MỤC LỤC
Về phương diện lý luận: Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng hiện nay vẫn chưa thống nhất về hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để có thể có những khái niệm và nội dung mang tính kinh điển về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là trên một địa phương “Tỉnh”. Về phương diện thực tiễn: Mặc dù Đảng và lãnh đạo tỉnh An Giang đã có nhiều nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng đến thời điểm hiện tại về cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế của An Giang diễn ra chậm và xét trên tổng thể theo tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế An Giang chưa đạt những tiêu chí của một cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Vũ Thị Bạch Tuyết, 2000, Các giải pháp tài chính nhằm phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước (159tr), Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội. Qua những sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến vần đề chuyển dịch CCKT, về CNH, HĐH trong thời gian qua, xét thấy chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 và đề ra giải pháp đến năm 2025.
+ Về thời gian: thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đến năm 2025.
Ý nghĩa nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. - Chương 3: Giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu đổi mới từ tư duy kinh tế, để phát triển kinh tế Đảng ta chỉ rừ: Muốn đưa nền kinh tế sớm thoỏt khỏi tỡnh trạng rối ren, mất cõn đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), quan điểm của Đảng về chuyển dịch kinh tế được hiểu: Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội; tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Đồng thời cho thấy xu hướng gia tăng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh An Giang thể hiện sự quan tâm chỉ đạo phát triển nhanh ngành dịch vụ bằng các chính sách phát triển và phát huy tốt thế mạnh về ngành du lịch và cũng thể hiện thế mạnh của tỉnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cùng với nguồn nhân lực sẵn có của địa phương góp phần tạo ra tổng sản phẩm GDP trong ngành dịch vụ. Trung tâm tiểu vùng là TX Tân Châu và TT Chợ Mới; Tiềm năng của tiểu vùng: Đây là tiểu vùng phát triển nông nghiệp đa ngành và nuôi trồng thủy sản; Động lực phát triển: Phát triển đô thị (TX Tân Châu, TT Chợ Mới, TT Phú Mỹ,…); Phát triển nông nghiệp chuyên canh (trồng lúa, rau màu, cây lương thực, cây ăn trái), nuôi trồng thủy sản; Phát triển du lịch sinh thái, du lịch vùng sông nước, bảo tồn sinh học; Phát triển kinh tế cửa khẩu qua cửa khẩu Vĩnh Xương.
Những địa phương có tỷ trọng thấp chủ yếu là do địa phương có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như thiếu nước ngọt, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, như huyện Tri Tôn. Cơ cấu tỷ trọng GTSX của các tiểu vùng như sau: Tiểu vùng I, gồm có: TP. Như vậy, 3 tiểu vùng ở tỉnh An Giang có cơ cấu tỷ trọng GTSX trung bình, trong đó tiểu vùng II và tiểu vùng III gần tương đương nhau, và tỷ trọng của tiểu vùng I có thấp hơn. Mặc dù tiểu vùng I có tỷ trọng giá trị sản xuất thấp hơn nhưng với tiềm lực sẵn có, TP. Long Xuyên có nhiều khả năng gia tăng chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH. Những thành tựu và hạn chế của chuyển dịch CCKT tỉnh An Giang giai. nghiệp theo giá hiện hành)10. - Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh An Giang trung bình trong các năm 2012, 2013 và 2014 là 83,50 đứng xếp hạng thứ 15 trên 63 tỉnh thành, điều này thể hiện có sự cải thiện đáng kể về năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, là sự thông thoáng, thuận tiện hơn cho sản xuất, kinh doanh của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Đầu tư cho 3 khu kinh tế cửa khẩu là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình, có diện tích tự nhiên được quy hoạch là 28.273 ha.Trong đó, cửa khẩu Tịnh Biên được chọn làm hạt nhân và tập trung đầu tư; các khu khác được đầu tư đa dạng hóa, gồm cả nhà nước, các nhà doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác theo cơ chế chính sách chung đối với khu kinh tế cửa khẩu. Thách thức: Đối với cả nước nói chung, An Giang nói riêng, sản phẩm xuất khẩu tuy đa dạng nhưng nhìn chung chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao, phần lớn doanh nghiệp trang bị công nghiệp lạc hậu đồng thời thiếu cán bộ chuyên môn nghiên cứu khoa học để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước với một tỷ trọng hợp lý để giữ vai trò đầu tàu trong nền kinh tế; kinh tế ngoài nhà nước giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vẫn là thành phần có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, chủ trương của tỉnh ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 2025 phấn đấu xây dựng và mở rộng thành phố Long Xuyên trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, hướng phát triển không gian dọc theo sông Hậu, quốc lộ 91 và một phần về núi Sam; thành phố Châu Đốc, dự kiến là trung tâm kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng khu vực phía Tây Bắc của tỉnh.
Bố trí quy hoạch phát triển các tiểu vùng nông nghiệp trong tỉnh, gồm có: Tiểu vùng 1: gồm 4 huyện cù lao; một phần: thành phố Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành, TP Long Xuyên và huyện Thoại Sơn. Tiểu vùng 2: gồm, một phần: TP Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên. Tiểu vùng 3: phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đầu tư các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, xay xát và chế biến lương thực.. đặt tại các khu, cụm công nghiệp các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới và TP Long Xuyên. Đầu tư nhà máy chế biến nông súc sản đông lạnh, đồ hộp tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Chợ Mới và TP Long Xuyên. 3.3.Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang. nhân lực để nâng cao năng suất lao động,..), chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khai thác các lợi thế của từng địa phương, chuyển dịch cơ cấu về sở hữu để khai thác thế mạnh của từng thành phần kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cũng như lợi thế so sánh của tỉnh để lựa chọn phát triển ngành nông nghiệp cho thích hợp, như thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh theo phương pháp công nghiệp hiện đại (công nghiệp thủy sản), nhất là mô hình cá - ao - hầm như là mô hình trọng điểm góp phần tăng nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực nông nghiệp.