Kết quả phục hồi chức năng sớm các rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não cấp điều trị tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    • Cách thức tiến hành

      - Các triệu chứng: nuốt vướng, ho sặc khi nuốt, thay đổi giọng nói hoặc giọng khàn sau khi nuốt, tồn đọng thức ăn trong khoang miệng, hạn chế nhai, chảy nước dãi. Bước 2: Nhóm điều dưỡng có chứng chỉ tập PHCN nuốt sẽ tiến hành các bài tập PHCN nuốt cho người bệnh thuộc nhóm can thiệp bằng các bài tập PHCN nuốt (Phụ lục 4). - Đối chiếu số liệu: Nghiên cứu viên độc lập sẽ lấy bệnh án nghiên cứu của 30 đối tượng tham gia (32.2%) để so sánh với kết quả nhập liệu xem có sai sót gì không.

      * Tất cả người bệnh NMN phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn điều trị nội trú tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Bạch Mai được khám và hỏi bệnh dựa theo mẫu bệnh án nghiên cứu dành riêng cho đề tài (phụ lục 1). Đưa lưỡi sang vùng niêm mạc má 2 bên, dùng tay kỹ thuật viên kháng lại bên ngoài má người bệnh, yêu cầu người bệnh dùng lưỡi đẩy tay kỹ thuật viên, khuyến khích người bệnh đặt tay của mình lên má để cảm nhận khi đẩy lưỡi. Giữ môi thật chặt, và tưởng tưởng đang nuốt 1 quả nho hay một viên thuốc đồng thời gập cằm về phía trước,hít một hơi thật sâu và giữ hơi thở này, nín thở trong khi nuốt cố gắng thực hiện động tác nuốt mạnh.

      Khuyến khích người bệnh nói chuyện nhiều và cười nhiều với nhân viên và người nhà vì khi nói chuyện người bệnh tăng cường giao tiếp, tăng cường chí nhớ đồng thời vận động tối đa các cơ hầu họng, vùng miệng giúp quá trình nuốt được hiệu quả và an toàn. Bài tập Mendelsohn: Đặt 3 ngón trỏ, giữa và nhẫn của bàn tay của người hướng dẫn vào vùng da cổ dưới cằm người bệnh, sau đó yêu cầu người bệnh nuốt, để cảm nhận sự di chuyển của lưỡi và họng. - Việc áp dụng một số bài tập trên: Người bệnh sẽ được tập các bài tập vận động lưỡi, tập phát âm để giúp làm tăng độ mạnh, độ bền của các cơ môi, lưỡi hàm.

      Các bài tập nuốt gắng sức, tập đẩy hàm, tập nuốt với kích thích nuốt, tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt giúp làm sạch họng và giảm tồn đọng thức ăn, nước bọt ở miệng. + Bắt đầu thử nghiệm nuốt chất đặc nhiều (pudding): Hòa ba thìa chất làm đặc cùng 100ml nước tinh khiết thành hỗn hợp dịch thuần nhất sau đó cho bệnh nhân ăn: một phần ba thìa lần đầu tiên, tiếp theo năm lần liên tiếp nửa thìa. + Thử nghiệm nuốt chất lỏng đặc nhẹ (nectar): Hòa một thìa chất lỏng làm đặc cùng 100ml nước tinh khiết, làm các bước tương tự như trên.

      Vệ sinh miệng: Vệ sinh miệng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh có rối loạn nuốt, các chất bẩn đóng trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. - Quy trình đánh giá rối loạn nuốt theo thang điểm GUSS và các bài tập rối loạn nuốt được Bộ Y tế cho phép đưa vào thực hiện từ năm 2020, không đi ngược.

      2.4. Sơ Đồ Nghiên Cứu
      2.4. Sơ Đồ Nghiên Cứu

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

      ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU

        Nhận xét: số lượng người bệnh tổn thương bán cầu não phải chiếm tỉ lệ lớn nhất (37,5%, tương đương 36 người bệnh). Mức độ khó nuốt theo thang điểm GUSS trước can thiệp Khả năng nuốt theo. Mức độ rối loạn nuốt của người bệnh trước can thiệp Rối loạn nuốt Trước can thiệp Tỷ lệ (%).

        Nhận xét: Trước can thiệp có 42,7% (41 người) người bệnh phải đặt sonde dạ dày để theo dừi và nuụi dưỡng. Tỉ lệ người bệnh bị liệt mặt và liệt nửa người trước can thiệp Nhận xét: Đa phần người bệnh tham gia nghiên cứu bị liệt nửa người (72,9%, tương đương với 70 người).

        Hình 3.1. Phân bố người bệnh theo giới tính
        Hình 3.1. Phân bố người bệnh theo giới tính

        Hiệu quả của can thiệp PHCN nuốt cho người bệnh

          Nhận xét: Mức độ khó nuốt theo thang điểm GUSS của người bệnh được cải thiện rừ rệt sau can thiệp. Nhỡn chung, mức độ rối loạn nuốt của người bệnh được cải thiện một cỏch rừ rệt sau can thiệp. Hiệu quả cải thiện khả năng nuốt các dạng thức ăn sau can thiệp Bảng 3.14.

          Khả năng nuốt cỏc dạng thức ăn của người bệnh sau can thiệp cú sự cải thiện rừ rệt.

          Bảng 3.12. Mức độ khó nuốt theo thang điểm GUSS trước và sau can thiệp
          Bảng 3.12. Mức độ khó nuốt theo thang điểm GUSS trước và sau can thiệp

          BÀN LUẬN

          • Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 1. Đặc điểm về tuổi
            • Các triệu chứng lâm sàng
              • Hiệu quả của can thiệp PHCN với các triệu chứng của rối loạn nuốt

                Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ các tổn thương thành mạch, từ đó dẫn đến nhồi máu não, chảy máu não và bệnh lý thoái hoá, dẫn đến tử vong hoặc các biến chứng nặng nề về thể chất và trí tuệ cũng như các biến chứng khác, đặc biệt rối loạn nuốt [3],[24]. Hầu hết người bệnh trong nghiên cứu này của chúng tôi đều có ý thức tỉnh táo, tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là điểm Glasgow từ 12 điểm trở lên, những người bệnh có rối loạn ý thức nặng hoặc hôn mê chúng tôi không chọn vào mẫu nghiên cứu vì những người bệnh này sẽ không có khả năng kiểm soát được động tác nuốt, bởi vì động tác nuốt là bán tự động [25],[34]. Rối loạn nuốt có liên quan đến tình trạng ý thức của người bệnh, điều này cũng phù hợp với cơ chế sinh lý bệnh của rối loạn nuốt trong TBMMN là rối loạn nuốt chủ yếu ở pha miệng - họng là động tác có ý thức, một tình trạng rối loạn ý thức sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nuốt.

                Phương pháp đánh giá và sàng lọc người bệnh có rối loạn nuốt bằng bảng điểm GUSS có độ tin cậy cao và dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế trên lâm sàng, từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ chăm sóc và tập luyện phù hợp cho từng đối tượng bệnh. Ở người bệnh có RLN sau ĐQN cấp có các triệu chứng: nuốt khó, ho khi nuốt, chảy nước dãi, hạn chế nhai, tồn đọng thức ăn trong khoang miệng và thay đổi giọng nói sau khi nuốt ở người bệnh sau can thiệp đều giảm so với trước can thiệp (với giá trị p đều nhỏ hơn 0,05). Triệu chứng được cải thiện nhiều nhất là hạn chế nhai (giảm từ 93 người bệnh xuống còn 41 người so với trước can thiệp) và tồn động thức ăn trong khoang miệng (giảm từ 94 người bệnh xuống còn 45 người bệnh so với trước can thiệp) Và các triệu chứng như thay đổi giọng, ho sặc sau khi nuốt và chảy nước dãi cũng cho kết quả giảm hơn so với trước can thiệp.

                Như vậy khi can thiệp bài tập nuốt sớm có tác dụng làm giảm các biến chứng liên quan đến nằm lâu, thúc đẩy quá trình hồi phục của não, các hoạt động chức năng được cải thiện nhanh hơn và tốt hơn, cũng như rút ngắn thời gian nằm viện dẫn tới giảm chi phí. Với kết quả này chúng tôi nhận thấy hiệu quả của việc can thiệp tập PHCN nuốt sớm là tốt hơn so với trước tập, chứng tỏ những can thiệp này có thể đóng một vai trò quan trọng trong liệu pháp trị chứng khó nuốt kết hợp với các phương pháp trị liệu truyền thống để phục hồi chứng khó nuốt [23]. Điều chỉnh chế độ ăn uống và những kỹ thuật bù trừ cũng như các bài tập nuốt trực tiếp với thức ăn hoặc không có thức ăn cần được thiết kế phù hợp với mỗi người bệnh, đảm bảo quá trình phục hồi rối loạn nuốt hiệu quả mà vẫn an toàn.

                Điều này cho thấy sau khi bị đột quỵ nếu như người bệnh được phân loại,đánh giá và chăm sóc tốt về PHCN và dinh dưỡng thì khả năng phục hồi sẽ tốt hơn, kết quả này cũng phù hợp với nhận định của các tác giả khác [16],[33]. Đồng thuận kết quả của chúng tôi có thể giúp hướng dẫn việc phát triển các chiến lược phục hồi chức năng đột quỵ cấp hiệu quả hơn và thiết kế các thử nghiệm đột quỵ cấp trong tương lai liên quan đến các hoạt động ngoài giường và các chế độ vận động khác.[23]. Mục tiêu phục hồi chức năng nuốt là đảm bảo dinh dưỡng và nước cho người bệnh, xác định phương pháp cho ăn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng phổi, giảm gánh nặng chăm sóc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình.

                Nguyên tắc phục hồi chức năng nuốt là phục hồi lại chức năng nuốt bình thường (tạo ra sự thay đổi lâu dài bằng các bài tập), điều chỉnh độ đặc lỏng của thức ăn và điều chỉnh hành vi ăn uống của người bệnh (bù trừ đề đạt mục tiêu trước mắt là đảm bảo an toàn trong quá trình cho ăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi đúng vào thời điểm chuẩn bị bùng phát dịch Covid 19, cỡ mẫu chưa đủ lớn cùng với việc chỉ đánh giá so sánh trước sau, không so sánh được với nhóm chứng nên chưa đánh giá hết được hiệu quả tác động cũng như theo dừi sự cải thiện một cỏch tốt nhất.