MỤC LỤC
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các THL tạo ra bằng phương pháp lai đỉnh. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các THL tạo ra bằng phương pháp lai luân giao.
* Thu hoạch: Khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô) thì thu hoạch, tuy nhiên nếu thời tiết không cho phép có thể thu hoạch muộn hơn. + Chiều cao cây (cm): Chọn 10 cây ngẫu nhiên (trừ cây đầu hàng) đo sau khi ngô trỗ cờ 2 tuần, đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên. + Chiều cao đóng bắp (cm): Trên 10 cây đã đo chiều cao cây, xác định chiều cao đóng bắp bằng cách đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất).
+ Diện tích lá/cây: Đo diện tích lá khi cây thụ phấn thụ tinh xong tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của tất cả lá trên cây. + Khối lượng bắp tươi trên ô (kg): Cân tổng số bắp trên ô thí nghiệm + Số hàng hạt trên bắp: Đếm số hàng có trên một bắp, một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất trên bắp. NSLT: Năng suất lí thuyết NSTT: Năng suất thực thu Ao : Độ ẩm hạt khi thu hoạch 14: Độ ẩm tiêu chuẩn hạt S ô: Diện tích ô thí nghiệm (m2).
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của các dòng, việc sử dụng phương pháp lai đỉnh để đánh giá khả năng kết hợp của các dòng đạt hiệu quả cao trong công tác tạo giống, khi mà số dòng lớn không thể tiến hành lai bằng phương pháp lai luân giao được. Việc nghiên cứu về các tính trạng của các THL trong thử khả năng phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn ra các dòng ưu tú nhất. Theo dừi thời gian sinh trưởng của giống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lai tạo giống, lựa chọn các giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, đây là cơ sở để xác định hệ thống cây trồng, bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý, né tránh được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của vùng, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô.
Để hoàn thành chu kỳ sống, cây ngô phải trải qua nhiều thời kỳ sinh trưởng, phát triển tuần tự theo một trật tự nhất định, giai đoạn trước có hoàn thành tốt thì giai đoạn sau cây mới sinh trưởng phát triển tốt và có khả năng cho năng suất cao. Như vậy, các THL đỉnh tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên đều có thời gian sinh trưởng trung bình. Kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại ngô chính và khả năng chống đổ rễ, gẫy thân của các THL tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên được trình bày ở bảng 3.3.
Tỷ lệ cây bị đổ gẫy thân ở các THL được đánh giá ở thang điểm 1 và 2; THL CT1 x IL5 có tỷ lệ đổ rễ và gẫy thân cao, các THL còn lại có khả năng chống đổ gãy tốt. Độ bao bắp còn có ý nghĩa trong công tác bảo quản sau thu hoạch của bà con nông dân miền núi, nơi mà kỹ thuật bảo quản còn ở trình độ thấp. Để đánh giá toàn diện sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngụ tham gia thớ nghiệm chỳng tụi tiến hành theo dừi cỏc chỉ tiờu trờn và thu được kết quả ở bảng 3.4.
Quan sát toàn ô thí nghiệm và cho điểm bằng cách đánh giá sự sinh trưởng, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh vào giai đoạn chín sáp. Trạng thái bắp được đánh giá sau khi thu hoạch căn cứ vào độ đồng đều bắp, hạt kín đầu bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, mức độ thiệt hại do sâu bệnh. Giống nào có trạng thái bắp tốt là có khả năng cho tiềm năng năng suất cao, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất khác.
Độ bao bắp là do đặc trưng của giống quy định, lá bi có tác dụng ngăn cách giữa hạt ngô với môi trường bên ngoài, hạn chế mưa gió, nhiệt độ và sự xâm nhập của côn trùng hại bắp ngô. Ngoài ra độ bao bắp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản bắp đặc biệt là phương pháp bảo quản truyền thống của đồng bào dân tộc miền núi nơi sử dụng ngô làm lương thực chính. * Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học và kết quả đánh giá khả năng kết hợp chung ở chỉ tiêu năng suất của các THL đỉnh trong.
Nhìn chung các THL có thời gian tung phấn và phun râu tập trung, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu chênh lệch không nhiều từ -1 đến 2 ngày rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh góp phần nâng cao năng suất thực thu. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của một số THL triển vọng Kết quả theo dừi chiều cao cõy và chiều cao đúng bắp của cỏc THL triển vọng trong vụ Xuân 2010 và trung bình 2 vụ Thu 2009 - 2010 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên được trình bày ở bảng 3.7. So sánh giữa vụ Xuân và TB 2 vụ Thu cho thấy chiều cao cây có sự biến động giữa các THL và các vụ gieo trồng, tuy nhiên sự biến động này không lớn vì điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các THL và diễn biến thời tiết khí hậu từng năm.
Vụ Thu, các THL đều có số lá/cây nhiều hơn hoặc tương đương đối chứng, trong đó THL IL6 x IL11 có số lá nhiều nhất (19,3 lá) cao hơn cả 2 đối chứng, các THL còn lại tương đương với đối chứng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp kết quả nghiên cứu của Kleshov (1955), Buliura (1960), các tác giả cho rằng số lá tương quan chặt chẽ với thời gian sinh trưởng, mỗi giống có số lá nhất định, tính trạng này ít biến động dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh (dẫn theo Nguyễn Thị Lưu, 1999) [8]. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại ngô chính và khả năng chống đổ rễ, gãy thân của các THL triển vọng tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên được trình bày ở bảng 3.9.
Kết quả nghiên cứu khả năng chống chịu sâu đục thân của các THL triển vọng vụ Xuân và vụ Thu cho thấy, sâu đục thân phá hại trên tất cả các THL tham gia thí nghiệm ở mức độ nhẹ đến vừa. Cũng qua theo dừi cho thấy vụ Thu tỷ lệ sõu đục thõn cú xu hướng cao hơn vụ Xuõn do vụ Thu khi cây trỗ cờ gặp nhiệt độ và ẩm độ cao đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát sinh phát triển. Qua kết quả theo dừi vụ Xuõn và vụ Thu thỡ mức độ nhiễm bệnh đốm lá của các THL và đối chứng là tương đương nhau và được đánh giá ở thang điểm 2 trừ THL IL2 x IL3 vụ Thu bị nhiễm vừa, đánh giá 3 điểm.
Không giống với bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt không suất hiện trên các THL và đối chứng trong vụ Xuân mà chỉ phát sinh phát triển vào cuối vụ Thu khi ngô chín sữa vì thời điểm này thời tiết khô hanh rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Nhìn chung các THL trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung ngày, thời gian từ tung phấn đến phun râu của các THL ngắn, chênh lệch từ - 2 đến 2 ngày. Đánh giá dòng là một khâu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, các dòng sinh trưởng phát triển tốt muốn làm vật liệu trong chọn tạo giống thì phải có khả năng kết hợp cao.
Với mục đích chọn ra những dòng ưu tú nhất có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và khả năng kết hợp cao để làm vật liệu khởi đầu trong tạo giống phục vụ cho vùng Đông Bắc, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kết hợp của các dòng ở chỉ tiêu năng suất thông qua phương pháp lai luân giao. Phương pháp luân giao giúp các nhà nghiên cứu có được những số liệu ở các dòng nghiên cứu, phân nhóm ưu thế lai và sử dụng chúng trong tạo giống, chọn ra những tổ hợp lai tốt phục vụ cho sản xuất, làm cơ sở để chuẩn đoán một số tính trạng lai đơn, lai kép ở các bước tiếp theo. Thông qua lai luân giao đã xác định được 2 dòng ngô tự phối IL3, IL6 có khả năng kết hợp chung và phương sai khả năng kết hợp riêng cao làm vật liệu tạo giống ngô lai cho tỉnh Thái Nguyên.