MỤC LỤC
Lý thuyết về hiệu ứng đường cong J cho rằng phá giá tiền tệ sẽ làm sụt giảm cán cân thương mại trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ được cải thiện trong dài hạn. Bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra sự khác nhau của hiệu ứng đường cong J lên hai nhân tố chính của cán cân thanh toán là cán cân hàng hóa và cán cân dịch vụ. Tác giả sử dụng bộ dữ liệu theo quý ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2013, mô hình kiểm định đồng liên kết và vector hiệu chỉnh sai số và tìm thấy bằng chứng về lý thuyết đường cong J.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động của tỷ giá thực lên cán cân thương mại khỏ phức tạp. Lĩnh vực hàng húa thể hiện rừ hiệu ứng đường cong J, tuy nhiờn lĩnh vực dịch vụ thì ngược lại. Các từ khóa: đường cong J, kiểm định đồng liên kết, cán cân thương mại, Việt Nam.
Đã có nhiều nghiên cứu kiểm định hiệu ứng đường cong J trên cán cân thanh toán Việt Nam, tuy nhiên, từ trước đến nay có khá ít nghiên cứu nào kiểm tra tác động của riêng lẻ của phá giá nội tệ lên từng thành phần của cán cân thanh toán. Bài nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, hiện trạng định giá cao Việt Nam đồng có tác động như thế nào đến cán cân thương mại và dịch vụ, tác động của hiệu ứng đường cong J lên hai thành phần của cán cân thanh toán: thành phần cán cân thương mại và thành phần cán cân dịch vụ, ác động của hiệu ứng đường cong J có sự khác nhau như thế nào giữa thành phần cán cân thương mại và thành phần cán cân dịch vụ. Hai là, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cách xử lý dữ liệu, tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị để xem xét tính dừng của các biến GDP, REER, TBg, TBs, và thực hiện kiểm định đồng liên kết để phân tích mối liên kết giữa các biến.
Nếu các biến dừng cùng bậc thì áp dụng kiểm định đồng liên kết Johansen (1990) và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định mối liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại và dịch vụ và các biến giải thích. Dữ liệu được sử dụng là GDP theo quý của Việt Nam từ năm 1997 đến 2013, GDP phần còn lại của thế giới được tính bằng trung bình có trọng số của 15 nước có giao dịch thương mại thường xuyên với Việt Nam bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Hong Kong, Đức, Malaysia, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phillipin, Singapo. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tỷ giá tác động cán cân thanh toán của Việt Nam: cán cân thương mại và cán cân dịch vụ trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2013, dữ liệu lấy theo quý, GDP phần còn lại của thế giới được tính bằng trung bình có trọng số của 15 nước có giao dịch thương mại thường xuyên với Việt Nam bao gồm: Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Hong Kong, Đức, Malaysia, Pháp, Anh, Hà Lan, Nga, Thái Lan, Singapore, Philippines, Nhật, Bỉ.
Thực tế chỉ ra rằng có những khác biệt rất lớn giữa một bên là kỳ vọng về những tác động mà chính sách tỷ giá có thể mang lại với bên kia là những tác động thực sự đến nền kinh tế của những biện pháp chính sách đó. Bài nghiên cứu chỉ ra các tác động phức tạp của tỷ giá lên cá cân thương mại và dịch vụ của Việt Nam từ đó có thể sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin trong khi cân nhắc, xem xét các biện pháp khác nhau khi điều hành tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế và các mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, nếu phần lớn hàng hóa nhập khẩu sẽ được sử dụng để tái xuất sau khi được gia tăng giá trị, hoặc sử dụng như đầu vào để sản xuất tạo các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, thì việc tăng lượng hàng hóa nhập khẩu có tác động tích cực lên cán cân thương mại trong dài hạn. Bài nghiên cứu này sử dụng kiểm định đồng liên kết của Pesaran và cộng sự (2001).Phương pháp này có thể ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và cả trong dài hạn trong một bước.Tác giả sử dụng mô hình tự hồi quy có độ trễ (ARDL) được sử dụng ước lượng hệ số trong ngắn hạn và dài hạn. Khi ước lượng mô hồi quy từ chuỗi thời gian từ phương trình (3.4) ta thường gặp phải là chuỗi thời gian là không dừng (có nghiệm đơn vị), điều này vi phạm giả thiết của OLS (phương pháp bình phương bé nhất), và vấn đề nữa liên quan đến tính không dừng của chuỗi thời gian là “hồi quy giả mạo” tức là khi ước lượng mô hình có thể sẽ thu được các hệ số có ý nghĩa thống kê và R2 cao.
Granger cho rằng khái niệm cân bằng dài hạn ổn định chỉ là sự tương đương về mặt thống kê của đồng liên kết, khi có đồng liên kết và nếu có một cú sốc bất kỳ xảy ra gây sự mất cân bằng thì sẽ tồn tại quá trình điều chỉnh động ngắn hạn như cơ chế tự hiệu chỉnh sai số, cơ chế này đưa hệ thống trở lại cân bằng. Trong bài nghiên cứu này, mô hình được xây dựng với biến phụ thuộc là cán cân dịch vụ và cán cân hàng hóa và nhóm các biến độc lập là thu nhập GDP trong nước, thu nhập các nước còn lại trên thế giới và tỷ giá hối đoái thực giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Biến TBs: kiểm định nghiệm đơn vị tại gốc bằng phương pháp PP, bác bỏ giải thuyết H0 mức ý nghĩa 1% chuỗi dừng tại gốc nhưng kiểm định bằng phương pháp ADF chuỗi không dừng trường hợp không chặn không xu thế và dừng trường hợp có chặn và trường hợp có chặn có xu thế với mức ý nghĩa 10%.
Một điều quan trọng khi xác định độ trễ tối ưu là vấn đề lựa chọn chuẩn thông tin trong mô hình VAR, có hai giá trị có thể sử dụng: giá trị tuyệt đối lớn nhất của Akaike information criterion AIC, Schwarz information criterion (SIC) hoặc Hannan-Quinn information criterion (HQ) và giá trị thấp nhất của sai số dự báo cuối cùng (FPE). Tuy vậy, theo Stock và Watson (2007) nếu bậc tự hồi quy p không đủ lớn để đảm bảo rằng độ trễ được lựa chọn là đúng, thậm chí trong một nghiên cứu mẫu lớn, và ước lượng AIC đối với p là không phù hợp, nhưng dù có sự khuyết về mặt này, AIC vẫn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Xem xét biến LTBg với các độ trễ, hệ số hồi quy của biến LTBg với độ trễ 1 kỳ có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 5% và biến LTBg trễ 2 kỳ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 20%. Điều này là điều mà tác giả kỳ vọng vì khi tỷ giá hối đoái tăng thêm hay là VNĐ được định giá thấp hơn, giá trị nhập khẩu sẽ tăng thêm, điều này làm xấu đi cán cân thanh toán. Từ kết quả cho thấy đối với các biến phần thu nhập của thế giới có các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% sau độ trễ một kỳ, nhưng có ý nghĩa thống kê với độ trễ hai kỳ và hệ số hồi quy mang giá trị dương, có ý nghĩa thống kê với trễ 3 kỳ và hệ số hồi quy mang giá trị âm với mức ý nghĩa 10% và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 20% với độ trễ 4 kỳ.
Tác giả xét trong ngắn hạn biến thu nhập của thế giới với các độ trễ có tác động đến cán cân dịch vụ không, tác giả sử dụng kiểm định Wald với giả thuyết H0: các hệ số hồi quy C(10). Để bổ sung cho các phân tích ở trên, phần này sẽ tập trung xem xét đặc tính mối quan hệ động trong ngắn hạn và cân bằng dài hạn của mô hình với sự trợ giúp của hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Đề tài sử dụng hàm phản ứng đẩy tổng quát từ mô hình VAR và mô hình VECM như trong cách tiếp cận của Pesaran và các cộng sự (1998) giúp chúng ta xem xét sự thay đổi cùng chiều hay ngược chiều lên biến quan sát khi một cú sốc của các biến khác trong mô hình ảnh hưởng đến.
REER tác động ngược chiều lên TBS ở khoảng quý 3, quý 7 và quý 9 đến quý 10 thì tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu đã khôi phục lại ở mức như trước khi có xảy ra biến đổi. Kết quả phân tích phân tích phương sai phân rã càng ủng hộ kết quả kiểm định Var cán cân thương mại quý sau chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cán cân thương mại giai đoạn trước.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
LỜI KẾT