MỤC LỤC
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, với những nội dung thuộc danh mục hồ sơ pháp lý, danh mục hồ sơ khoản vay, danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay (theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với ngân hàng). Soạn thảo nội dung hợp đồng: khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm nợ vay đã được xác định, trên cơ sở nội dung điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát. Kiểm tra và giám sát khoản vay là qúa trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay, hoặc trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn cam kết.
Ngân hàng đã phát triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và của Vietinbank. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và năm 2022 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh(Năm 2021) và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế(Năm 2022), tuy nhiên quy mô cho vay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam vẫn có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm là dấu hiệu tích cực cho thấy đường lối chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén với tình hình biến động của thị trưởng và sự biến động lãi suất do NHNN thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát. Điều này có thể được lý giải là do ngân hàng Công Thương Việt Nam đã mở rộng thị phần bằng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, đổi mới phong cách phục vụ,… để hỗ trợ hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khách hàng thông qua mạng lưới hoạt động hiện có và các cho nhánh thành lập mới.
Từ đó, ngân hàng luôn quan tâm tới cung cách phục vụ, lãi suất cho vay tương ứng với từng điều kiện, khả năng của khách hàng, đặc biệt là các danh mục cho vay hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, khách hàng các nhân vừa và nhỏ. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy là do phần lớn ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất mà ngành nghề đa số có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn hạn, ngoài ra ngân hàng còn tập trung vào cho vay tiêu dùng cá nhân và vay bổ sung vốn lưu động. Hơn nữa thời gian qua Ngân hàng Vietinbank chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay không ổn định…ngoài ra tín dụng này có ưu điểm là lãi suất thấp, vay trong thời hạn dưới 1 năm thích hợp cho đối tượng có thu nhập ổn định có khả năng trả nợ trong ngắn hạn, giúp ngân hàng phân tán rủi ro, đảm bảo nguồn thu của ngân hàng.
Nên ở khoản dài hạn này, ngân hàng chủ yếu tập trung và giữ mối quan hệ cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn vốn đã có quan hệ tín dụng và lịch sử trả nợ tốt của ngân hàng, hơn nữa cũng là để doanh nghiệp dàn trải được chi phí vay của mình. Trong năm 2022 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Công Thương ở mức cao là 1.24%, tỷ lệ nợ xấu này cao hơn nhiều so với các ngân hàng BIDV, ngân hàng MBB cho thấy chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Vietinbank còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém so với các DN đối thủ cùng ngành. Do vậy trong giai đoạn tới, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần chú trọng tiến hành thẩm định chặt chẽ DN có nhu cầu vay vốn, thẩm định kỹ dòng tiền và tình hình tài chính cũng như dự án sản xuất kinh doanh của DN vay vốn đều giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với các Công ty TNHH không phát hành được vốn từ huy động phát hành cổ phiếu, do đó đối với DN TNHH đã tăng cường vay vốn của ngân hàng Công Thương Việt Nam để nhằm mục đích bổ sung nhu. Trình độ cán bộ chuyên môn: Đa số là cán bộ còn tr–, có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng (như về lĩnh vực chứng khoán, tài sản cố định vô hình, máy móc, thiết bị…), trong công tác cho vay bắt đầu từ thẩm định khoản vay đến thu hồi và nợ gốc và lãi đều tiềm ẩn rủi ro. Một số khách hàng cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài chính chưa đầy đủ, khả năng quản lí điều hành còn hạn chế, điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng cũng như hiệu suất sử dụng vốn chưa cao.
Đối với ngân hàng, việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, ý thức nghề nghiệp cũng như là đạo đức là rất cần thiết. Để thực hiện việc này, ngân hàng cần chọn lọc những cán bộ tín dụng có năng lực, đạo đức tốt, ham học hỏi để cử đi đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước để có thể áp dụng kiến thức học được. Đồng thời, coi trọng việc đào tạo thông qua công việc hàng ngày bằng cách: cán bộ lãnh đạo tạo điều kiện và giành thời gian chỉ dẫn, giao việc cụ thể có sự đánh giá để các nhân viên tín dụng tăng cường tự học, vươn lên tự bồi dưỡng chuyên môn cho chính mình.
Thường xuyên tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo nhằm đào tạo và tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật chiến lược kinh doanh mới của ngân hàng cũng như kiến thức về các sản phẩm đa dạng của ngân hàng để có thể bán chéo sản phẩm hiệu quả và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao của khách hàng. Lĩnh vưc ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm và sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi có sự tác động từ bên ngoài lẫn bên trong. Vì vậy để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng thì việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cần thiết nhằm triệt tiêu những nhân tố gây ảnh hưởng xấu.
Tham mưu cho cán bộ tín dụng những hồ sơ có thể được cho vay để tăng thêm tính an toàn trong hoạt động cho vay, giảm thiểu các khoản vay quá hạn gây ảnh hưởng đến hoạt động NH. Xem xét toàn diện tình hình tuân thủ các thủ tục cho vay, tính hợp pháp của các hồ sơ vay, tình hình thu nợ, lãi… nhằm phát hiện những sai phạm, tiêu cực của từng cán bộ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, trásnh gây thất thoát tài sản ngân hàng. Thông báo công khai, kịp thời kết quả kiểm tra để có biện pháp xử lí nhanh chóng, hạn chế tối thiểu những tổn thất đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng sau này.
Ngân hàng cần thực hiện xếp loại khách hàng một cách nghiêm túc, chính xác theo qui định về định hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ làm cơ sở xác định và trích dự phòng rủi ro cũng như đưa ra các chính sách khách hàng cho phù hợp. Qui định này đòi hỏi ngân hàng phải hiểu và bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính cũng như quản trị của khách hàng, triển vọng ngành nghề hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, đối tác…mới có thể xếp loại doanh nghiệp một cách chính xác, trên cơ sở đó phát huy được vai trò của chính sách khách hàng thông qua việc ưu đãi, mở rộng quan hệ hay thắt chặt hoạt động tín dụng đối với khách hàng.