MỤC LỤC
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh vay vốn: Số lượng khách hàng có thể xem xét trên hai khía cạnh đó là thời kỳ và thời điểm, là tổng số khách hàng Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh vay vốn trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm..) và tổng số khách hàng Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanhvay vốn tại một thời điểm nào đó. Do vậy, để phát triển cho vay bền vững thì phải kiểm soát rủi ro trong cho vay ở một giới hạn đó là sự đánh đổi cân bằng giữa doanh lợi và rủi ro bằng cách như sàng lọc khách hàng, kiểm soát quy trình vay vốn của khách hàng từ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đảm bảo chặt chẽ, đỳng quy định và theo dừi đôn đốc thu hồi vốn thì mới giảm được rủi ro xảy ra. Chất lượng dịch vụ được thể hiện qua: sự thỏa mãn của khách hàng về quy trình, quy định cho vay của Ngân hàng vừa đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng, vừa an toàn trong kinh doanh cho Ngân hàng để tạo niềm tin cho khách hàng; sự hài lòng của khách hàng về công nghệ và sự thuận tiện của Ngân hàng khi khách hàng giao dịch; sự hài lòng của khách hàng về năng lực và kỹ năng của nhân viên Ngân hàng.
Những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh như có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, tỷ trọng nợ quá hạn thấp, số lượng tài sản thanh khoản nhiều, khả năng huy động vốn trong thời gian ngắn lớn thì có đủ sức để đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm, khi đó việc phát triển cho vay Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanhmới có cơ hội. Các đặc điểm của khách hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cho vay Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanhnhư ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; trình độ chuyên môn; quy mô kinh doanh; khả năng tài chính..Ngoài ra, đạo đức của khách hàng Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh vay vốn thể hiện độ tín nhiệm của khách hàng được đánh giá trên cơ sở sự sẵn lòng trả nợ, hơn nữa một khách hàng có đầy đủ các điều kiện pháp lý nhưng không có thiện.
Đầu tư và Phát triển Việt Nam là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong hai mươi ngân hàng hiện đại, có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Năm 1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa được thành lập và là một trong 12 chi nhánh đầu tiên, có trụ sở chính tại số 07 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá. Từ ngày thành lập đến nay, Chi nhánh Thanh Hoá luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hệ thống, khẳng định được vai trò,vị trí của một NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.
BIDV được xây dựng theo mô hình Tổng công ty Nhà nước- một loại hình Doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tương lai hướng tới trở thành tập đoàn tài chính- ngân hàng đa năng phát triển vững mạnh và tăng cường hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã từng bước tiếp cận, chủ động thu hút, khai thác các dòng vốn nhàn rỗi và thực thi các chính sách cho vay khá hiệu quả bên cạnh việc mở rộng các loại hình dịch vụ đi kèm như : thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ và các hoạt động ngân quỹ, bảo lãnh, thu hộ ngân sách, thanh toán lương qua tài khoản,…nhằm mục đích phát triển thương hiệu và hiệu quả kinh doanh.
Bình quân dư nợ tín dụng tăng khoảng 15-20% mỗi năm, điều này cho thấy sự phát triển dư nợ tín dụng của chi nhánh đã tuân thủ theo các chỉ đạo và quy định của ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam về chống lạm phát và khủng hoảng tài chính và cho vay có trọng điểm, ưu tiên cho các ngành có xác lập cân đối lớn của nền kinh tế. Thanh Hóa là tỉnh có vị trí giao thông thuận lợi, hoạt động kinh doanh thương mại, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Thành Phố Thanh Hóa khá phát triển, các ngành nghề kinh doanh chủ yến ở đây tập trung là: thương mại, dịch vụ trong đó có các ngành nghề chủ yếu như sản xuất kinh doanh quần áo, vật liệu xây dựng, hoa nghệ thuật…Do đó, Chi nhánh tập trung nguồn lực để cung cấp vốn đối với các khách hàng này bên cạnh tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác. Chi nhánh cũng đã triển khai nhiều sản phẩm, hình thức cho vay Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh khác nhau như: cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh..Trong đó, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu quay vòng vốn thường xuyên, Chi nhánh chủ động tìm hiểu, đánh giá và chuyển sang cho vay với phương thức này.
Trong hoạt động cho vay, để thực hiện cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, BIDV chi nhánh Thanh Hoá luôn thực hiện nghiêm túc quy trình xét duyệt cấp tín dụng nhằm lựa chọn khách hàng tốt và dự án, phương án khả thi, có độ an toàn cao để đưa ra quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt động hiệu quả. Và các khoản vay chủ yếu là bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động trong kinh doanh, mua hàng hóa nên các khách hàng chủ yếu vay vốn ngắn hạn, vay vốn để đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh còn ít nên dư nợ cho vay trung và dài hạn không cao chiếm dưới 3% tổng dư nợ của KHCN, năm 2016 dư nợ trung và dại hạn là 32.72 tỷ đồng đến năm 2018 con số này chỉ tăng thêm 8.38 tỷ đồng. (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Thanh Hóa từ 2016-2018) Nim lợi nhuận của cho vay Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh từ 1.79– 1.99%, tương ứng với tỷ trọng thu nhập từ Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh so với các hoạt động kinh doanh rất thấp so với các hình thức cho vay khác: cho vay nhà ở, cho vay doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn nói chung.
Tình trạng thông tin bất cân xứng và những yếu tố thuộc về khách hàng: Nguồn thông tin về khách hàng Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanhcòn ít, thiếu tính chính xác, minh bạch trong sổ sách kế toán cũng như thiếu tính chuyên nghiệp khi xây dựng hồ sơ vay vốn, do đó rất khó xác nhận để đưa ra những kết quả thẩm định chính xác từ đó tạo tâm lý e ngại khi quyết định cho vay, chú trọng nhiều đến tài sản bảo đảm của khách hàng như là một điều kiện đủ khi cho vay mà chưa mạnh dạn cho vay tín chấp. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanhtại BIDV Thanh Hóa với các chỉ tiêu: Tăng trưởng dư nợ, số lượng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, nợ xấu..đã thấy được tình hình phát triển cho vay Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh tăng trưởng qua các năm, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp. Cùng với việc mở rộng về số lượng thì chất lượng hoạt động của các Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanhcũng không ngừng được nâng cao, các lĩnh vực hoạt động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thành phố, mở rộng về lĩnh vực thương mại dịch vụ, thu hẹp dần sản xuất nông nghiệp, nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa để phù hợp với xu thế phát triển chung của cả Thành phố.