Xây dựng ứng dụng mạng xã hội Socialcademy: Khắc phục những tính năng bất tiện của mạng xã hội

MỤC LỤC

Những tính năng bất tiện của mạng xã hội

Quảng cáo: Mạng xã hội thường hiển thị các quảng cáo trong dòng thời gian và trang cá nhân của người dùng, đôi khi làm phiền và gây khó chịu cho người dùng. Theo khảo sát của Pew Research Center năm 2021, khoảng 69% người dùng mạng xã hội cho rằng quảng cáo trên mạng xã hội là rắc rối và phiền phức. Thu thập dữ liệu: Mạng xã hội thu thập nhiều thông tin cá nhân của người dùng để phục vụ cho mục đích quảng cáo và phát triển sản phẩm.

Điều này có thể làm cho người dùng cảm thấy không thoải mái về quyền riêng tư. Theo báo cáo của Statista năm 2021, tính đến tháng 1 năm 2021, Facebook thu thập hơn 70 loại thông tin cá nhân khác nhau từ người dùng, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ nhà, sở thích, hoạt động trực tuyến và nhiều hơn nữa. Thông báo: Mạng xã hội thường gửi thông báo đến người dùng để thông báo về các hoạt động trên mạng xã hội, nhưng nó có thể làm phiền và gây nhức đầu cho người dùng.

Theo khảo sát của Pew Research Center năm 2021, khoảng 25% người dùng mạng xã hội cho rằng thông báo từ mạng xã hội làm phiền và gây khó chịu.

Hình 1.6. Mức độ cảm nhận của người dùng đối với quảng cáo"
Hình 1.6. Mức độ cảm nhận của người dùng đối với quảng cáo"

Môi trường trực tuyến tích cực của ứng dụng mạng xã hội

• Quảng cáo và tiếp thị: Mạng xã hội cung cấp một nền tảng quảng cáo và tiếp thị hiệu quả cho các doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, họ có thể tiếp cận được đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu. • Giải trí và thư giãn: Mạng xã hội cũng có thể giúp người dùng giải trí và thư giãn bằng cách chia sẻ một số nội dung giải trí như video, hình ảnh, âm nhạc, văn bản, và các trò chơi trực tuyến.

• Sự phụ thuộc và lạm dụng: Một số người dùng có thể trở nên quá phụ thuộc vào mạng xã hội và dễ bị lạm dụng bởi nội dung không lành mạnh hoặc các hoạt động trái pháp luật. • Sự xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật: Mạng xã hội có thể làm cho thông tin cá nhân của người dùng trở nên dễ dàng bị xâm phạm và đánh cắp. Ngoài ra, các hoạt động trực tuyến như lừa đảo và tấn công mạng cũng có thể khiến cho mạng xã hội trở thành một môi trường không an toàn.

• Các vấn đề về sức khỏe tâm lý: Sử dụng quá mức mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người dùng, gây ra cảm giác cô đơn, áp lực và lo lắng. Ngoài ra, một số nội dung trên mạng xã hội cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người dùng, bao gồm các nội dung liên quan đến bạo lực, chất kích thích và tự sát. • Sự lan truyền tin giả và thông tin sai lệch: Mạng xã hội có thể là nơi lan truyền các thông tin sai lệch và tin giả, gây ra sự nhầm lẫn và thậm chí ảnh hưởng đến quyết định của người dùng.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG

Biểu đồ ca sử dụng

    Mô tả tổng quan: Khi người dùng ấn vào mục xem thông báo thì sẽ có danh sách các thông báo từ các bài viết. Tại đây, người dùng có thể xem chi tiết bài viết bằng việc chọn một thông báo. Trong việc xem chi tiết bài viết, người dùng có thể thích, bình luận hoặc tuỳ chỉnh bài viết.

    Nếu là bài viết của mình thì người dùng có thể thực hiện chức năng “Xoá bài viết”. Nếu bài viết là của người dùng khác thì chỉ có thể thực hiện chức năng “Ẩn bài viết” hoặc “Báo cáo bài viết”. Mô tả tổng quan: Đối với chức năng “Quản lý bài viết”, người dùng có thể thực hiện hành động “Xem chi tiết bài viết” hoặc “Đăng bài viết”.

    Tên ca sử dụng: Quản lý liên lạc Các tác nhân: Người dùng Mục tiêu: Để xem các liên lạc. Mô tả tổng quan: Ở chức năng này, người dùng có thể giao tiếp với người dùng khác thông qua chức năng “Nhắn tin/Gọi điện”. Chức năng “Nhắn tin/Gọi điện” sẽ được tích hợp với ứng dụng “Tin nhắn” và “Điện thoại”.

    Ngoài ra, tại chức năng “Quản lý liên lạc”, người dùng còn có thể xem trang cá nhân của người dùng khác.!. Biểu đồ ca sử dụng Quản lý trang cá nhân Mô tả ca sử dụng. Mô tả tổng quan: Tại chức năng này, người dùng có thể xem trang cá nhân của mình và quản lý trang cá nhân thông qua chức năng “Tuỳ chỉnh”.

    Chức năng “Tuỳ chỉnh” sẽ bao gồm hai chức năng con là “Sửa thông tin” và “Đăng xuất”.

    Hình 2.5. Biểu đồ ca sử dụng Quản lý liên lạc  Mô tả ca sử dụng
    Hình 2.5. Biểu đồ ca sử dụng Quản lý liên lạc Mô tả ca sử dụng

      CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ DỮ LIỆU

      • Phân tích dữ liệu
        • Thực thể và mối liên kết giữa các thực thể

          Mối liên kết giữa thực thể Story và thực thể Notifications là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể User và thực thể Story là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể Story và thực thể Picture là liên kết một - nhiều.

          Mối liên kết giữa thực thể User và thực thể Notifications là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể Story và thực thể Love là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể User và thực thể Love là liên kết một - nhiều.

          Mối liên kết giữa thực thể Story và thực thể Comment là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể User và thực thể Comment là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể User và thực thể UserFriend là liên kết một - một.

          Mối liên kết giữa thực thể User và thực thể Friend là liên kết một - nhiều. Mối liên kết giữa thực thể UserFriend và thực thể Friend là liên kết một -nhiều.

          Hình 3.2. Biểu đồ quan hệ!
          Hình 3.2. Biểu đồ quan hệ!

          CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG

          • Cài đặt cơ sở dữ liệu

            Màn hình Sign Up/Sign In bao gồm một UIStackView ở chính giữa, bên trong UIStackView gồm có một UIImageView là biểu tượng của ứng dụng, một UILabel là tên của ứng dụng và hai UIButton Sign Up và Sign In có chức năng hiển thị UIAlertView cho người dùng đăng nhập và đăng ký. Màn hình Bài viết có một UITableView ở chính giữa bao gồm các StoriesTableViewCell là các bài viết. Ngoài ra màn hình còn có một UIButton ở trên NavigationBar phía bên trái cho phép người dùng đăng bài viết.

            UIButton phía trên bên phải để người dùng truy cập vào màn hình trang cá nhân của mình. Phía dưới màn hình là một UITabbar có chức năng chuyển giao giữa các màn hình chính của ứng dụng. Khi ta chọn một bài viết bất kì, ứng dụng sẽ chuyển sang màn hình Chi tiết bài viết.

            Cũng giống như màn hình Bài viết, màn hình Thông báo cũng có một UITableView ở chính giữa để chứa các cell mang nội dung thông báo. Khi chọn một thông báo bất kỳ, người dùng sẽ được chuyển đến màn hình Chi tiết bài viết.!. Tương tự màn hình Bài viết và Thông báo, màn hình Liên lạc cũng vậy.

            Khi chọn một người dùng, ứng dụng sẽ chuyển sang màn hình Trang cá nhân của người dùng đó.!. Tại màn hình này, chúng ta có một UITextView để người dùng điền nội dung bài viết và một UICollectionView để chứa các cell mang nội dung ảnh. UIButton hình ảnh ở dưới UICollectionView có chức năng kích hoạt UIImagePicker để người dùng có thể truy cập vào thư viện ảnh của mình để chọn ảnh.

            Phía trên là NavigationBar bao gồm hai nút, một nút là nút quay trở lại trang Bài viết, nút còn lại bên phải có chức năng là đăng bài viết của người dùng. Tại màn hình này, ở phía chính giữa sẽ là một UIStackView bao gồm thông tin người dùng và một UICollectionView để chứa các bài viết mà người dùng đã đăng. NavigationBar có hai nút bao gồm một nút để quay lại màn hình Bài viết, nút còn lại để người dùng tuỳ chọn chỉnh sửa thông tin hoặc đăng xuất.

            Khác với những màn hình khác, màn hình này chứa một UITableView, trong UITableView này có chứa ba loại Cell khác nhau.

            Hình 4.4. Thực thể Picture!
            Hình 4.4. Thực thể Picture!