Các biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

MỤC LỤC

Xác định các biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường trung học phổ

Dựa trên kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức lựa chọn và tích hợp GD KNS trong quá trình giảng dạy môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, luận án xác định các yêu cầu cần phải đảm bảo khi tổ chức các thực hiện việc lựa chọn và tiến hành tích hợp GD KNS cho HS trong dạy học môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn 579 học sinh và 48 giáo viên dạy môn giáo dục thể chất ở trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nhằm thu thập căn cứ, gúp phần làm rừ thực trạng tớch hợp giỏo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn giáo dục thể chất. Các số liệu nghiên cứu thu thập sau quá trình điều tra bằng bảng hỏi (phỏng vấn) được sử lý bằng các thuật toán thống kê để đưa ra kết quả. Căn cứ vào câu trả lời của khách thể, tác giả tiến hành xây dựng các biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột. Các biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và chương trình tích hợp GD KNS cho HS trong dạy học môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Biện pháp 2: Tích hợp mục tiêu GD KNS với mục tiêu môn GDTC cho HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Biện pháp 3: Thiết kế một số tiết học tích hợp GD KNS phù hợp với nội dung môn GDTC cho HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Biện pháp 4: Xây dựng tiêu chí đánh giá tích hợp GD KNS cho HS trong dạy học môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Thiết kế quy trình dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT thông qua môn giáo dục thể chất. a) Phân tích chương trình môn học giáo dục thể chất. b) Nghiên cứu học sinh và điều kiện dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT thông qua môn giáo dục thể chất. c) Thiết kế các hoạt động của học sinh và giáo viên trong dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT thông qua môn giáo dục thể chất. d) Thiết kế môi trường dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT thông qua môn giáo dục thể chất. e) Xác định các kỹ thuật phản hồi, giám sát, đánh giá và điều chỉnh học tập trong dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT thông qua môn giáo dục thể chất.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đã xây dựng được 4 biện pháp tích hợp GDKHS cho học sinh trong dạy học môn GDTC ở trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đó là: Xây dựng kế hoạch và chương trình tích hợp GD KNS cho HS trong dạy học môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; Tích hợp mục tiêu GD KNS với mục tiêu môn GDTC cho HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; Thiết kế một số tiết học tích hợp GD KNS phù hợp với nội dung môn GDTC cho HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; Xây dựng tiêu chí đánh giá tích hợp GD KNS cho HS trong dạy học môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường trung

- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá hiệu quả việc tích hợp GD KNS cho HS trong dạy học môn GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mới được xây dựng thực nghiệm thông qua việc sử dụng các tiêu chí đánh giá định lượng và định tính do nghiên cứu xác định và lựa chọn. Mức độ tự cảm nhận, đánh giá của HS về việc tiến hành DHTH giáo dục KNS trong môn GDTC cho HS tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được tiến hành đánh giá thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng thực nghiệm của nghiên cứu (579 HS khối 11 trường THPT Thực hành Cao Nguyên, THPT TRần phú, THPT Dân tộc Nơ Trang Lơng). Như vậy, thông qua hoạt động thực nghiệm của nghiên cứu, các HS được tiếp xúc với nội dung giảng dạy tích hợp GD KNS trong môn GDTC, kết quả thu được về mức độ nhận thức tầm quan trọng đã cho thấy các HS tự nhận thức giá trị của hoạt động này mà trước đây các em chưa được trải qua.

Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn theo các giờ học đã tiến hành (phỏng vấn được tiến hành vào giờ học cuối) trên các HS tại các đơn vị tiến hành thực nghiệm (579 HS khối 11 trường THPT Thực hành Cao Nguyên, THPT Trần phú, THPT Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng). Mức độ tự nhận thức của HS THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột về hiệu quả khi tích hợp giảng dạy GD KNS thiết lập. Như vậy, thông qua hoạt động thực nghiệm của nghiên cứu, các HS được tiếp xúc với nội dung giảng dạy tích hợp GD KNS trong môn GDTC, kết quả thu được về mức độ nhận thức tính hiệu quả tổng thể đã cho thấy các HS tự nhận thức giá trị của hoạt động này mà trước đây các em chưa được trải qua. Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ của hai nhóm HS nam và nữ có sự khác biệt,. sự khác biệt được nghiên cứu xác định do tính chất và đặc điểm về giới đối với môn học chủ đạo là GDTC tác động đến tâm lý HS, theo đó các sự chú ý và hứng thú của nam đối với các hoạt động chủ đạo của giờ học GDTC cao hơn so với nữ, điều này cũng cần được chú ý trong các vấn đề xây dựng các kế hoạch giảng dạy và tích hợp các dạng KNS trong các môn học khác nhau. Hơn nữa, theo quan điểm của nghiên cứu, sự đánh giá chủ quan từ HS còn nhiều hạn chế, lý giải cho vấn đề được đưa ra gồm: 1) HS có tính hạn chế về nhận thức liên quan đến các vấn đề kiến thức môn học, đồng thời cũng chưa có nhiều cơ hội thực sự trải nghiệm đa dạng các dạng dạy học tích hợp trong các môn học, vì vậy tính hứng thú có thể xuất hiện từ xuất phát điểm thấp và mang tính nhất thời, tính hiệu quả cũng vì vậy có thể bị đánh giá theo ảnh hưởng của mức độ hứng thú; 2) Sự biến đổi các hình thức ban đầu của giờ học quen thuộc thành các dạng giờ học tích cực cho phép HS tham gia và quá trình tổ chức lớp học, việc này cải thiện trạng thái tâm lý chung của HS, sự thay đổi tâm lý theo hướng tích cực có thể được xác định là một trong các nguyên nhân HS nhận định tính hiệu quả cao hơn so với các tiêu chí đánh giá quy định. Kỹ năng làm việc nhóm, kết quả thu được sau thực nghiệm thông qua kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của 7 tiêu chí của kỹ năng làm việc nhóm trước và sau thực nghiệm ở ngưỡng xác xuất 0.05, căn cứ vào điểm số trung bình thu được cho thấy kết quả thu được của HS sau quá trình thực nghiệm tốt hơn hẳn so với trước thực nghiệm. Kết quả đánh giá định tính từ chính các đối tượng thụ hưởng kế hoạch giảng dạy thực nghiệm là các HS khối 11 tại trường thực nghiệm là trường THPT Thực hành Cao Nguyên, THPT Trần phú, THPT Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng cũng cho thấy: Tỷ lệ HS xác nhận có hứng thú đến rất hứng thú chiếm tỷ lệ cao ở nhóm HS nam và nữ, tỷ lệ lần lượt 88% và 86%; Tỷ lệ HS tự đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng chiếm tỷ vượt trội, tỷ lệ lần lượt 207 và 252 của HS nam và nữ; Tỷ lệ HS tự đánh giá mức độ hiệu quả và rất hiệu quả chiếm tỷ vượt trội, tỷ lệ lần lượt 192 và 225 của HS nam và nữ.

Bảng 3.36. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của HS THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sau thực nghiệm  (n = 579)
Bảng 3.36. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của HS THPT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sau thực nghiệm (n = 579)