MỤC LỤC
Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời..Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể tạo uy tín tốt với ngân hàng cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn, là điều kiện để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng.
Tổ chức phải đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng của từng cán bộ, tạo ra sự nhịp nhàng giữa các khâu,công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng và thoả mãn nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó tác động tới hoạt động tín dụng T&DH.
Cùng với việc ra quyết định thành lập các phòng/tổ nghiệp vụ, chi nhánh thực hiện phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc theo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phù hợp với mô hình hoạt động theo TA2 và ban hành quy định chức năng , nhiệm vụ cụ thể của các phòng/tổ nghiệp vụ, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm trực thuộc chi nhỏnh, nhằm thực hiện sự phõn định rừ sõu trong cỏc hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, sự phân chia này không thể tuyệt đối bởi các phòng/tổ đều có quan hệ với nhau trong một tổng thể chung, hỗ trợ và tăng cường cho nhau.
Như vậy mỗi phòng có sự độc lập tương đối, chuyên sâu lĩnh vực của mình để tham mưu cho ban giám đốc trong các kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Ngoài việc đa dạng hoá kênh huy động vốn và chất lượng phục vụ khách hàng chi nhánh còn có địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch và thanh toán.
Tuy nhiên, mức chênh lệch này là không nhiều, điều này là do chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng quốc doanh chịu sự chi phối của chủ trương, chính sách Nhà nước trong khi những năm gần đây, việc mở rộng thủ đô Hà Nội đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khổng lồ đồng thời nhiều dự án, công trình lớn theo chủ trương của Chính phủ được triển khai, Năm 2009, tỷ trọng dự nợ cho vay T&DH không mấy biến động so với quý IV năm 2008, chiếm 46.7% trong tổng dư nợ, đạt 361,4 tỷ đồng, cho thấy sự mở rộng cho vay trung dài hạn của chi nhánh khi nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại, các DN bắt đầu có những dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả hơn. Điều này là dễ hiểu bởi vì Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng là một trong những chi nhánh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thuộc khối ngân hàng nhà nước, được giao nhiệm vụ triển khai các dự án trọng điểm của Chính phủ( chiếm 76.7% giá trị tổng danh mục đầu tư của Ngân hàng) tiến hành các hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế, dân cư, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, nhu cầu vay vốn T&DH cao. Năm 2009, doanh số cho vay T&DH là 520,5 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 33.3% so với năm 2008, trong bối cảnh kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đầy thách thức và kịch tính khiến cho hoạt động kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó tình hình thiên tai bão lũ xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề cũng ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và trả nợ của DN.
Sang năm 2010, huy động vốn T&DH càng trở lên khó khăn, điều này có thể giải thích do năm 2010 lạm phát tăng mạnh vào những tháng cuối năm, sự bất ổn của giá vàng, tỷ giá khiến cho người dân đua nhau đầu cơ vào hai thị trường này để sinh lời, việc gửi tiết kiệm kỳ hạn dài không còn là kênh hấp dẫn, trong khi đó việc tăng lãi suất cơ bản của NHNN đến cuối năm 2010 mới được áp dụng nên dư nọ cho vay T&DH vẫn tăng trưởng ở mức cao.
Đội ngũ cán bộ thẩm định trẻ nhưng hầu hết đều có thời gian công tác dài tại sở giao dịch I Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nên đều có kinh nghiệm trong công tác thẩm định góp phần củng cố cho các dự án đầu tư được thẩm định một cách kỹ lưỡng, chặt chẽ theo đúng quy trình mà hệ thống Ngân hàng ĐT&PT đã đặt ra. Tuy nhiên, NHNN đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay dưới 20%, đặc biệt NHNN yêu cầu các NHTM phải giảm dư nợ tín dụng ở mức phi sản xuất xuống tối đa 16% tổng dư nợ đến cuối năm,vì vậy muốn phát triển được mảng tín dụng phải đẩy vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng đối với lĩnh vực này ngân hàng lại đứng trước sức ép cạnh tranh giảm lãi suất. Xét về vị trí, Chi nhánh hoạt động trên địa bàn có nhiều chi nhánh hoặc các phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại khác nhau, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần, do đó, sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường ngân hàng khiến cho việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh gặp không ít khó khăn.
Đội ngũ cán bộ ngân hàng tại chi nhánh tuy đã được nâng cao nghiệp vụ nhưng thiếu kinh nghiệm nên chưa nhạy bén với cơ chế thị trường, trong khi việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán.
+ Lập kế hoạch chăm sóc những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên, đồng thời chủ động tích cực tìm kiếm và mở rộng các đối tượng khách hàng tiềm năng tránh tình trạng phụ thuộc vào một số ít khách hàng, nhóm khách hàng dẫn đến mất chủ động trong huy động vốn. Từ đó xây dựng giới hạn tín dụng và hạn mức tín dụng cho từng khách hàng,tập trung xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm ngân hàng,nhóm khách hàng có mức độ đóng góp lớn vào hiệu quả hoạt động của chi nhánh có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt về phí, thời gian giải quyết công việc đối với từng nhóm khách hàng. + Tăng cường tiếp thị các sản phẩm, mở rộng quan hệ tín dụng tới các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, khách hàng tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ, từng bước thực hiện mục tiêu theo chiến lược ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2009-2012.
+ Tích cực tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của BIDV tới các đối tượng khách hàng, xây dựng các kế hoạch triển khai từng sản phẩm dịch vụ cụ thể một cách có hiệu quả phù hợp với địa bàn, từng nhóm đối tượng khách hàng đặc biệt là các sản phẩm mới, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại với nhiều hình thức khi cần thiết.
Chi nhánh cần điều chỉnh cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế và tình hình phát triển của điạ bàn, chú trọng đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành công thương nghiệp, dịch vụ đồng thời mở rộng cho vay nhiều ngành nghề nghề, lĩnh vực mới bên cạnh những ngành truyền thống như xây dựng, bất động sản,…đa dạng hoá các hình thức tín dụng để phân chia rủi ro và đặc bỉệt là không phân biệt các thành phần kinh tế. Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ để tăng cường vai trò và nâng cao năng lực thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, trở thành đầu mối cung cấp thông tin tín dụng cho các Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn cần sát với thực tế hơn, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng an toàn và hiệu quả.
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cần cung cấp cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, các quy hoạch tổng thể phát triển xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với Chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.