MỤC LỤC
Đối với cá nhân, tình trạng sức khỏe tốt có nghĩa là chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện, ít bị đau ốm, ít khuyết tật; cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội hạnh phúc; cá nhân có cơ hội lựa chọn trong công việc và nghỉ ngơi. Đối với cộng đồng, có tình trạng sức khỏe tốt có nghĩa là chất lượng cuộc sống của người dân cao hơn; người dân có khả năng tham gia tốt hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phòng bệnh, hoạch định chính sách về sức khỏe [2].
- Trong khi SDKS, nếu thấy hiện tượng khó chịu, buồn nôn, mẩn ngứa phải ngừng thuốc ngay và đến khám lại tại các CSYT. - Nếu dùng KS 2 - 3 ngày mà không có hiện tượng đỡ bệnh phải báo lại cho cán bộ y tế xem xét lại, không tự ý thay thuốc khác.
Theo nghiên cứu của Nakajima và cộng sự (2010) tại Mông cổ tìm hiểu việc tự SDKS của người dân trong cộng đồng cho thấy: trong 619 khách hàng mua thuốc có 48% khách hàng mua ít nhất 1 loại KS, và chỉ có 42% có đơn KS điều này cho thấy ràng KS có thể dễ dàng mua được mà không cần đơn của bác sĩ. Đánh giá tình hình SDKS ở người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả của việc SDKS tại một số đơn vị điều trị tích cực của một số bệnh viện lớn ở Việt Nam, kết quả tất cả người bệnh đều được cho SDKS phổ rộng theo kinh nghiệm ngay từ đầu với đa số trường họp khởi đầu từ 2 KS trở lên.
Một báo cáo mới về tình hình kháng của Streptococus pneumonia từ Ân Độ cho biết các chủng kháng thuốc của Streptococus pneumonia kháng penicillin đã được biết đến trên toàn thế giới, và đến nay nó đã kháng với nhiều loại thuốc: kháng với cotrimoxazole và tetracycline là 24% tiếp theo là kháng với erythromycin và ciprofloxacin là 14% [31]. Nghiên cứu cho rằng cần sử dụng nhiều hơn nguồn kinh tế như là một sự đầu tư cho việc đề ra các chính sách để quản lý tình hình kháng KS, trong đó bao gồm cả sự hiểu biết về các hành vi sức khỏe chính gây ra kháng KS, và bổ sung thêm các phương pháp khác để tìm ra sự tiến hóa đa dạng của kháng KS trên thế giới.
Nghiên cứu cắt ngang của Pangakou SG và cộng sự (2011) về KAP của cha mẹ tại Hy Lạp cho biết: Có tới 80% cha mẹ tự điều trị cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, 45% SDKS khi đau tai, 10% dùng KS cho trẻ có đơn, và hầu hết 88% cho rằng không cần thiết SDKS khi có nhiễm khuẩn mà chỉ cần bác sĩ điều trị triệu chứng, gần 70% phụ huynh nhầm lẫn thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp. Một nghiên cứu cắt ngang khác của Đặng Thị Minh Hằng (2002) về kiến thức và thực hành SDKS của cá bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại một số xã nông thôn huyện Gia Lâm - Hà Nội cho thấy: ampicillin là KS sử dụng không đơn nhiều nhất (47%), sau đó đến amoxicillin (27,3%).
Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về lý do và nguyên nhân cho việc thực hành này nên việc có những nghiên cứu để chứng minh và giải thích là rất cần thiết, đặc biệt là với những đối tượng rất nhạy cảm như trẻ em dưới 5 tuổi. Có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã nghiên cứu về việc SDKS tại cộng đồng, nhưng phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các đối tượng người dân nói chung, mà chưa tập trung nghiên cứu vào đối tượng được SDKS là các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu và đi sâu hơn để có thể tìm ra thêm thông tin khuyến cáo cho cộng đồng.
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi (trẻ < 60 tháng tính đến ngày điều tra) hiện đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại xã Đông Ket - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên.
- Những đối tượng có rối loạn về tâm thần, không có khả năng trả lời.
Nghiên cứu định tính trả lời cho mục tiêu 1 (mô tả kiến thức, thực hành SDKS của các bà mẹ) và bổ sung cho mục tiêu 2 (xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành SDKS của các bà mẹ) gồm 11 người.
- 5 người bán thuốc có cửa hàng thuốc tại 5 thôn (mồi thôn 1 người bán thuốc được chọn để PVS).
Hạn dùng của thuốc : là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng [18]. Phản ứng có hại của thuốc: là những tác dụng không mong muốn có hại đến sức khỏe, có thể xuất hiện ở liều dùng bình thường [18]. Kiến thức về thuốc KS: là những hiểu biết về cách sử dụng thuốc an toàn và hợp lý (như sử dụng đon của thầy thuốc, tuân thủ đúng theo đon, biết được các đối tượng cần thận trọng khi sử dụng KS và biết cách xử trí khi sử dụng thuốc KS không đỡ cũng như cách xử trí khi có tai biến khi sử dụng thuốc KS).
Thực hành sử dụng thuoc KS: là những việc làm cụ thể khi sử dụng thuốc KS để điều trị bệnh như việc khám bệnh để lấy đon thuốc, uống thuốc theo đon, tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc, xử trí khi có dấu hiệu bất thường, kiểm tra hạn sử dụng khi mua thuốc.
Trong quá trình phân tích nếu phát hiện ra những nội dung mới thì sẽ bổ sung thêm mã. Kết quả nghiên cứu định tính được dùng bổ sung, giải thích cho kết quả định lượng.
- Giám sát chặt chẽ trong việc thu thập số liệu: Nghiên cứu viên đã trực tiếp thu thập 20% số phiếu. Hàng ngày đến gặp điều tra viên để thu phiếu và xử trí những khó khăn mới phát sinh. - Làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính và kiểm tra số liệu sau khi đã nhập.
“Không đỡ là do thuốc đó không hợp nên không khỏi, hoặc thuốc đấy nhẹ quá nên không khỏi bệnh nhanh được, thì cứ ra hiệu thuốc bảo họ là uống thuốc này không thấy đỡ thay cho thuốc khác xem thế nào đã, nếu thay thuốc khác mà vẫn không khỏi thì mới cho cháu đi khảm. (nữ, 30 tuổi, thôn Đông Kết) Bên cạnh đó, người bán thuốc ở hiệu thuốc cũng sẵn sàng bán thuốc KS khi người mẹ ra mua, thậm chí không có đơn: “Cũng có nhiều chị hễ con ho là cho con đi khám ở viện TW và mua thuốc ở đấy về uống nhưng không khỏi, rồi ra mua thuốc của chị về uổng mấy hôm sau ra bảo là hợp thuốc của chị cháu khỏi rồi. “Cũng không nguy hiểm lắm đâu, không dùng thuốc đấy nữa là tự nó hết ỷ mà, do không hợp thuốc thôi, tôi cũng từng bị dị ứng thuốc nên biết rồi, ra nói với người bán thuốc là không họp với thuốc đó và cho thuốc khác là được.
“Bản thuốc KS thì chị vẫn bán cho người mua 5 ngày đấy chứ, nhưng nó thành thói quen của họ rồi, cứ khoảng 3 ngày đỡ là họ lại thôi luôn vì họ bảo uông nhiều hại người lắm, làm sao chị bắt họ uống hết 5 ngày được.
Việc sử dụng thuốc KS không đơn đang lan rộng và gia tăng có thể giải thích có liên quan đến tăng nhu cầu SDKS của người dân mà không được kiểm soát, có thể gây hại vì tác dụng không mong muốn của thuốc, khả năng làm lu mờ những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, phát triển thành những bệnh mãn tính và tăng khả năng tái nhiễm lại các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cũ trước đây. Điều này cũng liên quan đến những cảnh báo khẩn cấp và sự lan rộng của sự kháng thuốc KS của vi khuẩn, những vấn đề này thúc đẩy những người làm chính sách có những sự quan tâm thiết thực để tạo ra chính sách thích hợp cũng như đảm bảo được hiệu lực thi hành được tốt [51], Và lý do chính cho việc SDKS không đơn của các bà mẹ trong nghiên cứu này là do bệnh nhẹ chiếm tới 84% nên quyết định tự đi mua KS sử dụng. (nữ, 30 tuổi, thôn Đông Ket) Ket quả cho thấy việc y tế địa phương cần phải quan tâm đến hành vi bảo vệ sức khỏe cho trẻ của các bà mẹ trên địa bàn là cần thiết, cần có các buổi truyền thông lồng ghép với các chương trình tiêm chủng nhằm giải thích cho các bà mẹ hiểu lý do vì sao phải đưa trẻ đi khám để chữa bệnh theo đúng phác đồ, hạn chế việc sử dụng thuốc bừa bãi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và nâng cao kiến thức và thực hành SDKS đúng.
Tuy nhiên việc tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp và TĐHV với thực hành của chúng tôi cho thấy thực hành của các bà mẹ làm nông dân, công nhân, buôn bán, nội trợ còn rất thấp vì vậy chúng tôi khuyến cáo ngành y tế địa phương cần quan tâm hơn đến việc nâng cao kiến thức cho những bà mẹ nói riêng và người dân nói chung làm nghề nông dân và các nghề khác bằng các can thiệp cụ thể nhằm nâng cao việc thực hành SDKS được tốt hơn.