MỤC LỤC
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM có rất nhiều loại lãi suất khác nhau song chúng ta thường đề cập đến lãi suất theo hai nghiệp vụ chủ yếu: các loại lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán cho các nghiệp vụ huy động vốn là lãi suất đầu vào, và tương tự ta có lãi suất đầu ra cho các hoạt động cho vay và các tài sản Tài chính mà ngân hàng nắm giữ. Phần lãi thu được từ việc đầu tư vào các tài sản sinh lời trước tiên sẽ dùng cho việc thanh toán cho các khoản lãi mà ngân hàng phải trả trong nghiệp vụ huy động vốn (chi phí vốn), sau đó là các chi phí hoạt động kinh doanh, phần còn lại là lợi nhuận ngân hàng .Do vậy, thông thường lãi suất đầu ra được xác định trên cơ sở lãi suất hòa vốn của ngân hàng cộng thêm một khoản phụ phí .Khoản phụ phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, độ rủi ro theo đánh giá của ngân hàng và trong những chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào số tiền và thời hạn của vốn vay cùng với sự bảo đảm nếu có.
Đây là sự rủi ro mà sự thay đổi của lãi suất sẽ khiến các chi phí về huy động vốn và các khoản lãi thu được từ các khoản cho vay thay đổi những lượng khác nhau .Điều này khiến cho thu nhập của ngân hàng bị thay đổi theo. Loại rủi ro lãi suất này sẽ khiến cho giá trị của TSC và TSN của ngân hàng thay đổi những lượng khác nhau làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thay đổi theo.Thật vậy, giá trị thị trường của TSC hay nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ.
Qua đó ta có thể thấy rằng,nếu ngân hàng vẫn duy trì kỳ hạn của TSC và TSN thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất tăng. Ngân hàng luôn đưa ra các nghiên cứu cũng như các dự báo về lãi suất và dựa trên những dự báo đó, ban quản trị của ngân hàng sẽ có những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro lãi suất gây ra cho ngân hàng.Tuy nhiên trong trường hợp lãi suất thị trường biến động một cách phức tạp khiến cho ngân hàng có thể dự báo chính xác thay đổi của chúng, ngân hàng sẽ phải đối mặt với những tổn thất do sự biến động lãi suất gây ra.
Trong sửa đổi này, Ủy ban yêu cầu xác định thêm vốn cấp 3 được xác định tối đa bằng 250% phần vốn cấp 1 dùng để phòng ngừa rủi ro thị trường hay nó cách khác có ít nhất 28.5% rủi ro thị trường được dự phòng bởi vốn cấp 1.Tuy nhiên rủi ro thị trường, cụ thể là rủi ro lãi suất trong Basel I chỉ được xem xét đối với các tài sản trong sổ kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro lãi suất mà ngân hàng gặp phải vượt quá mức trong tương quan với số vốn đủ tiêu chuẩn của ngân hàng thì các giám sát sẽ có yêu cầu tăng mức vốn cần thiết hoặc yêu cầu giảm rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải hoặc có thể kết hợp cả hai biện pháp.Cụ thể, các giám sát đặc biệt chú ý đến các ngân hàng có rủi ro lãi suất vượt quá 20%số vốn cấp 1 và 2.
Phương pháp này không chỉ dừng lại trong việc định lượng rủi ro lãi suất mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường các rủi ro khác như: rủi ro rín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro vận hành…qua việc đo lường giá trị tổn thất của một danh mục cụ thể.Với một danh mục cho trước xác suất và khoảng thời gian, VaR được xem là một ngưỡng giá trị mà khả năng bị tổn thất trên giá trị điều chỉnh theo giá trị thị trường của danh mục đó trong khoảng thời gian đinh trước vượt quá giá trị này (với giả định diễn biến thị trường như bình thường và không có giao dịch mua bán danh mục ) chính là mức xác suất đã được cho trước. Chứng khoán hóa là việc ngân hàng nhóm các TSC sinh lời như các khoản cho vay thế chấp và chuyển nó ra khỏi nội bảng để bán cho người đầu tư chứng khoán thông qua trung gian là người ủy thác – một tổ chức được đảm bảo là không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán.Tác dụng của nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ làm rút ngắn kỳ hạn tài sản của ngân hàng, làm giảm bớt nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước những sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Từ chỗ chỉ có một trụ sở ở Thành phố Vinh - Nghệ An và một chi nhánh ở Hà Nội, bây giờ con số đã tăng lên 67 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, đặc biệt tập trung chủ yếu ở thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: 32 chi nhánh và phòng giao dịch ở Hà Nội, 16 chi nhánh và phòng giao dịch ở thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch ở thành phố Vinh - Nghệ An, 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch ở Thanh Hóa,. Trong hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng.
Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam. Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Năm 2010,tuy chỉ chiếm 88% cơ cấu tài sản nhưng tổng giá trị của khoản mục tài sản sinh lời là 22071 tỷ đồng.Việc thay đổi tỷ trọng này được đánh giá là hợp lý, bởi vì tuy là khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng đi kèm với nó là các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…Con số 92% là khá lớn, và cần giảm giá trị này trong khoảng an toàn mà Ngân hàng cú thể kiểm soỏt được. Sự biến động mạnh của lãi suất đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Nếu như tại thời điểm giữa năm 2008, Đối với VND Ngân hàng phải huy động ngắn hạn với lãi suất rất cao (tại thời điểm đó huy động ngắn hạn có lãi suất cao hơn lãi suất của huy động dài hạn),thì đến đầu năm 2009 chỉ cho vay với lãi suất thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động trước đó (t3/2009 lãi suất cho vay chỉ cũn 12%/năm ).
Bằng chứng cú thể thấy rừ ràng nhất chớnh là kết quả hoạt động kinh doanh của NASB là luôn có lãi mặc dù trong thời gian gần đây có rất nhiều sự biến động về lãi suất, đặc biệt là những cuộc chạy đua tăng lãi suất trong năm 2008 và cuối năm 2010; bên cạnh đó là những quy định của NHNN tác động trực tiếp đến cơ cấu TSC –TSN dẫn đến nguy cơ đối mặt với rủi ro lãi suất tiềm tàng như việc yêu cầu tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng và đã được NASB hoàn thành tốt trước khi NHNN gia hạn thời gian thêm( nhằm giảm nhiệt cho thị trường huy động vốn khi mà lãi suất huy động tăng cao đột ngột, và thực tế là có nhiều ngân hàng chưa thực hiện được số vốn điều lệ như yêu cầu). Đối với lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý và năng lực pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng.Là một thành viên trong hệ thống các NHTM Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng được tiếp cận với những cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với thách thức mà xu thế mới mang lại.Hội nhập kinh tế cũng có nghĩa là cơ hội trao đổi hợp tác giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra các biện pháp giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế .Cùng với hội nhập là sự tham gia tích cực hơn của các NH nước ngoài tại Việt Nam, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân thúc đẩy các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị TSN và TSC, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu.
+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thị trường tiền tệ: rà soát và hoàn thiện quy trình hiện hành về phát hành các công cụ trên thị trường sơ cấp như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các NHTM, Xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan đến các nghiệp vụ của thị trường tiền tệ, các văn bản hướng dẫn liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu, REPO, nghiệp vụ hoán đổi… để các NHTM thực hiện. - NHNN ngoài việc kiểm soát mức độ an toàn trong chi trả của TCTD theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD còn phải kiểm soát thông qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để bảo vệ các TCTD tránh khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,….