MỤC LỤC
Xây dựng một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tương đối hoàn chỉnh và sáng tạo, năng động, bao quát được đến hầu hết các loại hình khách hàng là một trong những ưu thế của Deloitte Việt Nam so với các Công ty kiểm toán khác và cũng là một điểm làm nên thành công của Deloitte Việt Nam. Ba là: Mức độ trọng yếu trên toàn bộ BCTC được hình thành bởi hai chỉ tiêu: Mức trọng yếu ban đầu PM và mức trọng yếu chi tiết MP trong đó mức trọng yếu MP được đánh giá thấp hơn giá trị PM – Đó là giá trị PM sau khi đã loại đi những ảnh hưởng của những sai phạm của năm trước chưa được điều chỉnh và những sai phạm phát hiện được trong giai đoạn đánh giá các thông tin ban đầu về khách hàng. Bốn là: Một trong những điểm đặc biệt của quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Deloitte Việt Nam là một mức trọng yếu chi tiết được duy trì thống nhất trong suốt cuộc kiểm toán đã giúp Công ty kiểm toán có thể tiết kiệm được thời gian kiểm toán và chi phí.
Việc chỉ sử dụng Bảng câu hỏi sẽ gây khó khăn cho các KTV không trực tiếp thu thập thông tin về khách hàng cũng như những KTV thực hiện các cuộc kiểm toán tiếp theo khi cần thu thập thông tin từ Báo cáo kiểm toán của năm trước do khụng thể hiện rừ ràng kết cấu và hoạt động, sự phõn cụng phõn nhiệm trong Hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, do việc sử dụng chủ yếu Bảng câu hỏi nên khi thái độ của người trả lời câu hỏi không trung thực sẽ gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tìm ra điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, do đó có thể dẫn đến kết luận không xác đáng về rủi ro kiểm soát, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán. Bốn là: Trong vấn đề đánh giá rủi ro kiểm soát đối với những Công ty có quy mô nhỏ, không thiết lập và duy trì Hệ thống kiểm soát nội bộ, do tính thận trọng nghề nghiệp nên KTV thường đặt mức độ rủi ro kiểm soát ở mức cao nhất và không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành luôn các thử nghiệm cơ bản.
Nói tóm lại vai trò đặc biệt quan trọng của quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC là không thể phủ nhận, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC là vấn đề cần thiết. - Việc mức độ trọng yếu không được phân bổ cho các khoản mục chi tiết mà chỉ tính toán sai sót có thể chấp nhận cho từng khoản mục và sai sót có thể chấp nhận được cho toàn bộ BCTC sẽ khiến KTV khó khăn trong việc tổng hợp các sai sót vì sai sót có thể chấp nhận được trên toàn bộ BCTC và mức trọng yếu chi tiết được thiết lập dựa trên 2 cơ sở khác nhau, có thể có trường hợp các sai sót sau khi được tổng hợp sẽ nhỏ hơn giá trị De Minimis Threshold những lại cao hơn giá trị trọng yếu chi tiết, điều này vẫn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Việc hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán, điều đó có nghĩa là khi điều chỉnh lại những vấn đề còn tồn tại trong cuộc kiểm toán không được ảnh hưởng đến chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán.
Không chỉ cần những tiêu chuẩn đó mà hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán vẫn phải tuân theo đúng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế cũng như Việt Nam, tuân theo đúng những quy định của Nhà nước Việt Nam cũng như những quy định của Deloitte Touche Tohmatsu. Mức trọng yếu chi tiết được thiết lập và giữ nguyên trong suốt cuộc kiểm toán, tuy nhiên mức trọng yếu chi tiết này lại được xây dựng dựa trên những hiểu biết ban đầu về khách hàng , trong quá trình kiểm toán sâu hơn, có thể KTV sẽ phát hiện ra những vấn đề khiến cho mức trọng yếu cũ không còn thích hợp nữa. Nói cách khác các bằng chứng kiểm toán được thu thập tại từng khoản mục chi tiết rồi mới tổng hợp trên BCTC, do vậy việc xác định mức trọng yếu chi tiết nhưng không phân bổ cho các khoản mục sẽ tạo nên sự không thống nhất trong việc tổng hợp các bằng chứng kiểm toán trên BCTC và trên từng khoản mục chi tiết.
Nguyên nhân là các kế toán tiến hành ghi chép các nghiệp vụ theo nguyên tắc ghi sổ kép nên những sai phạm trên Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện một cách tổng quát hơn tình hình hoạt động của khách hàng. Điều này đòi hỏi các KTV cần thực hiện việc đánh giá rủi ro kiểm soát cụ thể, chi tiết hơn để có thể tăng mức độ tin cậy vào Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó giảm bớt số lượng kiểm tra chi tiết phải làm, đảm bảo cuộc kiểm toán đạt được mục tiêu kinh tế và hiệu quả. Đối với những khách hàng có Hệ thống kiểm soát nội bộ đơn giản, quy mô nhỏ, KTV có thể sử dụng Bảng tường thuật để mô tả một cách cụ thể, dễ hiểu về những thông tin thu thập cho đánh giá rủi ro kiểm soát thay vì sử dụng Bảng câu hỏi để giảm bớt chi phí và thời gian kiểm toán.