Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của tỉnh An Giang đối với các cơ sở sản xuất doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2013

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ

Công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng để khuyến khích các doanh nghiệp và thí điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong tỉnh, Sở KH&CN hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị trên thực hiện như sau: Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho 07 đơn vị (hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn và chứng nhận), 26 doanh nghiệp (hỗ trợ 30% kinh phí tư vấn và chứng nhận nhưng không quá 60 triệu đồng), 19 đơn vị sự nghiệp (hỗ trợ 70 kinh phí tư vấn và chứng nhận); Hỗ trợ giải thưởng chất lượng Việt Nam cho 03 đơn vị: Nhà máy gạch CERAMIC An Giang, Cty TNHH đông dược Xuân Quang, Cty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ KH&CN tổ chức. Để đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 07/4/2008 về việc hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ; hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo được cụ thể bằng Quyết định 538/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015. Giống thuỷ sản: Từ năm 2008-2013, tỉnh tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản xuất con giống theo hướng cải thiện di truyền nên đã hỗ trợ nhập con giống mới từ Viện thủy sản II (đàn cá bố mẹ 1000 cặp cá bố mẹ) và hướng dẫn nông dân nuôi thương phẩm theo tiêu chuẩn SQF cho trên 500 ngư dân; “Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất hoa cúc đại đóa và pha lê”; “Chuyển giao công nghệ lan Mokara” đều bằng phương pháp nuôi cấy mô, kết hợp kỹ thuật điều khiển chế độ chiếu sáng từ Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Phú Yên;.

Một số yếu tố cản trở doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN đó là doanh nghiệp thiếu cộng tác với các tổ chức KH&CN; cam kết và nhận thức của doanh nghiệp; năng lực đổi mới và năng lực KH&CN của doanh nghiệp còn yếu; cơ chế chính sách chuyển giao công nghệ phức tạp dẫn đến doanh nghiệp hạn chế chuyển giao; thiếu tinh thần hợp tác, thiếu sự sẵn sàng giúp đỡ, nhiều sự né tránh bất hợp tác; thiếu sự tác động kịp thời của Nhà nước và cuối cùng là thiếu ngôn ngữ giao tiếp, đàm phán và ký kết. Trương Minh Nhựt (2010), đã khái quát một số vấn đề lý luận về đổi mới công nghệ và vai trò của các công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nước nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đã hệ thống tình hình đổi mới công nghệ, phân tích hiện trạng những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc sử dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của Nhà nước, cùng với học hỏi những kinh nghiệm của một số quốc gia trong hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ. Theo Phạm Thị Hà (2013), đã phân tích sự cần thiết phải đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp của Việt nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; xem xét việc thực thi các cơ chế, chính sách trong Nghị định 119/1999 của Chính phủ tại một số ngành, địa phương đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ; Tác động của các Chính sách trong Nghị định này đối với các hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đề xuất phương ỏn bổ sung hoặc xõy dựng lại một số cơ chế, chớnh sỏch rừ ràng, đồng bộ với các Luật và các văn bản đã ban hành trong hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện, nhằm gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất có hiệu quả, chất lượng và tính cạnh tranh cao.

Trong các Công ty Công nghệ sinh học ở Mỹ (2014), giai đoạn đầu của đổi mới công nghệ là giai đoạn các công ty vừa và nhỏ đương đầu với sự rủi ro rất lớn về: tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất. Đã có một nghiên cứu thiết lập một bộ tài liệu về sự kết hợp của khả năng thị trường và khả năng duy trì sự đổi mới trong suốt giai đoạn đầu của sự đổi mới: 1) Phát triển sự kết hợp của đa dạng mô tả và dự đoán các giai đoạn của việc đầu tư đổi mới; 2) Cung cấp thông tin thật đến người đầu tư tiềm năng về việc làm thế nào để xác định và nuôi dưỡng giai đoạn đầu của đầu tư đổi mới; 3) giúp các công ty nhỏ và vừa hiểu thêm về xác định vị thế và thúc đẩy bản thân để thu hút các nguồn và sự thuận lợi trong giai đoạn đầu của đổi mới. Theo Peltz & Weiss (1984), Mỹ đã áp dụng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ nhằm mục đích thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của các ngành công nghiệp công nghệ cao. Hình thức hỗ trợ đổi mới công nghệ là: phát triển chính sách, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ công nghệ và quản lý, hỗ trợ tài chính. Tác giả cũng cho biết việc đánh giá hiệu quả chương trình hỗ trợ là rất khó, đó có thể là do các nhân tố sau: 1) Sự tổng hợp của nhiều chương trình dưới các mục tiêu chính sách cố định, 2) Chương trình có mục tiêu rất chặt chẽ nhằm duy trì sự quản lý chi phí và lợi nhuận, 3) Được chấp nhận như mục tiêu chính cho sự phát triển của một nền công nghiệp bản xứ đa dạng về công nghệ và dựa vào nhân công.

Bảng 1.1. Thống kê số lượng đơn vị tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2014.
Bảng 1.1. Thống kê số lượng đơn vị tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2014.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN