MỤC LỤC
Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, trong đó, đáng chú ý là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện (một cửa) đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp;. Tuy vậy, nghiên cứu của tổ chức The Financial Brand và trong các cuộc phỏng vấn được thực hiện cho tập tin âm tanh (postcast) về Chuyển đổi số ngân hàng chỉ ra rằng việc thuyết phục mọi người cùng tham gia với những thay đổi cần thiết cho tương lai và đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức phù hợp với chiến lược chuyển đổi số có thể là một thách thức.
Trong những thập kỷ gần đây, các ngân hàng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào khoa học và công nghệ cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển ngân hàng số một cách minh bạch, bảo vệ người sử dụng ứng dụng ngân hàng số, đẩy mạnh người dân thanh toán số thông qua các chính sách khuyến khích tiêu dùng, tạo điều kiện cho thanh toán điện tử. Mặc dù những năm gần đây với sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid- 19, nhiều ngành kinh tế trong nước đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có ngành Ngân hàng, tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh đã tạo ra cú hích cho dịch vụ ngân hàng số phát triển với tốc độ nhanh chóng, các giao dịch trực tiếp ít đi, nhưng khối lượng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thì tăng mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số của hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khung pháp lý về chuyển đổi số còn chưa thật sự đồng bộ trong quá trình thực hiện, thường đi sau sự phát triển của công nghệ; hạ tầng công nghệ và kỹ thuật số còn hạn chế và chưa đồng nhất trong hệ thống các ngân hàng; áp lực gia tăng từ các cuộc tấn công an ninh mạng và lừa đảo ngày càng gia tăng; sự cạnh tranh của các công ty Fintech trong lĩnh vực tài chính.
Được thành lập từ năm 2007, thuộc ngân hàng có quy mô nhỏ với số vốn ban đầu 200 tỷ đồng nhưng VietBank đã vượt qua những giai đoạn khó khăn để có những bước phát triển vững chắc với tốc độ tăng trưởng vượt bậc thể hiện qua các chỉ số tài chính trọng yếu. Vietbank đã triển khai thành công theo đề án tái cấu trúc NHNN giai đoạn (2011-2015), đáp ứng tất cả các yêu cầu của NHNN về các vấn đề trọng yếu đó là: Vietbank trở thành công ty đại chúng, không có tình trạng sở hữu chéo; tỷ lệ nợ xấu đưa về ngưỡng dưới quy định của NHNN, NHNN chấp thuận 100% chuyển đổi quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch và đặc biệt tăng cường khâu quản lý rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành của NHNN. Theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, hệ thống ngân hàng đang quyết liệt bước vào quá trình tái cơ cấu và Vietbank thuộc nhóm những ngân hàng lành mạnh đang thực hiện Đề án tái cơ cấu này.
Hiện tại, các sản phẩm dịch vụ truyền thống như mở tài khoản, gửi, rút tiết kiệm, vay tiêu dùng… đều được Vietbank chuyển đổi lên các kênh ngân hàng số đồng nhất (Internet banking, website, ứng dụng Vietbank Digital…) nhằm rút ngắn các quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ, hướng tới mục tiêu mang đến nhiều tiện ích, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo đó, ứng dụng của Mobile Banking Vietbank Digital mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích khác biệt và nổi bật trên thị trường như: khách hàng có thể chuyển khoản ngoài CITAD, chuyển khoản nhanh NAPAS; Chuyển tiền đến điện thoại di động, nhận tiền tại ATM; Rút tiền qua cardless; Chụp QR Code và thanh toán qua các điểm bán hàng (online/ofline); Thanh toán hóa đơn tiền internet, cáp, điện, nước, học phí, đặt vé máy bay, mở thẻ tiết kiệm online và tất toán tiết kiệm online. "Xỏc định chuyển đối số là hành trỡnh dài và đầy thỏch thức, đũi hỏi phải cú mục tiờu rừ ràng, phương hướng và các chương trình hành động cụ thể, thời gian tới, VietBank sẽ lấy công nghệ là bước đột phá, lấy khách hàng là trọng tâm trong mọi quyết sách hoạt động, hướng đến mục tiêu chuyển đối số toàn diện", đại diện VietBank cho biết thêm.
Bởi hiện tại còn một số lượng lớn khách hàng vẫn quen sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh dịch vụ truyền thống nên Vietbank đã lựa chọn phương án đầu tư phát triển cho ngân hàng số song song với việc số hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, tiến tới định hướng khách hàng chuyển sang dịch vụ không dùng tiền mặt”. Do đó, song song với việc đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, Vietbank đã thành lập Khối Dịch vụ Ngân hàng số với đội ngũ nhân sự có chuyên môn tốt, được đào tạo và cập nhật các kiến thức công nghệ hiện đại, chuyên trách phát triển, vận hành các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu về công nghệ, bảo mật, tốc độ triển khai sản phẩm dịch vụ ra thị trường. Chú trọng phát triển nhanh về khoa học công nghệ nhưng yếu tố bảo mật cũng luôn được Vietbank đặt lên hàng đầu bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật PCI –DSS trong thanh toán thẻ, hỗ trợ chứng thứ số CA, Soft token cho các giao dịch tài chính trên các kênh ngân hàng số nhằm đem đến sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số của Vietbank.
Tại sự kiện “Chuyển đổi số” ngành Ngân hàng, Thủ tướng Chớnh phủ Phạm Minh Chớnh đó nờu rừ: “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khỏch quan, là yêu cầu cấp bách, bắt buộc, ngành Ngân hàng hội tụ đủ những yếu tố để tiên phong và thực tế đang đi tiên phong trong tiến trình này”; đồng thời, Thủ tướng cũng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của ngành Ngân hàng góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử… thường xuyên được đầu tư, nâng cấp về năng lực xử lý, về đảm bảo an ninh, an toàn, bổ sung tiện ích dịch vụ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các ngân hàng thành viên trong xu thế số hóa dịch vụ sâu rộng. Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) đã chủ động xây dựng và ban hành các quy trình nghiệp vụ mới để nâng cao khả năng xử lý, cập nhật dữ liệu tự động; thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu trong Ngành; mở rộng thu thập thông tin từ các bộ, ngành và khoảng 50 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng; mở rộng thu thập dữ liệu từ các tổ chức bán lẻ để nâng cao điểm chiều sâu thông tin tín dụng và mở rộng độ phủ thông tin; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đổi mới phương thức cung cấp thông tin để cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng với chất lượng cao cho các TCTD.
Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng và chia sẻ thông tin cho bên thứ ba đã chịu sự điều chỉnh bởi một số quy định của luật chuyên ngành như Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng; đồng thời được điều chỉnh bởi một số luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng… Hiện nay, Bộ Công an đang chịu trách nhiệm xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân điều chỉnh hoạt. Các công ty tài chính công nghệ cũng là một lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính mới ở Việt Nam và đang phát triển mạnh mẽ, do vậy NHNN cần nhanh chóng xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo đồng thời mục tiêu thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong khi vẫn phải duy trì sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính, hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Để hiện thực hóa mục tiêu này, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội bảo vệ người tiêu dùng cùng dự thảo quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính trong vấn đề bảo mật thông tin, tài sản của người tiêu dùng dịch vụ tài chính; quy định cơ chế tiếp nhận, quản lý, giải quyết khiếu nại hiệu quả; chú ý đến các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng phát sinh từ các giao dịch quốc tế, tiếp thị và bán hàng xuyên biên giới; chú trọng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình thu thập và chia sẻ thông tin giữa các bên sử dụng dịch vụ.