MỤC LỤC
Trong hoạt động TTQT, công nghệ ngân hàng hiện đại, tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp ngân hàng có thể thực hiện được một cách chính xác các thao tác, đẩy nhanh tốc độ của từng khâu trong quá trình thanh toán, phục vụ khách hàng một cách có hiệu quả nhất, cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chất lượng tốt từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng giúp ngân hàng có điều kiện phát triển hoạt động TTQT, mở rộng thị phần của ngân hàng mình. Trong các chính sách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế, như chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ, cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoại… Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán quốc tế, hệ thống NHTM đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất nước.
Mở rộng được mạng lưới ngân hàng đại lý góp phần nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch của hệ thống Vietinbank như lựa chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận cho các L/C nhập, mở rộng thị trường, hỗ trợ công tác đào tạo, khai thác thông tin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch có liên quan.
Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam đã không đảm nhiệm được chức năng điều hoà cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi, ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VNĐ lại vẫn mất giá rất nhanh.
Có thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế không còn sự tương ứng về giá trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, 2 yếu tố rất tích cực này chưa thể bù được tình trạng nhập siêu cao và bội chi ngân sách nhà nước cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên 12 tỷ USD.
Nếu so sánh giá trị thâm hụt thương mại với giá trị GDP qua các năm thì từ năm 2002 (năm bắt đầu có thâm hụt thương mại) tỷ lệ thâm hụt thương mại so với GDP ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động trong những năm gần đây (2007-2010), khi tỷ lệ này vượt trên 10%GDP.Theo IMF, mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP nếu vượt quá 5% thì được xem là nghiêm trọng. Như vậy,trong nhiều nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu là do thâm hụt thương mại kéo dài, mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu khiến cho cầu về thanh toán hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu không cân đối. Việt Nam hiện có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại nhà nước (quyền quản lý thuộc về nhà nước), 50 ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 22 công ty tài chính, 5 ngân hàng liên doanh.
Cơ cấu thị phần của cỏc nhúm này đang chia hai nửa rừ rệt: quốc doanh và cổ phần. Thị trường đang chứng kiến nỗ lực lấn chiếm thị phần của khối ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên thị phần thuộc về khối quốc doanh vẫn còn rất lớn và có những đặc thù khó bị chia sẻ.
Xây dựng Ngân hàng Công thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực: đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững. Đưa các sản phẩm dịch vụ TTQT thực sự là hoạt động tiên phong của Vieinbank trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.Trên thực tế, thu nhập từ hoạt động TTQT mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu của Vietinbank, song hoạt động TTQT phát triển sẽ kéo theo hoạt động đầu tư tín dụng và kinh doanh ngoại tệ phát triển. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ với kinh tế Việt Nam tạo điều kiện để phát triển kinh doanh đối ngoại có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng.
Ứng dụng tốt các chương trình để hỗ trợ nâng cao hiệu suất, tốc độ xử lý sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời làm cơ sở triển khai các sản phẩm mới.Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Củng cố màng lưới ngân hàng đại lý hiện có, chủ động mở rộng màng lưới ngân hàng đại lý theo hướng lựa chọn các ngân hàng nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng mối quan hệ, mở rộng sang các thị trường mới mà các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có quan hệ XNK như châu Phi, Đông Âu. Cập nhật thông tin của các tổ chức tài chính trên thế giới, căn cứ vào uy tín, thị trường hoạt động để đánh giá, cho điểm và thiết lập hạn mức giao dịch như hạn mức thanh toán, hạn mức tín dụng cho các ngân hàng mà Vietinbank đang có quan hệ đại lý phục vụ cho việc mở rộng các dịch vụ xác nhận L/C xuất, phát hành bảo lãnh nước ngoài nhất là bảo lãnh dựa trên bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài.
Bên cạnh đó, Vietinbank cũng cần có chính sách đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những nhân viên giỏi phục vụ cho ngân hàng một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động thông qua các biện pháp: Sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng ngành nghề của từng người đã được học tập, nghiên cứu. Các chi nhánh khai thác thông tin về các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các kênh như Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan để lấy danh sách các khách hàng có hoạt động XNK, chủ động tiếp cận với khách hàng để thu thập thông tin cơ bản(cả trong trường hợp khách hàng chưa có nhu cầu giao dịch với Vietinbank) nhập vào hệ thống INCAS. Khẩn trương triển khai công nghệ “ Ngân hàng ảo” (Virtual banking) như: Homebanking, Internetbanking, Phonebanking, dịch vụ tài chính điện tử…, các dịch vụ được cung cấp qua các phương tiện kỹ thuật, khách hàng không cần trực tiếp đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện các giao dịch và cập nhật thông tin về các giao dịch với ngân hàng.
Gia tăng qũy dự trữ ngoại hối quốc gia: NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng qũy dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với Bộ Tài chánh trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô- mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Tính toán, thiết lập quỹ dự trữ ngoại tệ hợp lý, cần thiết, có khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ khi có biến động tỷ giá trong nước, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo như trên thị trường thời gian qua.