MỤC LỤC
- Tự do khảo sát, mua sắm, đánh giá và nhận xét về các dịch vụ và chất lượng cơ sở xung quanh tới 6g35. + Nghe thầy Thiện giảng giải các khái niệm về bãi ngang bãi dọc, tất ráng, vỏ lãi, ghe bầu, ghe đục. - Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ tại nhà hàng so với giá tiền.
- Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ tại khách sạn so với giá tiền. 11g20 Lò cốm, kẹo - Nghe chị Huỳnh hướng dẫn viên giới thiệu về quy trình chế biến kẹo dừa và cốm. - Sự cố: Do nước rút nên thuyền có nguy cơ mắc cạn, buộc chú lái thuyền phải đi đường vòng, chậm gần 2 tiếng so với dự kiến ban đầu.
- Nghe thầy Thiện cùng chị Huỳnh chia sẻ những kiến thức bổ ích liên quan tới ngành du lịch, tới miền Tây sông nước.
Ngoài ra, theo quan sát tại cù lao An Bình, nhóm nhận thấy một số loài thực vật như mắm, bần với bộ rễ thở đặc trưng, ngoài ra còn có cây dừa nước cũng là những minh chứng sinh động cho hệ sinh thái ngập nước nơi đây. Chương trình thực tập cho nhóm có cơ hội được tiếp xúc với nhiều di tích lịch sử - văn hóa, rơi vào 3 loại hình chính: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. *Danh lam thắng cảnh: có khu danh thắng Núi Sam (An Giang), là sự hòa quyện giữa phong cảnh thiên nhiên núi Sam với hệ thống các công trình văn hóa (Miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Tây An).
Tại Vĩnh Long, gắn với hoạt động tham quan, khám phá cù lao An Bình, nhóm được ghé thăm lò gốm Tân Vĩnh Hưng; sau đó tiếp tục được tìm hiểu nghề làm cốm kẹo Cửu Long ngay tại trên cù lao. Văn hóa Chăm Islam: biểu hiện qua kiến trúc nhà sàn, kiến trúc thánh đường Islam giáo, nghề dệt thổ cẩm, trang phục truyền thống và văn hóa ẩm thực Halal của cộng đồng người dân. Ngoài ra, trên chuyến hành trình, nhóm cũng tiếp cận với ngôn ngữ Khmer nhờ tìm hiểu và lắng nghe về nguồn gốc tên gọi của một số địa danh (Cà Mau, Cần Thơ, Mỹ Tho,..).
Ẩm thực: các món ăn truyền thống mang tính đặc sản, gắn liền với các sản vật của vùng như bánh xèo, bông điên điển xào, bông bí dồn thịt, cá lóc nướng trui, hủ tiếu, cơm tấm,.
Thứ nhất, mô hình trạm dừng du lịch điển hình, có sự khác biệt so với mô hình trạm dừng chân thông thường với không gian lý tưởng phục vụ cho đối tượng là du khách với cơ sở vật chất - hạ tầng hiện đại, đặt tiêu chí sạch sẽ, tiện nghi cho du khách lên hàng đầu. Ngoài ra, việc chuẩn bị món cũng có một số điểm chưa ổn: bếp đặt lộ thiên tạo niềm tin cho du khách nhưng không có phương pháp tránh những ngoại tác đối với món ăn đã làm xong, chờ được mang lên cho khách nên dễ dàng phản tác dụng, những phần nước mắm đặt trên đồ ăn, không đảm bảo tính vệ sinh của món. - Quy trình: Du khách đỗ xe đối diện bên đường, đối diện cổng vào nhà hàng và được đón tiếp cũng như phục vụ bữa trưa theo quy trình à la carte: đón tiếp khách - lên món theo yêu cầu khách - tiễn khách ra về.
Thứ nhất, trong thời gian đợi, nhân viên tiền sảnh có phục vụ nước uống lạnh (welcom drink) cho khách lưu trú, đồng thời có khu vực cho du khách nghỉ ngơi mà vẫn đảm bảo sự thoáng đãng của không gian đại sảnh. Thứ ba, ngoại trừ phòng ngủ chất lượng cao, khách sạn đồng thời cung cấp cho du khách nhiều loại dịch vụ đặc sắc khác như hồ bơi, phòng gym, phòng karaoke, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe, nghỉ dưỡng như spa, massage, xông hơi,. Thứ hai, thức ăn được phục vụ nhanh gọn, tuy thực đơn vẫn có đôi chỗ thiếu hợp lý vì cung cấp nhiều tinh bột hơn mức cần thiết nhưng chất lượng món ăn rất cao, mỗi món đều đọng lại rất sâu đậm trên vị giác và ký ức của du khách ghé thăm.
Thứ ba, homestay đồng thời đã thực hiện tốt nhiều tiêu chí trên lĩnh vực văn hóa - xã hội trong du lịch bền vững như tận dụng nguồn nhân lực địa phương: nhân viên homestay đa phần là các cô các chị sống tại khu vực này; sản phẩm du lịch mang tính địa phương: giao lưu đờn ca tài tử là hoạt động không phải với nghệ sĩ mà là những người sinh sống và làm việc tại Vĩnh Long.
Thứ nhất, đây là một mô hình đậm đà bản sắc dân tộc với sự bày trí theo phong cách miệt vườn, chất liệu các tiểu cảnh và kiến trúc phần lớn làm từ gỗ, tre, nứa, đá hoặc các chất liệu thân thiện với môi trường. Ngoài ra, trong chuyến đi, chúng em cũng đã tiếp thu và tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng bổ ích và thú vị từ thầy cô cùng với bài thuyết trình của các bạn trong xuyên suốt chuyến hành trình. - Văn hóa - lịch sử: Tiếp thu được nhiều thông tin từ những chia sẻ của thầy Toàn, thầy Thiện (tôn giáo, lịch sử, ẩm thực, nghệ thuật, dân tộc học,..).Nắm được sự lịch sử hình thành, tên gọi của từng tôn giáo, nguồn gốc của các loại hình nghệ thuật đặc sắc ở các địa điểm trong suốt chuyến hành trình.
- Qua các bài thuyết trình trên xe và tại địa điểm của các bạn nắm được nét độc đáo riêng biệt (nguồn gốc, cách thức chế biến món ăn, cách ăn) của từng món ăn của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Các chủ đề thuyết trình mang lại nhiều kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành: Huyền thoại về dòng nước thiêng núi Cấm, "Lý" trong đời sống văn hóa Nam Bộ, đặc sản An Giang: bánh bò thốt nốt, hệ thống Thất Sơn ở An Giang,…. Đối với chuyên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn: học được cách tổ chức bữa ăn, sắp xếp menu, sắp xếp đồ dùng, cách bố trí khu vực ăn, phòng ở, quan sát cách quản lý cũng như chất lượng phục vụ của một nhà hàng/khách sạn, quan sát thái độ và kỹ năng phục vụ của các nhân viên tại điểm.
Đối với chuyên ngành hướng dẫn du lịch: chúng em học được cách thuyết trình hấp dẫn, kỹ năng xây dựng một bài thuyết trình thu hút người nghe, học thêm được các kiến thức phục vụ cho công việc sau này.
- Nhìn nhận trực tiếp những tác động qua lại lẫn nhau giữa du khách - tài nguyên du lịch - dân cư sở tại - chính quyền địa phương. - Các vấn đề khác: các yếu tố bền vững trong phát triển du lịch của cô Hạnh, các kiến thức thu nạp được thông qua quá trình chuẩn bị bài thuyết trình trên xe. Kỹ năng chung: teamwork, lên kế hoạch, kỹ năng quan sát, ghi chép, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian (đúng giờ, trễ giờ).
Kỹ năng đặc thù trong du lịch: thuyết trình trên xe, tư thế đứng trên xe, hoạt náo, đọc bản đồ, xác định phương hướng, checkin - sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn;. Xử lý những rủi ro khi đón tiếp du khách hay các phát sinh trong quá trình ăn/ở tại một khách sạn nào đó,…. Đối với chuyên ngành quản trị lữ hành: chúng em học được cách điều hành một sản phẩm lữ hành.
Một số điểm yếu mà nhóm cần khắc phục như: một số thành viên còn trễ giờ khi tập hợp và lên xe gây ảnh hưởng tới cả đoàn. Nhiều thành viên còn ngủ trên đoàn, dẫn đến giảm tương tác khi thầy cô/ các bạn khác thuyết trình, hoạt náo trên xe. Quá trình chuẩn bị trò chơi trước ngày diễn ra chuyến đi chưa thực sự sôi nổi và chủ động.
Một số bạn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa hoàn toàn làm chủ được chủ đề mình đã chọn dẫn đến phần thuyết trình chưa được tốt. Trong quá trình hoạt náo/ thuyết trình, các bạn vẫn chưa làm quen với việc sử dụng kính ngữ. Đặc biệt, thường xuyên mắc lỗi dùng từ “mọi người”, còn phụ thuộc tài liệu khi thuyết trình, thuyết trình thiếu nghiêm túc (vừa nói vừa cười).
Một số thành viên còn hoạt động riêng lẻ, chưa tham gia cùng nhóm trong suốt chuyến đi. Bên cạnh đó, khi thầy cô hướng dẫn giới thiệu về những điểm đặc trưng của một địa điểm thì nhiều thành viên còn chưa chú ý lắng nghe mà tự mình tách nhóm chụp ảnh,… Và một số thành viên còn nhút nhát chưa dám nêu ra ý kiến riêng của mình.