Đánh giá hoạt động phát hiện bệnh nhân Lao tại 4 tỉnh Tây Bắc, từ 2008 - 2010 và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả

MỤC LỤC

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phát hiện bệnh nhân Lao tại 4 tỉnh Tây Bắc, và đề xuất một sổ giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phát hiện bệnh nhân Lao tại 4 tỉnh Tây Bắc.

Khung lý thuyết [25], [26]

Dựa trên các yếu tố đầu vào và quá trình trong khung lý thuyết để trả lời cho mục tiêu 2: Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phát hiện BN Lao tại 4 tỉnh Tây Bắc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện BN Lao tại 4 tỉnh. - Khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, phát hiện BN Lao của người dân về địa lý (hay còn gọi là khoảng cách), ngôn ngữ (do các tỉnh miền núi Tây Bắc có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống); điều kiện kinh te của người dân; cản trở do dịch vụ chẩn đoán, phát hiện BN Lao không phù hợp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

  • Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phát hiện BN Lao tỉnh Tây Bắc, và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả liên BN Lao

    + Cán bộ điều hành/phụ trách CTCL tuyến tỉnh/thành phố: Trưởng khoa Lao của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội hoặc Trưởng phòng kế hoạch chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Lao và bệnh Phổi (1 CBYT/tỉnh): Là những người lập kế hoạch và triển khai hoạt động PCL, họ nắm được toàn bộ tình hình chung về hoạt động PCL trên địa bàn quản lý của mình cũng như những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phát hiện BN Lao. Nhằm hỗ trợ cho nghiên cứu dịnh tính thu thập được tối đa những thông tin cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu, bộ câu hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng và xin ý kiến góp ý của lãnh đạo Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện 74TW - Cán bộ trực tiếp xây dựng kế hoạch và tham gia hoạt động giám sát suốt 3 năm qua.

    Bảng 2. ỉ: Danh sách các huyện, xã của 4 tỉnh Tây Bắc trong nghiên cứu
    Bảng 2. ỉ: Danh sách các huyện, xã của 4 tỉnh Tây Bắc trong nghiên cứu

    KÉT QUẢ NGHIÊN cứu

    Kết quả phát hiện bệnh nhân Lao tại 4 tỉnh Tây Bắc, từ 2ÔÔ8-2010

    Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là 3 tỉnh được nhận hỗ trợ từ Dự án HEMA (Dự án Hỗ trợ Chăm sóc sửc khỏe cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên), các BN nghèo được hỗ trợ về kinh tế giúp họ tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các DVYT tại các CSYT công. CBYT tỉnh Hòa Bình Các tỉnh đã có sự phối hợp với trung tâm giáo dục lao động, trại giam, trại tạm giam, tăng cường truyền thông, đào tạo cho CBYT tại đây nhằm tăng cường khả năng phát hiện BN Lao trên những đối tượng có nguy cơ. CBYT tỉnh Lai Châu về nhân lực: Bên cạnh những cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong ngành Lao, CTCL tuyến tỉnh tại các tỉnh hiện nay còn có đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình, khả năng tiếp thu kiến thức mới cũng nhanh hơn.

    Hoạt động giám sát thường xuyên từ tỉnh xuống huyện, giám sát hồ trợ của BV 74TW giúp cho tổ chống Lao tuyến huyện củng cố hoạt động, phát hiện kịp thời các sai sót (trong ghi chép sổ sách báo cáo, trong hoạt động xét nghiệm), tìm hiểu nguyên nhân và hỗ trợ khắc phục theo cách cầm tay chỉ việc. Đây là dự án được CBYT các tuyến trong tỉnh đánh giá là có hiệu quả về trước mắt và lâu dài (nội dung của dự án là tăng cường năng lực phát hiện BN Lao tại tuyến huyện và xã; tăng cường kiến thức của người dân về bệnh Lao). CBYT tỉnh Điện Biên Bất cập trong hoạt động khám chữa bệnh: Mặc dù đã thực hiện được một số kỹ thuật khó và được sự ủng hộ của Sở y tể nhưng BV Lao và bệnh Phổi Sơn La vẫn chỉ được dùng thuốc như BV huyện, không được sử dụng thuốc dành cho BV chuyên khoa hạng 2 vì điều kiện hiện tại của cơ sở nên BV chưa được nâng được hạng BV.

    Nhân lực tại các tỉnh có BVLao khá trẻ, do đó còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo thường xuyên, một số nội dung chưa có hoặc được đưa vào khá ít trong các đợt tập huấn (cách ghi chép sổ sách báo cáo, quy trĩnh giám sát). Trong quá trình triển khai hoạt động phát hiện BN Lao, khó khăn mà các CBYT nơi đây hay gặp về phía ngành y tế đó là: hoạt động xét nghiệm chưa tốt, phối hợp y tế công tư còn mờ nhạt, ghi chép báo cáo chưa đúng quy định; về phía người dân là điều kiện địa lý xa xôi, người dân nghèo, dân trì còn thấp; thực trạng bất đồng ngôn ngữ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp giữa CBYT và người dân. CBYT tỉnh Hòa Bình Tiến hành đào tạo liên tục cho các cán bộ trẻ về quản lý chương trình Lao các tuyến, đào tạo KTV xét nghiệm tuyến tỉnh và huyện, đào tạo chuyên sâu về Lao và bệnh Phổi cho các bác sĩ nhằm tăng cường năng lực chẩn đoán phát hiện và điều trị tuyến tỉnh.

    CBYT tỉnh Sơn La Cần hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động giám sát từ huyện xuống xã, tăng cường hoạt động giám sát, tăng phụ cấp cho CBYT trong ngành Lao nhằm khuyến khích tinh tinh thần làm việc của họ, thu hút cán bộ làm Lao đồng thời giảm sự thay đổi liên tục về nhân lực.

    Bảng 3.2: số lỗi nhỏ của 4 tỉnh Tây Bắc, từ 2008-2010
    Bảng 3.2: số lỗi nhỏ của 4 tỉnh Tây Bắc, từ 2008-2010

    BÀN LUẬN

    Giải pháp khắc phục khó khăn của các tuyến 1. Tuyến tỉnh

    Đào tạo liên tục cho các cán bộ trẻ về quản lý chương trình Lao tại các tuyến, đào tạo KTV xét nghiệm tuyến tỉnh và huyện, đào tạo chuyên sâu về Lao và bệnh Phổi cho các bác sĩ nhằm tăng cường năng lực chẩn đoán phát hiện và điều trị tuyển tỉnh là giải pháp quan trọng và cần thiết. Việc giám sát hỗ trợ đã mang lại một số hiệu quả ban đầu, nếu việc đào tạo cũng có thể thực hiện tại chỗ sẽ tạo thuận lợi hơn cho các tỉnh vì nhân lực tại tuyến tỉnh vẫn rất thiếu, nếu cử cán bộ đi học thì tình hình sẽ càng khó khăn hơn. Tăng cường sự tham gia của các đối tượng có uy tín ở địa phương vào chương trình PCL thông qua việc lồng ghép truyền thông tới các đối tượng chủ chốt của các hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh.

    Tóm lại, các giải pháp được đưa ra chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng cường chất lượng nhân lực; hỗ trợ kinh phí cho truyền thông trực tiếp, giám sát (đặc biệt là hoạt động giám sát từ huyện xuống xã, xã đến người bệnh); tăng phụ cấp cho CBYT ngành Lao; hỗ trợ cho CBYT thôn bản; cải thiện hoạt động của PXN, đặc biệt là PXN huyện; tăng cường phối hợp giữa TTYT và BV huyện; tăng cường phối hợp. Nghiên cứu của Peter s Hill và Mao Tan Eang năm 2007 cho thấy, để đảm bảo cho cải cách có hiệu quả: “Cần đảm bảo nguồn kinh phí ổn định cho giai đoạn thay đổi cấu trúc cũng như đảm bảo việc duy trì hỗ trợ kỹ thuật; tăng cường khả năng tiếp cận với những tiển bộ quốc tể về kiểm soát Lao; đảm bảo sự tham gia liên tục của các nhà quản lý CTCLQG trong quá trình cải cách rộng lớn hơn” [19],. Năm 2008, nghiên cứu tổng quan của Niyi Awofeso và cộng sự về đào tạo nhân lực cho CTCL cho thấy: Đào tạo nguồn nhân lực phải bao gồm cả các yếu tố khác như hỗ trợ động lực đầy đủ và các ưu đãi, sự sẵn có các hóa trị liệu cần thiết và hỗ trợ chăm sóc BN họp lý, duy trì CBYT có trình độ ở các khu vực bệnh Lao lưu hành cao; kể hoạch đào tạo phải được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin tốt về nguồn nhân lực; việc đào tạo cần được thực hiện bởi chính phù và các cơ quan có thâm quyền; chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên cần được chuẩn hóa ở các nước đang phát triển; phải đánh giá sự đóng góp của hoạt động đào tạo đối với việc cải thiện hiệu suất làm việc của CBYT và chất lượng CTCL [24],.

    Hoạt động truyền thông giáo dục là một hoạt động lớn trong CTCL nhưng trong phạm vi của nghiên cứu chúng tôi chỉ nghiên cứu về hình thức và tần suất truyền thông tại các tuyến và nhận định của CBYT về hiệu quả của hoạt động này. Nghiên cứu phân tích những khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai hoạt động phát hiện BN Lao (phân tích yếu tố đầu vào và quá trình) được thực hiện dựa trên đánh giá, nhận định từ phía người cung cấp dịch vụ (CBYT phụ trách CTCL, cán bộ giám sát của BV 74TW), chưa nghiên cứu trên đối tượng nhận dịch vụ (người dân) nên có thể có những cách nhìn, quan điểm khác từ phía người bệnh mà nghiên cứu chưa thu thập được.

    KHUYẾN NGHỊ