MỤC LỤC
Với phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu là các quy định của BLDS Việt Nam 2015 về vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, xác định thế nào là thay đổi hoàn cảnh, điều kiện cấu thành và cơ chế thực hiện quyền yêu cầu sửa đổi, chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Bên cạnh đó, Khóa luận cũng nghiên cứu, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới cũng như pháp luật quốc tế.
Ông cho rằng, hợp đồng không gì khác hơn là một tiểu phân ngành của luật tài sản.15 Ở Mỹ, cuốn từ điển pháp luật Deluxe Black’s Law Dictionary đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc nhất định”.16 Tương tự, trong Bách Khoa toàn thư về Pháp luật của Hoa Kỳ cũng có định nghĩa hợp đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai thực thể pháp lý, tạo ra một sự ràng buộc nghĩa vụ nhằm để làm một việc, hoặc để không làm một việc, giao một vật xác định”.17 Định nghĩa này thể hiện rừ ràng hơn bản chất và mục đớch cơ bản của khỏi niệm hợp đồng và nội dung của nó cũng có tính “hội nhập” hơn với khoa học pháp lý của các quốc gia khác trên thế giới.18 Định nghĩa “hợp đồng” cũng được quy định tại Điều 1-201 Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code of United State of America, viết tắt là UCC): “Hợp đồng là tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự ‘thỏa thuận’ của các bên…”. Việc cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng khi có sự thay đổi về hoàn cảnh là nguyên nhân dẫn đến khó khăn đặc biệt của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện hợp đồng là một giải pháp không chỉ giúp đảm bảo cân bằng quyền lợi của các bên trong hợp đồng, mà còn là giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển bởi biện pháp này giúp hợp đồng có thể tiếp tục được thực hiện và mang lại lợi ích cho các bên thay vì những bất lợi quá mức mà một bên phải gánh chịu hay chấm dứt hợp đồng.
Trước tiên là sự gia tăng chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với một bên, thông thường là một nghĩa vụ phi tiền tệ (nghĩa vụ phải thực hiện một công việc). Sự gia tăng đáng kể trong chi phí, chẳng hạn sự tăng vọt trong giá nhiên liệu cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, hoặc các quy định mới về an toàn được ban hành khiến cho bên thực hiện chịu nhiều chi phí hơn trong quá trình sản xuất. Hình thức thứ hai là sự mất ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng đối với bên có quyền, tức là khi việc thực hiện không còn giá trị đối với bên có quyền.Việc thực hiện có thể liên quan đến nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ phải thực hiện một công việc. Do biến động thị trường việc thực hiện hợp đồng gây thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận, không thu được lợi nhuận chẳng hạn như ảnh hưởng của siêu lạm phát đối với giá cả hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng) hay mục đích của hợp đồng mà bên có quyền đề ra không còn ý nghĩa, không còn phụ thuộc với thực tiễn (ví dụ như lệnh cấm xây dựng trên một lô đất đã được mua nhằm mục đích xây dựng, hoặc ảnh hưởng của một lệnh cấm vận xuất khẩu đối với hàng hoá đã được dự định mua nhằm mục đích xuất khẩu). Mặc dù không nêu ra một khái niệm cụ thể về “thay đổi hoàn cảnh”, nhưng có thể thấy, PECL cũng coi một sự thay đổi hoàn cảnh, không phụ thuộc vào chủ quan của các bên, mà sự thay đổi hoàn cảnh này gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng khiến các bên phải thỏa thuận lại với nhau để xem xét lại việc thực hiện hợp đồng có còn cần thiết nữa hay không.
Ở Pháp, Hardship không phải là một khái niệm pháp lý, các Tòa án sẽ áp dụng tương tự việc giải thích về bất khả kháng (force majeure) và không thể thực hiện được (impossibility) để định hướng cho việc giải thích điều khoản “hoàn cảnh khó khăn - Hardship”.98 Mặc dù điều này nghe khá lôi cuốn, tuy nhiên, các tòa án được khuyến cáo rằng không nên thay thế một sự giải thích phức tạp về mặt ý nghĩa của điều khoản Hardship với việc tóm tắt lại các yếu tố/ điều kiện để áp dụng điều khoản bất khả kháng (force majeure) và không thể thực hiện được (impossibility). Jane vào thế kỷ XVII, Tòa án cho rằng “trong trường hợp mà luật pháp đặt ra nghĩa vụ và một bên không thể thực hiện nghĩa vụ đó, cũng như không có biện pháp khắc phục thì luật pháp sẽ miễn trách nhiệm cho bên đó… Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng đặt ra một nghĩa vụ thì dù xảy ra sự cố gì, một bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó, bởi vì đây là nghĩa vụ họ đã thỏa thuận trong hợp đồng”.110 Nhưng điều này cũng không phải tuyệt đối.
Bởi lẽ, ở một mức độ nhất định, BLDS 2005 đã điều chỉnh hiện tượng này thông qua các quy định đề cập đến các khái niệm “bất khả kháng”, “trở ngại khách quan”,129 “không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không bên nào có lỗi”130 và quy định “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”.131 Nói cách khác, BLDS 2005 mới chỉ điều chỉnh một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tôn trọng. Khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra yêu cầu chấm dứt hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải chứng minh đầy đủ các điều kiện, đặc biệt phải chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích từ sự thay đổi đó.
Ngược lại, nếu pháp luật cho phép điều chỉnh lại hợp đồng (tức không buộc thực hiện hợp đồng như đang tồn tại trước việc thay đổi hoàn cảnh bằng cách thay đổi hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng như Dự thảo đang quy định), chúng ta loại trừ được bất công bằng nêu trên và có thể vẫn duy trì được quan hệ hợp đồng giữa các bên nếu hợp đồng được điều chỉnh lại. Sau đó, các bên có tranh chấp và năm 2006 (14 năm sau), Tòa án xác định thỏa thuận mua bán trên “là hợp pháp, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện”.134 Từ nhận định đó, Tòa tối cao đã đi đến kết luận rằng “số tiền còn thiếu, bên mua là ông Thiết, bà Lới phải thanh toán cho bên bán là ông Son, bà Thìn theo thời giá (kiốt phải được định giá để ông Thiết, bà Lới thanh toán theo giá mới phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng)”.
Bởi mục đích của các bên khi kí kết hợp đồng mua bán là muốn các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí mang lại lợi ích cho mỗi bên, cũng như mục đích ban đầu và nguyên thủy của điều khoản “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” là mong muốn hợp đồng được tiếp tục thực hiện, bởi thế điều khoản này một số học giả còn phân tích hay có cách gọi khác là “điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”. Có quan điểm cho rằng, việc sửa đổi hợp đồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: (i) Các điều khoản mới có hiệu lực thay thế cho các điều khoản đã bị sửa đổi; (ii) Việc sửa đổi hợp đồng tuân theo hình thức của hợp đồng nếu hình thức là bắt buộc, và việc sửa đổi hợp đồng có thể nằm trong phần phụ lục của hợp đồng; (iii) Việc sửa đổi không được gây thiệt hại cho người thứ ba, trường hợp người thứ ba có lợi ích liên quan từ hợp đồng thì việc sửa đổi phải được người thứ ba đồng ý; (iv) Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân thủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; (v) Không làm thay đổi việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng như thời hiệu khởi kiện.138 Tham khảo bình luận về Điều 6:111 PECL,139 theo đó cơ quan xét xử có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng như: thay đổi thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tăng hay giảm giá, số lượng,… tuy nhiên không được khiến cho hợp đồng thay đổi hoàn toàn về mặt bản chất, hay nói cách khác, không được sửa đổi hợp đồng đến mức áp đặt cho các bên một hợp đồng hoàn toàn mới về mặt bản chất so với hợp đồng ban đầu.
Michel Trochu (2004), “Các điều khoản chào hàng cạnh tranh, điều khoản khách hàng ưu đãi nhất và điều khoản từ chối đầu tiên trong các hợp đồng quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà Pháp luật Việt – Pháp tổ chức tại Hà Nội, tr. Joern Rimke (1999-2000), "Force Majeure and hardship: Application in international trade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts", Pace Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods.