản pháp luật dân sự cấm giao dịch chính vì vậy hợp đồng mua bán này sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật dân sự. Căn cứ vào K2 Điều 131 BLDS 2015 Anh B có quyền đòi lại từ CA số tiền 20 triệu đồng nhưng hành vi của A và B có yếu tố cấu thành tội phạm nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự số tiền và hàng hóa hoa anh túc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần

- Thứ tư, mục đích của việc quy định hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.

Giao kết hợp đồng

    Theo quy định tại K2 Điều 394 BLDS 2015, thì “Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời”. ❖ Phương thức đề nghị giao kết gián tiếp: là việc các bên tham gia d=giao dịch không cần phải trực tiếp gặp nhau đàm phán về nội dung của hợp đồng mà chỉ cần trao đổi thông tin, trong đó chứa đựng nội dung cần thỏa thuận với nhau thông qua phương tiện thông tin: gửi văn bản, telex, fax,.

    Hiệu lực của hợp đồng và giải thích hợp đồng

      ❖ Nhận xét: BLDS không định nghĩa “điều kiện” là gì và thực tiễn xét xử đã sử dụng khá linh hoạt khái niệm này trong trường hợp chuyển nhượng tài sản nhưng bên chuyển nhượng chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết. Giải thớch hợp đồng: là thao tỏc tư duy nhằm làm rừ nghĩa của cỏc từ ngữ, điều khoản khụng rừ ràng hoặc cú thể hiểu theo nhiều nghĩa khỏc nhau trong hợp đồng để cho cỏc từ ngữ, điều khoản này trở nờn rừ nghĩa và cú thể được nhận thức để được thực hiện đúng.

      Thực hiện hợp đồng

        Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. ❖ Ví dụ 1: Bên nhận gia công không thể tạo ra sản phẩm gia công đúng hạn theo sự thỏa thuận giữa hai bên vì bên đặt gia công không chuyển giao nguyên liệu cho bên nhận gia công đúng thời hạn trong trường hợp gia công sản phẩm mà bên đặt gia công phải có nghĩa vụ chuyển giao nguyên vật liệu.

        Sửa đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng

          ❖ Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên: chẳng hạn quy định về sửa đổi hợp đồng liên quan: hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (xem Điều 417 BLDS 2015) Ví dụ: việc bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận sửa đổi hợp đồng bảo hiểm liên quan tới lợi ích của người được bảo hiểm thì phần nội dung hợp đồng bảo hiểm bị sửa đổi có thể sẽ không có hiệu lực nếu gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và việc sửa đổi đó không được người này đồng ý. Chấm dứt hợp đồng: là chấm dứt nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, tức là bên có quyền không thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ và ngược lại, bên có nghĩa vụ không còn ràng buộc bởi nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

          Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng

          Vì quyền yêu cầu đang có tranh chấp được hiểu là chưa xác định được chính xác tư cách chủ thể mang quyền yêu cầu trong trường hợp này do đó dù các bên có thỏa thuận chuyển giao cho chủ thể thứ ba cũng không phù hợp, quyền yêu cầu này hoàn toàn có thể thuộc về 1 chủ thể khác các chủ thể đang tranh chấp, nên khi đang có tranh chấp quyền yêu cầu không được chuyển giao trong mọi trường hợp. Vì trong quan hệ nghĩa vụ dân sự quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, bên có quyền chỉ tác động ý chí tới người có nghĩa vụ để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà không được tác động đến tài sản trừ trường hợp nghĩa vụ dân sự có bảo đảm và bên nhận bảo đảm được quyền xử lí tài sản.

          BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ

          Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa

          Ví dụ: A đặt cọc B 100 triệu đồng để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán nhà giữa 2 bên (đảm bảo việc B tiến hành công chứng hợp đồng với A trong 15 ngày sau khi nhận cọc). Tuy nhiên, Nếu B chỉ trả được 1 phần hoặc không trả được nợ cho A (NV được bảo đảm bị vi phạm) thì lúc này, sẽ phát sinh việc xử lý tài sản thế chấp của B là quyền sử dụng đất để A có thể đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

          Các biện pháp cầm cố tài sản Điều 292 BLDS 1. Cầm cố tài sản

            Tuy nhiên theo Điều 167 (ngay tình) “chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản, trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sowe hữu có quyền đòi lại động sản nếu ddoognj sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc bị người khác chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Tuy nhiên, để được ưu tiên trong thanh toán khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản (được thế chấp cho Ngân hàng và bị B cầm giữ trong ví dụ trên), tài sản bảo đảm phải đã được xử lý để có được 1 khoản tiền và với quy định cũ cũng như quy định trong BLDS 2015 rất khó xử lý tài sản đã bị cầm giữ nếu người cầm giữ vẫn giữ tài sản không cho xử lý và điều này làm cho quyền ưu tiên thanh toán của người nhận bảo đảm đã được đăng ký giảm sút.

            Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà

              Ngoài ra, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền: Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (theo điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014). Để chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh và nhận lại tài sản, gia đình bà H có thể thỏa thuận để bà N tự mình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc gia đình bà H trả tiền thay bà N, sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh, gia đình bà H có quyền yêu cầu bà N thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản theo quy định tại Điều 340 BLDS 2015 (bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa đối với mình trong phạm vi chia vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

              TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ

              KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG

              Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm BTTHNHĐ

              Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” các nhà làm luật VN đã đánh⇒ đồng nghĩa vụ với trách nhiệm (tức căn cứ phát sinh nghĩa vụ cũng là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ). ● Thứ tư, chấm dứt trách nhiệm cũng đồng thời chấm dứt nghĩa vụ: việc thực hiện xong trách nhiệm BTTH → quan hệ về BTTHNHĐ cũng chấm dứt.