MỤC LỤC
Quan điểm thứ năm cho rằng: QCT là quyền của cơ quan nhà nước được ủy quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước Tòa án và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó.16 Quan điểm này đã khẳng định được QCT là quyền của Nhà nước, chỉ có thể được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật TTHS, nó luôn gắn liền với việc nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyền) chống lại hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng, việc thực hiện quyền này sẽ được Nhà nước ủy quyền cho một cơ quan nhà nước thực hiện. Việc kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS có nhiều công tác khác nhau, trong các hoạt động tư pháp khác nhau điển hình như kiểm sát việc giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, kiểm sát việc xét xử, kiểm sát thi hành án hình sự, kiểm sát các vụ việc dân sự, hành chính..Các hoạt động này cho thấy vai trò và nhiệm vụ của VKS trong quá trình thực hiện quyền giám sát hoạt động tư pháp, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh và chính xác.
THQCT của VKS trong việc giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố là việc VKS sử dụng các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị nghi thực hiện tội phạm, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm ghi nhận kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo pháp luật tố tụng hình sự và những vụ việc có tính chất hình sự do người dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án và những quyết định giải quyết cần thiết khác, nhằm đảm chống bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Mục đích của hoạt động THQCT trong việc giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố nhằm ghi nhận kiểm tra những tin báo, TBVTP và kiến nghị khởi tố theo pháp luật TTHS và những vụ việc có tính chất hình sự do người dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án và những quyết định giải quyết cần thiết khác, đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
Mối quan hệ giữa VKSND với CQĐT trong việc giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố là mối quan hệ phối hợp và chế ước lẫn nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo qui định của pháp luật để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau trong quá trình giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố, đảm bảo mọi hành vi phạm tội được phát hiện và xử lý kịp thời, công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phục vụ công tác điều tra, truy xét xử tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp do nhận thức không đúng đắn các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa CQĐT và VKS nên đã có hiện tượng do chỉ tập trung vào việc phát hiện, điều tra tội phạm mà không chú ý đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc giải quyết tố giác, TBVTP, thậm chí có trường hợp VKS chỉ sử dụng đơn thuần quan hệ phối hợp mà không sử dụng quyền chế ước đã dẫn đến hiện tượng "Hữu khuynh", làm thay CQĐT, né tránh, không cương quyết bảo vệ quan điểm đúng đắn cũng như các quy định pháp luật bị vi phạm.
Vậy, BLTTHS 2003 đã thu hẹp mất vai trò, chức năng của VKS so với vai trò, chức năng mà Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã giao cho VKS đó là "Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp", theo đó VKS chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát (mang tính thụ động) việc giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố của CQĐT và cơ quan được giao một số hoạt động điều tra mà không thực hiện chức năng THQCT như Hiến pháp đã quy định dẫn đến việc phát hiện, điều tra, truy tố không được kịp thời, bỏ lọt tội phạm. Ngoài những quy định về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố theo BLTTHS 2003, để áp dụng thống nhất các quy định của bộ luật này về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013 hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố, trong đó quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của VKS trong việc kiểm sát việc giải quyết tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố.
Tuy nhiên, có những tin báo về vụ việc tuy không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT địa phương nhưng vụ việc đó lại xảy ra trong địa bàn quản lý của CQĐT hoặc do CQĐT đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh từ trước nên sau khi tiếp nhận, kiểm tra xác minh tin báo và thấy có tội phạm xảy ra, nếu như chuyển giao tin báo hoặc hồ sơ ban đầu thì sẽ mất rất nhiều thời gian, đối tượng bỏ trốn hoặc tiêu hủy tang vật…Trường hợp này cần ra quyết định khởi tố vụ án (quyết định khởi tố bị can nếu có đủ căn cứ khởi tố) và tiến hành điều tra các bước ban đầu, sau đó phải chuyển ngay hồ sơ tới CQĐT có thẩm quyền điều tra để tiếp tục xử lý. Còn có đơn vị cấp huyện thuộc VKS tỉnh Điện Biên chưa nhận thức đầy đủ quy định của pháp luật; chưa thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý việc tiếp nhận, xử lý tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố cụ thể là: Còn tồn tại tư tưởng coi nhẹ khâu công tác này, cho rằng trách nhiệm xử lý tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố là của CQĐT, chỉ khi nào khởi tố vụ án thì mới liên quan tới hoạt động tố tụng và lúc đó mới gắn trách nhiệm của VKS; công tác quản lý việc xử lý tố giác, TBVTP, kiến nghị khởi tố chỉ là khâu công tác phụ, không ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng, không phải là chỉ tiêu thi đua của đơn vị.
Thực tiễn thực hiện hoạt động này cho thấy, với thời hạn 12 ngày là bảo đảm đủ để cơ quan có thẩm quyền thông báo cho những người có liên quan28 và đã được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn khi thực hiện BLTTHS năm 2003. Trong thời hạn 12 ngày làm việc sau khi kết thúc việc giải quyết tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Tiếp tục đổi mới, kiện toàn, sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của từng địa phương và khả năng sở trường của từng cán bộ, KSV. Khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, TBVTP, kiến nghị khởi tố nhằm động viên, đẩy mạnh tinh thần hăng say làm viêc, tạo phong trào thi đua mạnh trong toàn Ngành.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý việc tiếp nhận, xử lý tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố, một đòi hỏi khách quan là phải tiếp tục nâng cao trình độ pháp lý và nghiệp vụ cho cán bộ, KSV thực hiện chức năng quản lý việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tiến hành hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo, thì đương nhiên họ phải là người nắm vững pháp luật. KSV phải được thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới như Luật tổ chức VKSND 2014, BLTTHS 2015 về chức năng, nhiệm vụ của VKS, KSV trong trong công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, Thông tư liên tịch số 01/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin về tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố, dần thay thế các hình thức truyền thống như hiện nay là các hòm thư gắn ở cơ quan..nhân rộng sử dụng hộp thư điện tử trong tiếp nhận tố giác, TBVTP Trên cơ sở đó có nguồn thông tin đa chiều phục vụ tốt hơn trong hoạt động tiếp nhận, thụ lý tố giác, TBVTP và kiến nghị khởi tố. Đồng thời tác giả cũng đề xuất các giải pháp như: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động thực hiện chức năng của VKS trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, chú trọng đến yếu tố con người, nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV.