MỤC LỤC
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về gia đình theo quan điểm luật học; những quy định của pháp luật HN&GĐ điều chỉnh về gia đình và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về gia đình. Trong phạm vi của luận văn, vấn đề gia đình đƣợc xem xét, nghiên cứu theo Luật HN&GĐ năm 2014 theo 3 mối quan hệ cơ bản tạo thành gia đình là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Tính mới và đóng góp của luận văn
“Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.” Quy định trên liệt kê những người đƣợc coi là thành viên của gia đình dù họ sống chung hay không sống chung với nhau. “Thành viên gia đình bao gồm những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng và những người có mối quan hệ với nhau do quan hệ hôn nhân hợp pháp mang lại cùng sống chung hoặc không cùng sống chung với nhau nhưng quan tâm, giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần”.
Quy định về khái niệm thành viên gia đình có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu đề tài bởi lẽ việc xác định mối quan hệ giữa các thành viên gia đình tạo nên giá trị gia đình Việt Nam với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Cơ hội bình đẳng là sự điều hòa giữa văn hóa cá nhân và văn hóa tập thể, giữa nhu cầu của cá nhân và điều kiện thực tế của gia đình, giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của các thành viên, giữa cơ hội của cá nhân cụ thể với sự nhường nhịn của các thành viên khác.
Trong thời kỳ phong kiến, nước ta nhiều lần bị Trung Hoa đô hộ, thêm vào đó nhà làm luật cũng đã tham khảo hệ thống luật Trung Hoa để soạn thảo nên đã bị ảnh hưởng những tư tưởng của luật này, nhƣng các Bộ luật của ta thời bấy giờ đã đƣợc lọc bỏ, sửa đổi và sáng tạo đi rất nhiều để phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam. Đại gia đình là một mô hình gia đình lớn, gồm một tập thể những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dƣỡng cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp, trong đại gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, thậm chí đến năm đời gọi là “ngũ đại đồng đường”.
Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trường hợp và tích cực trong một số trường hợp khác, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội, nhƣng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc hoặc hôn nhân. Cấm kết hôn giữa những người thân thuộc, Nhà nước ngăn ngừa sự hình thành các gia đình thoái hóa về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng, Nhà nước ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dân đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải kính trọng cha mẹ, Nhà nước ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngược trong gia đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh - hôn nhân vì tiền.
Đối với trường hợp, vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng hoặc phôi của người khác, thì việc xác định cha, mẹ cho đứa trẻ sinh ra, nhƣ sau: Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân; Người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân sinh ra đứa trẻ do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc xác định là cha, mẹ đối với trẻ được sinh ra. Mặt khác, anh chị em còn có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho nhau theo quy định tại điều 112 Luật HN&GĐ 2014: “Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc qui định tại các điều 28 đến điều 50 Luật HN&GĐ năm 2014, trong đó chế độ tài sản chung là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân đƣợc xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ đƣợc đảm bảo nhƣ thế nào?. Qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình đƣợc đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này đƣợc thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã đƣợc dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không đƣợc thực hiện. Luật HN&GĐ năm 2014 qui định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ lại không qui định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện đƣợc qui định tại Điều 38 Luật HN&GĐ hoặc gây ảnh hưởng nghiờm trọng đến đời sống gia đỡnh, đến việc trụng nom, nuụi dưừng, chăm sóc, giáo dục con chƣa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất NLHVDS, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác, Luật HN&GĐ cũng chƣa qui định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vụ hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. Theo đú, cần qui định rừ: Trong trường hợp thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục con chƣa thành niên hoặc con đã thành niên mất NLHVDS, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các con, theo chúng tôi, pháp luật cần qui định rừ: Trong trường hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng cú tranh chấp về chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục con chƣa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS, không có khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của các cá. nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự qui định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. Những khó khăn thực thi quy định về mang thai hộ. Thứ nhất, Việc đưa ra quy định giới hạn đối tượng là người mang thai hộ nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa hoạt động này. Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể ngăn chặn đƣợc hiện tƣợng lách luật để biến mang thai nhân đạo thành mang thai thương mại hay không? Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ cho đối tượng mang thai hộ là người trong phạm vi gia đình thì sẽ có rất nhiều người thiệt thòi, như những người không có chị em nào để nhờ mang thai hộ hoặc nếu có mà chị em đó không muốn mang thai hộ… Và khi đó, liệu họ có thể chấp nhận việc mãi mãi không có con hay sẽ tìm đến một đối tƣợng khác nhờ mang thai hộ, lúc ấy sẽ không tránh khỏi các loại "biến tướng" đã bị cấm như "đẻ thuê". Vẫn có nhiều cặp gia đình hiếm muộn hoặc những người chồng lỡ thì tìm đến những nơi có dịch vụ này để giải quyết vấn đề con cái. Với cái giá từ 10-15 triệu/lần thì đó không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những gia đình có điều kiện. Việc cho phép mang thai hộ theo Luật HN&GĐ sửa đổi mới đây cũng chỉ khiến cho chuyện này trở nên dễ dàng hơn mà thôi. Người ta thường nói, có cầu ắt có cung, khi nhu cầu của những người cần có con vẫn cao thì không thể tránh được việc nhiều người nhận "đẻ thuê". Hiện tại, khi đã cho phép “mang thai hộ”, vấn đề đối với người nhờ mang thai hộ chỉ nằm trên giấy tờ. Nếu muốn quản lý chặt chẽ, cấm chuyện "đẻ thuê", chúng ta cần phải theo sát những vấn đề liên quan nhƣ làm giả giấy tờ, đi cửa sau để có giấy tờ hợp lệ. Hơn nữa, với việc thích thủ tục nhanh gọn, không lằng nhằng, không phải nài nỉ nhờ vả thì. chuyện các gia đình hiếm muộn tìm đến dịch vụ "đẻ thuê" là điều không tránh khỏi. Thế nên chắc chắn rằng chuyện bỏ tiền ra để có đƣợc đứa con một cách nhanh chóng, không lằng nhằng thủ tục sẽ vẫn còn đƣợc nhiều người tìm đến. Cho đến khi họ chưa nhìn thấy được hậu quả, hệ lụy và các rắc rối phát sinh từ việc nhờ "đẻ thuê" trái pháp luật mang đến thì họ vẫn tìm đến loại dịch vụ này. Ngoài những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa người "đẻ thuê" và khách hàng thì việc tìm đến dịch vụ này cũng đã tiếp tay khiến các tệ nạn buôn bán người để "đẻ thuê" nhức nhối hơn. Nhƣng hiện tại pháp luật chƣa quy định nào về việc xử phạt đối với những người mang thai hộ vì mục đích thương mại. Thứ hai, Xin nêu ra những bất cập khó khả thi của điều 95 là ở chỗ tại Điểm b, Khoản 2 có quy định: Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: b) Vợ chồng đang không có con chung. Nếu quy định nhƣ trên tức là đã hạn chế quyền có con thứ hai, nói cách khác là những người vì lý do nào đó nên không may mắn là chỉ sinh đƣợc một con thì sẽ bị cắt mất quyền đƣợc làm cha, làm mẹ của con thứ hai. Trong khi đó, chính sách của Nhà nước khuyến khích mỗi gia đình có một đến hai con. Đối với những vợ chồng tuy đã có con chung, nhưng người con bị khuyết tật nên muốn được nhờ người khác mang thai hộ thì không đƣợc pháp luật cho phép. Vì trong Luật HN&GĐ không có điều khoản nào quy định về vấn đề này. Bởi vì hiện nay, pháp luật Việt Nam coi người khuyết tật cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ của một công dân. Tuy nhiên, xét ở góc độ nhân đạo thì đối với những vợ chồng trong hoàn cảnh này nếu có thêm một đứa con từ việc mang thai hộ với sức khỏe tốt, sau này sẽ chăm sóc cha mẹ già yếu và người anh/chị bị khuyết tật.. là rất nhân đạo. Bất cập thứ ba, nằm ở điều kiện đối với người mang thai hộ được quy định tại Điểm a, Khoản 3 cũng ở Điều 95 như sau: 3. Người được nhờ mang thai hộ. phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có nêu ra hai vấn đề: “Trường hợp cử người giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người được cử làm người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã” (khoản 4 Điều 50. - Dự thảo lần 4); và “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”. Việc thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự, không nhất thiết phải đƣợc xác định bằng văn bản thoả thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia giao dịch dân sự của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.