Thiết kế mạch in đo và điều khiển nhiệt độ dùng vi điều khiển AT89S52 bằng phần mềm ORCAD

MỤC LỤC

Thiết kế mạch in bằng Orcad LAYOUT

Bên trong hộp thoại nay là danh sách các dạng bản mạch ta chọn DEFAULT.TCH sau đó bấm Open. Trong hộp thoại nay chọn tập tin .MNL đã tạo ra trong chương trình vẽ mạch nguyên lý Capture. Hộp thoại Save File As xuất hiện yêu cầu nhập tên để lưu bản mạch nhấn nút Save để tiếp tục.

Nếu những linh kiện lân đầu được sử dụng thì hộp thoại Link footprint to compoment xuất hiện giúp ta chọn chân cho các linh kiện trong mạch. Nhấn chuột vào nút Link existing footprint to compment ta tới thư viện chân linh kiện cho mạch chuẩn bị vẽ. Chọn Create of Footprint, điền tên linh kiên cần tạo Name of Footprint, đơn vị là Metric.

Chọn kiểu chân của linh kiện: nháy phải vào chân đó, chọn Properties., trong phần Padstack Name là tên loại chân T1, T2,…. Trước khi vẽ 1 linh kiện thì phải cắm linh kiện đó trên bo trắng và đo khoảng cách giữa các chân. ADC0809 có 28 chân, để tạo thêm các chân còn lại, nháy phải vào Pin1  New hoặc ấn Insert rồi di chuyển các chân còn lại đến các vị trí của nó.

Bước cuối cùng là lưư linh kiện mình vừa vẽ lại: trong phần Save Footprint As., Name of footprint là tên linh kiện, nếu chúng ta chưa có thư viện riêng thì nháy vào Create New Library. Hộp thoai xuất hiện , tại mục Enabled nhấn chọn các lớp ko vẽ mạch in , sau đó nhấn phải chuột và chọn lệnh Properties khi đó hộp thoại Edit layer Strategy xuất hiện bỏ dấu Routting Enabled, sau đó bấm Ok. Bố trí linh kiện cho hợp lý là 1 trong những điều kiện quan trong quyết định tới chất lượng , khả năng chống nhiễu , tính thẩm mỹ , và khả năng dễ đi dây của mạch … ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố yêu cầu về kích thước mạch , yêu cầu về linh kiện làm mạch ( loại thường hay dán ) , yêu cầu về khả năng thực hiện mạch nhiều lớp có thể làm nhiều hơn 2 lớp …).

Khi bố trí linh kiện ta dùng công cụ Component Tool ,đây là công cụ dùng di chuyển các linh kiện , trong quá trình di chuyển sử dụng các phím tắt “R” (xoay linh kiện ). Chọn kích thước thích hợp cho từng đường mạch ( Chú ý các đường nguồn cần có kích thước lớn hơn các đường tín hiệu ).Để làm việc này ta nhấn chuột vào biểu tượng View Spreadsheet sau đó chọn Strategy >Nets ,hộp thoại Nets hiện ra cho phép ta chọn chi tiết kích thước cho mỗi đường mạch. Đối với các mạch không phức tạp thì có thể dùng công cụ Autoroute của Orcad để tự động đi dây , tuy nhiên đi dây bằng tay tốt hơn nhiều do người thiết kế chủ động trong các đường mạch và giúp mạch in có tính linh hoạt hơn.

Để đi dây bằng tay ta dùng các công cụ Edit Segment Mode,Shove Track Mode , Add/Edit Route Mode…. Với những đường dây nào không thể đi 1 lớp được, ta sẽ câu dây, bằng cách đi dây đó từ 2 phía đến vị trí thích hợp, rồi ấn phím V (Via), chúng ta sẽ dùng dây đồng nối 2 lỗ Via đó sau. (Dây Via có màu vàng như hình dưới đây). Tiếp theo là chọn kích thước lỗ chân linh kiện:. Để chọn kích thước và hình dáng cho chân linh kiện ta dùng công cụ Pin Tool và Padstacks. Nhấn chuột vào biểu tượng Pin Tool sau đó nhấn chuột vào chân linh kiện cần chỉnh sửa , nhấn chuột vào biểu tượng View Spreadsheet sau đó chọn Strategy >. Padstacks ,hộp thoại Padstacks hiện ra cho phép ta chọn chi tiết kích thước cho mỗi chân linh kiện. Nháy vào loại chân nào thì chân đó trên mạch sẽ có màu trắng:. Việc đi dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố , trong đó yếu tố người thiết kế đóng vai trò quan trọng , người thiết kế kinh nghiệm sẽ có mạch in đẹp và đảm bảo chất lượng , tuy nhiên luôn phải đảm bảo các tiêu chí sau :. +) Các đường mạch không được đi chập vào nhau. +) Các đường tín hiệu phải xa các đường nguồn để tránh nhiễu. +) Các đường nguồn bao giờ cũng cần kích thựớc lớn hơn các đường tín hiệu.

Do mạch này có rất nhiều đường tín hiệu nên ta sử dụng phương pháp “ phủ đồng “ để chống nhiễu tốt hơn giữa các đường tín hiệu với nhau.

Làm mạch IN

Nếu chúng ta không có máy IN tại nhà thì cần phải convert từ file mạch *.max của chúng ta thành file *.pdf để mang ra của hàng để IN, ở đây em dùng phần mềm tạo máy IN ảo Solid Converter PDF. - Dùng bàn là, là sao cho mực trên mặt bóng của tờ giấy lên hết phíp đồng (khoảng 5 phút ), là quá lâu sẽ làm cho phíp đồng bị cong. - Ăn mòn đồng bằng hóa chất FeCl3: Phải đổ nước ấm vào chậu trước, sau đó cho FeCl3 vào (không làm ngược lại).

Cho phíp đồng vào chậu dung dịch FeCl3 này, lắc chậu qua lại, nếu cho nhiều FeCl3 thì quá trình ăn mòn diễn ra rất nhanh, khoảng 3 phút. - Đổ một chút Xilen (tẩy mực) lên mạch và lấy giẻ lau mực đi, lúc này trên mạch chỉ còn những đường đồng. - Bảo vệ mạch: Nghiền nhỏ nhựa thông, hòa với xăng, được một dung dịch lỏng, tráng dung dịch này lên mặt đồng, mạch sẽ có màu vàng bóng và không bị ô xi hóa.