Đánh giá kiến thức, thực hành dinh dưỡng của thai phụ Đái tháo đường thai kỳ sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2023

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Khảo sát kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của những thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: ĐTV tiến hành phỏng vấn thai phụ theo bộ câu hỏi được xây dựng về các nội dung kiến thức và thực hành dinh dưỡng ĐTĐTK và ghi lại câu trả lời vào phiếu điều tra (phụ lục 3) (đánh giá lần 1/đánh giá trước can - T0). Từ kết quả thu được ở lần đánh giá cơ sở, nghiên cứu viên và ĐTV tiến hành phân tích, đánh giá các thiếu sót về kiến thức và thực hành dinh dưỡng của thai phụ ĐTĐTK, trên cơ sở đó tiến hành tư vấn giáo dục sức khỏe (Phụ lục 4). Bước 5: Đánh giá kiến thức, thực hành của thai phụ sau can thiệp 2 ngày (T1) - Đánh giá kiến thức và thực hành của thai phụ ngay sau khi can thiệp (đánh giá lần 1 - T1) bằng bộ công cụ và phương pháp đánh giá giống trước can thiệp (Bộ công cụ giống T0 bỏ qua phần thông tin chung).

    + Mức độ đánh giá: Người bệnh được đánh giá có kiến thức về chế độ dinh dưỡng khi trả lời đúng ≥ 50% số câu (tương đương với ≥ 7 điểm); Người bệnh thiếu kiến thức về tuân thủ điều trị khi trả lời đúng < 50% tổng điểm (tương đương với người bệnh trả lời từ dưới 7 điểm). + Mức độ đánh giá: Người bệnh được đánh giá tuân thủ thực hành về chế độ dinh dưỡng tốt khi trả lời đúng ≥ 50% số câu (tương đương với ≥ 7 điểm); Người bệnh tuân thủ thực hành dinh dưỡng không tốt khi trả lời đúng < 50% tổng điểm (tương đương với người bệnh trả lời từ dưới 7 điểm). - Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu chỉ thu thập số liệu về thực trạng kiến thức và thực hành của thai phụ trước và sau can thiệp mà chưa đánh giá kết quả của can thiệp dinh dưỡng thay đổi các chỉ số đường huyết cụ thể của thai phụ như đường huyết tại thời điểm bất kỳ, đường huyết sau ăn 2h, BMI,….

    - Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu chỉ thưc hiện ở một bệnh viện, chưa triển khai kết hợp nghiờn cứu định tớnh để làm rừ để làm rừ cỏc yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành dinh dưỡng của ĐTNC để can thiệp hiệu quả hơn.

    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ can thiệp GDSK
    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ can thiệp GDSK

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

    Các đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp được phân bố đa dạng, trong đó thai phụ thuộc nhóm công chức viên chức và nội trợ có số lượng nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 40% và 35%.

    Thực trạng kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của PNMT mắc ĐTĐTK trước can thiệp

    Trong số 13 câu hỏi nghiên cứu về đặc điểm kiến thức của thai phụ ĐTĐTK trước can thiệp nhận thấy các câu hỏi về kiến thức sử dụng rượu, bia trong thai kỳ và lựa chọn các loại thực phẩm trong bữa ăn có số lượng thai phụ trả lời đúng nhiều nhất, cả 2 câu hỏi đều có 79 thai phụ trả lời đúng (chiếm tỷ lệ 98,8%), tiếp theo là các câu hỏi về thói quen thực hiện bữa ăn sáng (78 thai phụ trả lời đúng chiếm tỷ lệ 97,5%), tầm quan trọng của chế độ ăn (77 thai phụ trả lời đúng chiếm tỷ lệ 96,3%) và phương pháp chế biến thức ăn dưới dạng luộc, nấu chín (72 thai phụ trả lời đúng chiếm tỷ lệ 90%). Đánh giá kiến thức chung của thai phụ về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐTK, có 90% thai phụ đạt yêu cầu (trả lời đúng trên 75% số câu hỏi về kiến thức dinh dưỡng cho thai phụ ĐTĐTK) và 10% không đạt (trả lời đúng dưới 75%. số câu hỏi về kiến thức dinh dưỡng cho thai phụ ĐTĐTK). Đánh giá thực hành chế độ dinh dưỡng của thai phụ mắc ĐTĐTK cho thấy, các thói quen thực hành dinh dưỡng đúng đạt tỷ lệ cao bao gồm: số lượng bữa ăn trên 3 bữa/ngày (73 thai phụ thực hiện đúng chiếm tỷ lệ 91,2%) và sử dụng dầu thực vật/dầu các loại hạt trong nấu ăn (76 thai phụ thực hiện đúng chiếm tỷ lệ 95%).

    Đánh giá về thói quen sử dụng đạm (Protein): 85% sử dụng các loại thịt bỏ mỡ là nguồn cung cấp Protein chính, ngoài ra thai phụ cũng sử dụng kết hợp các loại thực phẩm chứa Protein khác như thịt gà bỏ da, cá/hải sản, đậu và trứng với tỷ lệ gần tương tự nhau (dao động từ 47,5% - 61,3%). Đánh giá về thực hành sử dụng trái cây, đồ uống và thực phẩm của ĐTNC cho thấy, mức độ tuân thủ cao nhất là không sử dụng rượu bia hoặc ít hơn mức tiêu chuẩn và không sử dụng các loại nước ngọt đóng lon/chai đều chiếm tỷ lệ 100%. Phân loại thực hành về chế độ dinh dưỡng của thai phụ ĐTĐTK Nhận xét: 88% thai phụ trả lời các câu hỏi về thực hành dinh dưỡng đạt yêu cầu.

    Nhận xét: Đánh giá kết quả chung về kiến thức và thực hành của thai phụ trước can thiệp cho thấy, điểm trung bình kiến thức là 9,9 ± 2,1, cao nhất là 13 câu trả lời đúng và thấp nhất là 5 câu.

    Bảng 3.4. Thực hành về sử dụng trái cây, đồ uống và thực phẩm của ĐTNC
    Bảng 3.4. Thực hành về sử dụng trái cây, đồ uống và thực phẩm của ĐTNC

    Thay đôi kiến thức và thực hành dinh dưỡng của ĐTNC sau can thiệp GDSK Bảng 3.6. Điểm trung bình mỗi câu hỏi nghiên cứu kiến thức của ĐTNC qua các

    Phân loại kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐTK sau can thiệp GDSK tại thời điểm T1 (n=80). Tại thời điểm ngay sau can thiệp (T1) có 92,5% ĐTNC có kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐTK đạt yêu cầu. Phân loại kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐTK sau can thiệp GDSK tại thời điểm T2 (n=80).

    Nhận xét: Tại thời điểm trước khi ra viện (T2) có 96% ĐTNC có kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐTK đạt yêu cầu. Phân loại thực hành về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐTK sau can thiệp GDSK tại thời điểm T1 (n=80). Tại thời điểm ngay sau can thiệp (T1) có 90% ĐTNC tuân thủ thực hành về dinh dưỡng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐTK.

    Tại thời điểm trước khi ra viện (T2) có 93,5% ĐTNC tuân thủ thực hành về dinh dưỡng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐTK.

    Bảng 3.7. Điểm trung bình mỗi câu hỏi thực hành của thai phụ qua các lần  GDSK về dinh dưỡng
    Bảng 3.7. Điểm trung bình mỗi câu hỏi thực hành của thai phụ qua các lần GDSK về dinh dưỡng

    BÀN LUẬN

      Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm (2015) cho tỷ lệ thai phụ uống các loại nước ngọt trong 1 tuần trước khi làm liệu pháp dung nạp đường huyết là 4 – 5 ngày/tuần, mỗi ngày ít nhất 1 cốc (nước mía, sữa đặc có đường, cocacola,…) chiếm 44,6%, không uống nước ngọt chỉ chiếm 20,8% và nguy cơ gặp thai phụ mắc ĐTĐTK trong nhóm uống nước ngọt nhiều tăng 4,8 lần so với nhóm không uống nước ngọt, đây là loại thức uống chứa nhiều đường, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở thai phụ. Kết quả này cũng cao hơn nghiên cứu của Lily Phan và cộng sự (2022) về kiến thức sử dụng carbohydrate tại Việt Nam, trong số 100 thai phụ ĐTĐTK, tỷ lệ điểm tổng thể về kiến thức carbohydrat thấp là 51%, bao gồm khả năng xác định nguồn carbohydrate, lượng carbohydrat trong thực phẩm cũng như khả năng đọc nhãn dinh dưỡng [52]. Trong một nghiên cứu đa sắc tộc cư trú tại Úc, phụ nữ Việt Nam mắc ĐTĐTK trả lời các câu hỏi kiến thức đạt thấp điểm nhất so với các quốc gia khác, người Ấn Độ hiểu rừ (100%) trong khi phụ nữ Việt Nam chỉ trả lời đỳng 47% cỏc cõu hỏi về giá trị dinh dưỡng đa lượng trong thực phẩm, ví dụ như hàm lượng chất béo/carbohydrate [34].

      Tại Tây Ban Nha (2019), chế độ dinh dưỡng xây dựng cho thai phụ ĐTĐTK bao gồm tổng số bữa ăn trên 3 bữa/ngày với các sản phẩm sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo chính từ dầu oliu, hạn chế tiêu thụ thịt chế biến sẵn (1 khẩu phần hoặc ít hơn mỗi tuần), thịt đỏ (ít hơn 2 khẩu phần mỗi tuần), trứng (2 - 4 phần mỗi tuần) và cá hoặc hải sản (2 phần ăn trở lên mỗi tuần), sử dụng rau xanh 2 lần/ngày, 3 miếng trái cây mỗi ngày, hạn chế hoặc không sử dụng nước trái cây tươi. Nghiên cứu của Saila B.Koivusalo và cộng sự (2015) thực hiện tư vấn nhóm can thiệp thay đổi dinh dưỡng trên 155 thai phụ đái tháo đường thai kỳ ở các tuổi thai 13 tuần, 23 tuần và 34 - 35 tuần, nội dụng tư vấn tập trung vào việc tối ưu hóa tiêu thụ rau và quả mọng, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, các sản phẩm từ sữa ít béo, chất béo thực vật có nhiều axit béo không bão hòa, cá và các sản phẩm thịt ít béo và chế độ ăn giảm đường. Nghiên cứu của Yuan và cộng sự năm 2020 tại Trung Quốc trên 312 thai phụ có tuổi thai từ 24 - 28 tuần với nhóm can thiệp sử dụng liệu pháp dinh dưỡng sử dụng 12h quy trình chăm sóc dinh dưỡng toàn diện đối với quá trình trao đổi chất, giáo dục về phương pháp trao đổi thực phẩm và tính lượng calo và nhóm chứng sử hướng dẫn dinh dưỡng truyền thống.

      Nghiên cứu của Moreno Castilla và cộng sự năm 2019 tại Tây Ban Nha trên 152 thai phụ ĐTĐTK có tuổi thai trung bình 30,4 ± 3 tuần với biện pháp can thiệp sử dụng liệu pháp dinh dưỡng kiểm soát số lượng và phân bố carbohydrat, trong đó các đối tượng nghiên cứu được chỉ định chế độ ăn có hàm lượng carbohydrat thấp với 20%.