MỤC LỤC
Đrể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thời gian tới cần triển khai đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong đổi mới và phát triển bền vững; hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo phát triển văn hóa, xây dựng con người, tăng cường hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hóa. Tác giả Trúc Giang (2021) trong Một số vấn đề về công tác gia đình trong bối cảnh hiện nay bàn về cấu trúc gia đình, sự gắn kết của các thành viên… chịu sự tác động như thế nào sau dịch; tâm sinh lý của các cá nhân (nhất là người già, trẻ em, người có nhiều bệnh, người phụ thuộc…) thay đổi ra sao và vì thế tác động đến gia đình thế nào; một số rủi ro khác liên quan đến dịch (như bị xâm hại, bị bạo hành, bị bỏ rơi, bị bệnh…) có chiều hướng thay đổi không… Kể cả vấn đề ly hôn hay xu hướng kết hôn do tác động của dịch cũng cần được nghiên cứu đầy đủ để từ đó đưa ra các định hướng phù.
- Đề xuất định hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới, hướng đến góp phần vào sự phát triển bền vững địa phương. Tác giả trực tiếp phỏng vấn đại diện hộ gia đình tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Cụ thể, Phiếu khảo sát được tiến hành sô phiếu phát ra là 270 phiếu ( gồm Thành phố Bạc Liêu là 90 phiếu, Huyện Hồng Dân là 90 phiếu, Huyện Hòa Bình là 90 phiếu).
Điều tra, khảo sát được triển khai bằng các hình thức: phỏng vấn bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu các nhà quản lý về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Xã hội luôn biến đổi không ngừng nên có tác động sâu sắc đến cấu trúc của từng gia đình, trong xã hội hiện đại việc giáo dục nhân cách, lối sống, nhận thức tư duy, gia đình cần phải tạo cho các thành viên có phương pháp độc lập trong sáng tạo, suy nghĩ, tinh thần ham học hỏi cầu thị, cầu tiến, gia đình cần trang bị cho con em mình về trình độ vốn có hàm lượng tri thức cao, nhận thức hiểu biết cơ bản về cách tiếp cận xu thế phát triển của cộng đồng và xã hội, những kinh nghiệm, kỹ năng, sở trường và tự tin hơn trong môi trường sống…Vì vậy không thể xem nhẹ vai trò, chức năng giáo dục trong gia đình, vì chức năng giáo dục gia đình có tầm quan trọng đặc biệt, nếu môi trường gia đình là xuất phát điểm, thì môi trường giáo dục ở trường học là phương tiện định hướng, môi trường xã hội là điểm đến của sự nghiệp và tương lai theo dòng đời của mỗi người. Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại; Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Xây dựng kế hoạch thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm về chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc trợ giúp nạn nhân BLGĐ; đẩy mạnh lồng ghép hoạt động tuyên truyền xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống BLGĐ vào nội dung tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em…triển khai thực hiện với các hệ cấp thuộc ngành dọc các huyện thị trong tỉnh Bạc Liêu. C hỉ đạo việc lồng ghép giáo dục tri thức với việc giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục thể chất cho học sinh, xây dựng gia đình hiếu học, thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi trẻ em, giáo dục các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật về các văn bản mới trong đó có các văn bản liên quan đến lĩnh vực gia đình.
Tiến hành thực hiện, xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, phối hợp với ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, phòng chống BLGĐ và bất bình đẳng giới.
Trong giai đoạn 2018 - 2022, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách, pháp luật về gia đình, cho thấy vai trò quan trọng của công tác gia đình, với các nội dung như: bảo vệ, bênh vực quyền lợi của phụ nữ trong hôn nhân; xóa bỏ phân biệt về giới; tạo cơ hội như nhau cho cả nam và nữ trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; phòng chống BLGĐ; bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ và xử lý vi phạm về phòng chống BLGĐ…. Mục đích của Kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên trong gia đình về vị trí, vai trò và tầm quan trọng việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ; Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về gia đình và công tác phòng, chống BLGĐ; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống BLGĐ, hạn chế thấp nhất vụ bạo lực trong gia đình trên toàn tỉnh; tăng cường đẩy mạnh và phát huy cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả về công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ năm 2020. Thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới, tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, thông qua sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, vai trò tham mưu của cơ quan chức năng, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả của Ủy ban nhân dân từ tỉnh đến cơ sở và sự khẳng định vươn lên của mỗi cá nhân.Từ đó, kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và cộng đồng, đặc biệt thực hiện quyền bình đẳng trong đời sống chính trị ngày càng được quan tâm hơn: Tích cực ban hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm từng bước xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị như: Quy định tỷ lệ nữ tham gia cơ quan dân cử các cấp, yêu cầu có sự tham gia của phụ nữ trong ban lãnh đạo các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, chính sách ưu đãi tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ, bao gồm kỹ năng lãnh đạo, quản lý….Với những nỗ lực đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có những cải thiện đáng kể, có nhiều phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo các cấp trong tỉnh, cụ thể: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt kế hoạch trung ương giao, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chiếm 28,57%, huyện, thành phố 28%, xã, phường, thị trấn 20%, Tỷ lệ nữ là lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước, Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh, huyện có 10/31 đơn vị đạt tỷ lệ 31%.
Chủ yếu bằng các hình thức bạo lực và các hành vi bạo lực như: Bạo lực thân thể, thông qua các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe…; Bạo lực tinh thần thông qua các hành vi lăng mạ, hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng, ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau…; Bạo lực kinh tế thông qua các hành vi cấm chi tiêu tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống cá nhân, bắt lao động quá sức….