Chiến lược huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

MỤC LỤC

KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

    Kinh nghiệm của Hàn Quốc: phát triển thị trường trái phiếu Kể từ sau khủng hoảng tài chính 1997, chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực tài chính nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng. Hàng loạt biện pháp được thực hiện để đơn giản hóa trái phiếu chính phủ như giảm bớt số loại trái phiếu, thống nhất tên chung cho các trái phiếu chính phủ. Kinh nghiệm của Trung Quốc: phát triển thị trường chứng khoán Trong sự phỏt triển của thị trường chứng khoỏn Trung Quốc, nổi lờn rất rừ vai trò của bàn tay nhà nước trong việc định hướng và có chiến lược phát triển dài hạn đối với thị trường.

    Đồng thời, Trung Quốc rất tích cực mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, trong đó khuyến khích các công ty phát hành cổ phiếu cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Kinh nghiệm các nước, có thể thấy các nước sử dụng đa dạng nhiều công cụ khác nhau để thu hút nguồn lực tài chính tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng như phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ, sử dụng hợp tác BOT, BT. - Huy động nguồn lực tài chính cần phải dựa trên cơ sở môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là duy trì được sự ổn định của giá cả và tỷ giá hối đoái.

    - Hệ thống tài chính phải phát triển với độ tin cậy và thuận tiện cao, nhiều sản phẩm tài chính khác nhau để có thể thu hút nguồn lực tài chính trong khu vực tư nhân, với đặc tính đa dạng, phân tán, khó đo lường. - Các dự án hợp tác công tư cần phải được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, với cam kết mạnh mẽ của chính phủ và phải đảm bảo khả năng sinh lợi cho khu vực tư nhân.

    THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001-

    Thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân xét theo xuất xứ

    + Kết quả mô hình hồi quy định lượng trong luận án cho thấy, tỷ trọng đầu tư tư nhân trên GDP phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân (trễ), tốc độ tăng trưởng kinh tế (trễ) và sự ra đời của Luật doanh nghiệp (dùng biến giả). - Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp, hệ số ICOR cao, Việt Nam đã phải duy trì tỷ lệ đầu tư trên GDP cao, xấp xỉ 40% trong nhiều năm qua. Vì thế, nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nước là luôn rất lớn, trong đó nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng.

    + Theo báo cáo của Vũ Như Thăng (2010), vốn huy động trực tiếp từ dân cư chiếm 36% tổng vốn đầu tư phát triển, chưa tính vốn dân cư qua kênh tín dụng và Ngân sách nhà nước. Tổng vốn của doanh nghiệp tư nhân cao hơn 30% so với tổng vốn doanh nghiệp nhà nước và gấp 3 lần tổng vốn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Trong những năm 2000-2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng luôn cao hơn gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    Từ đó đến nay, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán nên huy động vốn qua sàn có giảm, nhưng cũng trên chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. DNNN đã thu hút thêm nguồn lực từ xã hội, trong đó một bộ phận nguồn lực vô cùng quan trọng là được khai thác từ khu vực tư nhân.

    Bảng 3.2: Tiết kiệm bình quân tháng trên mỗi nhân khẩu của hộ gia đình
    Bảng 3.2: Tiết kiệm bình quân tháng trên mỗi nhân khẩu của hộ gia đình

    ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN NHẰM

    Những kết quả đạt được

    - Huy động nguồn lực tài chính tư nhân thông qua xã hội hóa đầu tư công và dịch vụ công phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Một là, tuy số doanh nghiệp tư nhân mới ra đời và phát triển nhiều nhưng đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Hai là, tuy khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, nguồn lực của khu vực này.

    Ba là, huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua hệ thống ngân hàng mặc dù tăng nhanh nhưng vẫn chỉ khai thác được một phần tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân. Bốn là, các kênh huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân mới như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu phát triển chưa vững chắc. Năm là, xã hội hóa giáo dục, y tế tuy huy động được một phần nguồn lực tư nhân vào đầu tư nhưng kết quả còn hạn chế.

    Sáu là, thu hút nguồn tài chính tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chưa khai thác được nguồn lực tài chính trong nhân dân trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn.

    Nguyên nhân của những hạn chế trong huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân

    Thứ bảy, cơ chế chính sách cho hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Cuối cùng, xã hội hóa còn diễn ra chậm ở nhiều lĩnh vực tư nhân hoàn toàn có thể tham gia có hiệu quả. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN.

    NHỮNG CĂN CỨ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI

    Dự báo về triển vọng và thách thức trong huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân

    Các kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế cũng dự báo những thách thức trong huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Trong đó, g_thunhap là tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân (%), g_GDP là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%), lamphat là tốc độ lạm phát hàng năm và u là sai số phân phối chuẩn với phương sai không đổi. Nó cho thấy tăng trưởng giảm 1% có thể khiến tốc độ tăng thu nhập theo giá hiện hành giảm 2,7%.

    Thu nhập giảm làm nguồn tài chính tích lũy trong khu vực tư nhân giảm, và khả năng huy động nguồn lực này cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, kinh tế thế giới khó khăn cũng sẽ làm giảm nguồn kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam.

    QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

    Quan điểm huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

    Ba là, đối xử bình đẳng kinh tế tư nhân và nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác. Bốn là, khu vực tư nhân hoàn toàn có thể và cần phải được tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công vốn chỉ được cung cấp bởi nhà nước. Năm là, huy động nguồn lực tài chính tư nhân cần gắn với việc minh bạch hóa nguồn lực này.

    Cuối cùng, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân phải gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đó.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

      - Nguyên nhân trực tiếp của bất ổn vĩ mô chủ yếu là do trước đây chúng ta thi hành các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng, buông lỏng quản lý vàng và ngoại tệ, đầu tư công dàn trải, lãng phí, hiệu quả kém. - Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm được quy hoạch, chủ trương, trỏnh rủi ro do quy hoạch khụng rừ ràng, do thay đổi quy hoạch. - Một là, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện cho cá nhân và doanh nhân dễ dàng lập và điều hành doanh nghiệp tư nhân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội.

      Tiếp tục phát triển mô hình cụm doanh nghiệp, cụm thủ công nghiệp ở xã, huyện, đảm bảo đủ diện tích, chi phí thấp, trong khi vẫn tách được sản xuất ra khỏi khu dân cư, đảm bảo môi trường. - Thúc đẩy và tạo điều kiện hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất hợp lý, có các hình thức bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ không có tài sản thế chấp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng. - Với các doanh nghiệp tư nhân lớn, cần có chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế, có cơ chế liên kết đầu tư và chuyển giao nghiên cứu công nghệ giữa nhà nước với tư nhân, giữa các viện, trường nghiên cứu với doanh nghiệp.

      - Đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh chưa cổ phần hóa như Agribank và BIDV và bán bớt cổ phần ở các ngân hàng quốc doanh đã cổ phần hóa một phần như Vietcombank và Vietinbank. - Về phía ngân hàng trung ương, cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, tránh can thiệp vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kể cả ngân hàng có sở hữu nhà nước.