Hứng thú học tập môn Tâm lý học giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục

MỤC LỤC

Khái niệm Hứng thú

Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách. Hứng thú được các nhà nghiên cứu đánh giá là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, do đó có rất nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề này. a) Quan niệm của một số nhà tâm lý học phương Tây. Trong tâm lý học phương Tây có nhiều quan điểm không thống nhất, thậm chí rất khác nhau về hứng thú. Một số nhà Tâm lý học xem xét hứng thú dưới góc độ sinh vật, cho rằng hứng thú là thuộc tính bẩm sinh, là dấu hiệu của nhu cầu, của bản năng cần được thỏa mãn như I.Ph Shecbac, V.Giêmxơ, S.Klaparet. Trong khi đó, Sharlette Bhuler giải thích hứng thú định hình ở sự sáng tạo tinh thần của con người khi làm việc với các tài liệu. Một số tác giả lại cho rằng hứng thú là một hiện tượng không cô lập, không tách rời với các hiện tượng tâm lý khác mà là sự kết hợp của nhiều quá trình tâm lý. Như vậy, quan niệm về hứng thú của các nhà tâm lý học phương Tây đã được nghiên cứu, xem xét ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. b) Quan niệm của các nhà Tâm lý học Mác xít. - Trong Đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm của các tác giả đã nêu: Hứng thú là sự định hướng có sự lựa chọn của cá nhân với những sự vật hiện tượng của thực tế xung quanh, sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự vươn lên thường trực tới nhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng đày đủ và sâu sắc hơn [6;13].

Cấu trúc của hứng thú

Như vậy, các nhà tâm lý học Mác xít đã nghiên cứu tính phức hợp của hứng thú (bao gồm nhiều quá trình tâm lý) và xem xét hứng thú trong mối tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách (trong mối quan hệ với nhu cầu, xu hướng với xúc cảm, ý chí). Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong cấu trúc tâm lý cá nhân, phân biệt hứng thú với những khái niệm gần nó, phân tích cấu trúc của hứng thú, cùng sự hình thành và phát triển của hứng thú trong các giai đoạn khác nhau.

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi trong cấu trúc hứng thú
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi trong cấu trúc hứng thú

Sự hình thành hứng thú

Ngoài ra, các yếu tố của môi trường như dư luận xã hội, ý kiến của những người gần gũi, điều kiện vật chất…đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển của hứng thú. Tóm lại, khi xem xét sự hình thành và phát triển hứng thú phải tính đến ảnh hưởng của các yếu tố: đặc điểm của đối tượng, đặc điểm của chủ thể và tác động của môi trường.

Vai trò của hứng thú

Khi có hứng thú con người không chỉ tích cực tìm hiểu, thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đối tượng mà còn tích cực hoạt động theo hướng phù hợp với hứng thú đó, luôn tìm những cách thức tốt nhất để hoàn thành công việc, nhiệm vụ một cách tốt nhất. Như vậy, hứng thú không chỉ dừng lại ở sự thích thú vẻ bề ngoài, sự tò mò mang tính hiếu kì mà hứng thú chân chính luôn thúc đẩy con người hành động, hành động sáng tạo để chiếm lĩnh đối tượng đó.

Hứng thú học tập

Khái niệm về hứng thú học tập

Từ đó, giúp tăng hiệu quả của các hoạt động với đối tượng mà họ cảm thấy thích thú và bị lôi cuốn.

Hứng thú học tập Tâm lý học Giao tiếp 1. Giới thiệu về môn Tâm lý học giao tiếp

Khái niệm về hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp

Từ những quan điểm trên chúng tôi xin đi đến khái niệm như sau: Hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp là thái độ đặc biệt của người học với môn Tâm lý học giao tiếp và với hoạt động học tập bộ môn do nhận thức được ý nghĩa của môn học và môn học có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình học tập bộ môn. Do đó trong khuôn khổ để tài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đi lại những nghiên cứu về hứng thú học tập ở một môn học cụ thể nhưng với đối tượng là những sinh viên năm thứ nhất của Học viện Quản lý Giáo dục với các biểu hiện cụ thể trong học tập môn Tâm lý học giao tiếp nhằm đánh giá thực trạng hứng thú của những tân sinh viên trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Biểu hiện của hứng thú học tập Tâm lý học Giao tiếp

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu. Trong khuôn khổ đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về những biểu hiện hứng thú và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Tâm lý học Giao tiếp của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục Học viện Quản lý Giáo dục với những nội dung cơ bản như sau:. b) Mặt thái độ: Mặt thái độ cũng bao gồm thái độ tích cực của người học với môn Tâm lý học Giao tiếp và với hoạt động học tập môn học, được cụ thể hóa thông qua hình 2.1 sau:. Hình 2.1: Biểu hiện mặt thái độ trong hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp c) Mặt hành vi: Những biểu hiện về mặt hành vi vừa là thành phần trong cấu trúc vừa là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của hứng thú học tập Tâm lý học Giao tiếp. Tóm lại, nội dung nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi bao gồm ba mặt cụ thể với những biểu hiện như trên nhằm làm sáng tỏ thực trạng vấn đề nghiên cứu, mặt khác xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến hứng thú học tập Tâm lý học Giao tiếp của sinh viên.

Hình 2.1: Biểu hiện mặt thái độ trong hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp c) Mặt hành vi: Những biểu hiện về mặt hành vi vừa là thành phần trong cấu
Hình 2.1: Biểu hiện mặt thái độ trong hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp c) Mặt hành vi: Những biểu hiện về mặt hành vi vừa là thành phần trong cấu

Các yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú học tập Tâm lý học Giao tiếp

Trong mối quan hệ này, những yếu tố chủ quan của mỗi người học là điều kiện bên trong để các yếu tố khách quan bên ngoài phát huy tác dụng làm hình thành và phát triển hứng thú học tập Tâm lý học Giao tiếp. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác nhằm bổ trợ cho cho nhau và kiểm chứng lại các kết quả điều tra bằng bảng hỏi như: Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp đàm thoại và các phương pháp hỗ trợ khác.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trong đề tài nghiên cứu về hứng thú học tập môn Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5- Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu chương trình, giáo trình và các tài liệu tham khảo về Tâm lý học nói chung và Tâm lý học giao tiếp nói riêng, tìm ra những quan điểm, nguyên tắc phương pháp luận để xây dựng và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài đồng thời định hướng cho việc tìm biện pháp tác động đến hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp cho sinh viên.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket)

- Tiến hành thu thập các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu thông qua sách báo, mạng internet, các chương trình nói chuyện của các nhà nghiên cứu, và các kênh thông tin khác. Xử lý số liệu: Kết quả phiếu điều tra được chúng tôi thu thập và xử lý số liệu dựa trên hai công thức cơ bản là công thức tính phần trăm và công thức tính trung bình.

Phương pháp quan sát

Cách thức tiến hành: Chúng tôi tiến hành xây dựng một phiếu điều tra chuẩn với sự cố vấn của giảng viên hướng dẫn. Sau đó đến tại lớp K5A, phát phiếu điều tra và hướng dẫn những nội dung cụ thể mong muốn có được sự hợp tác chân thành từ các bạn.

Phương pháp phỏng vấn sâu

- Những đề xuất của sinh viên về việc dạy và học Tâm lý học giao tiếp. Sau đó tiến hành thu thập phiếu điều tra và xử lý kết quả điều tra.

Phương pháp xử lí thông tin bằng toán thống kê

Tóm lại, với đề tài hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giao dục, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu về các nội dung cụ thể như biểu hiện của hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục. Chúng tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, một mặt mang tính học hỏi trong sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu khoa học mặt khác có được cách tiếp cận đa dạng nhất, đầy đủ nhất về vấn đề nghiên cứu.

Nhận thức của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục về tầm quan trọng của môn Tâm lý học giao tiếp

Nhận thức về ý nghĩa môn Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5

Nhiều sinh viên K5 cho rằng: “Tâm lý học giao tiếp trình bày hệ thống khái quát những kiến thức về kỹ năng giao tiếp, phương tiện giao tiếp, phong cách giao tiếp, những ấn tượng ban đầu ở lần gặp gỡ đầu tiên là những kiến thức ai cũng cần được trang bị để hiểu biết hơn về các quá trình giao tiếp thường xuyên diễn ra giữa các sinh viên, đối với đặc trưng ngành Tâm lý thì nó còn có những đòi hỏi cao hơn”.[Phụ lục 02],[Phụ lục 03]. Mặt khác, một số bạn sinh viên có những kỳ vọng vào tác dụng thiết thực của môn học này khi nghe tên “Tâm lý học giao tiếp” đối với chuyên ngành mình được đào tạo nhưng trong quá trình học tập phần nào những kỳ vọng trên chưa được đáp ứng vì thế đã làm giảm ý nghĩa thiết thực trong đánh giá của họ với bộ môn Tâm lý học giao tiếp.

Nhận thức về vai trò của môn Tâm lý học giao tiếp

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sở dĩ các sinh viên K5 – Khoa GD đánh giá cao vai trò: “Hiểu biết hơn về các quá trình, trạng thái giao tiếp góp phần tự hoàn thiện các kỹ năng của bản thân” là do, đa số các bạn sinh viên K5 trong lớp đều đến từ các Tỉnh, Thành phố khác nhau, vốn dĩ có môi trường giao tiếp khác nhau, nên khi tiếp xúc với nhau vẫn còn thiếu các kỹ năng giao tiếp, thông qua môn học các bạn muốn rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho bản thân, tự tin hơn trong giao tiếp, góp phần hoàn thiện hơn các kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên với ý kiến “Thiết thực đối với nghề nghiệp tương lai của bản thân” thì đa số các bạn đều có thái độ e dè, băn khoăn hơn vì nhiều bạn cho rằng vẫn chưa hình dung được chuyên ngành mình đang học sau này sẽ làm được những gì và làm ở đâu, công việc chính là gì và nhiều bạn tỏ ra chưa hứng thú với ngành học,… Xuất phát từ những suy nghĩ đó nên đặc điểm này chưa được sinh viên đánh giá cao và xếp ở vị trí thấp hơn.

Bảng 3. 1: Nhận thức về vai trò môn Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5 –
Bảng 3. 1: Nhận thức về vai trò môn Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5 –

Nhận thức về tính chất của môn Tâm lý học giao tiếp

Lý giải cho vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành quan sát, nghiên cứu giáo trình Tâm lý học giao tiếp kết hợp với hỏi ý kiến chuyên gia và phỏng vấn một số bạn sinh viên, tổng hợp các ý kiến cho thấy: Nguyên nhân của điều này là do tính chất nội dung của môn Tâm lý học giao tiếp quy định. Nội dung môn Tâm lý học giao tiếp có đối tượng là các quá trình giao tiếp, các trạng thái giao tiếp của con người với con người, cùng với đó là một hệ thống các khái niệm về các phương tiện giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp, phong cách giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.

Thái độ của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục môn Tâm lý học giao tiếp Tìm hiểu về thái độ của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục đối với môn Tâm lý

Thái độ của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục đối với môn Tâm lý học giao tiếp

+ Ở mức độ không ưa thích môn học: (Bao gồm “Không thích hoc” và. “Chán học”) có 10% số sinh viên được tổ chức điều tra có thái độ không thích môn học. Từ những kết quả phân tích như trên cho thấy: Đa số sinh viên khi được hỏi về thái độ của bản thân đối với môn Tâm lý học giao tiếp đều có thái độ “ưa thích”.

Bảng 3. 2: Thái độ của sinh viên K5 - Khoa GD đối với môn Tâm lý học giao tiếp.
Bảng 3. 2: Thái độ của sinh viên K5 - Khoa GD đối với môn Tâm lý học giao tiếp.

Biểu hiện thái độ của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục trong quá trình học tập Tâm lý học giao tiếp

Ngoài ra các phương án biểu hiện thái độ tiêu cực trước những tiết học Tâm lý học giao tiếp được sinh viên K5 đánh giá thấp hơn, xếp với các vị trí lần lượt là thứ 6: “Kiến thức Tâm lý học giao tiếp khó có thể áp dụng được vào thực tiễn giao tiếp nên chỉ học cho qua, không quan tâm nhiều”, X = 2.17, ở vị trí thứ 7 là: “Tâm lý học giao tiếp cũng bình thường, chưa cảm thấy có kiến thức thú vị”, X = 1.61. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên K5 có thái độ không ưa thích môn học (Chiếm 10%, bao gồm thái độ “Không thích học” và “chán học”) và chưa đánh giá cao thái độ tích cực trong quá trình học tập, điều này cũng phù hợp với những kết quả khảo sát trong phần 3.1.1 trên, cho thấy một số bộ phận sinh viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trong của môn học nên chưa có thái độ đúng đắn hơn với môn Tâm lý học giao tiếp.

Bảng 3. 3: Thái độ của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục trong quá trình học  tập Tâm lý học giao tiếp
Bảng 3. 3: Thái độ của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục trong quá trình học tập Tâm lý học giao tiếp

Mặt hành vi trong hứng thú học tập Tâm lý học giao tiếp của sinh viên K5 – Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục

Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi cho những bạn đã từng áp dụng những kiến thức Tâm lý học giao tiếp vào hoạt động thực tiễn: “ Bạn có thể kể những trường hợp nào mình đã áp dụng những kiến thức Tâm lý học giao tiếp vào hoạt động thực tiễn?” thì hầu hết các bạn đều nhận định rằng, những kiến thức Tâm lý học giao tiếp đã bước đầu định hướng cho bản thân về phong cách giao tiếp với mọi người, những nguyên tắc khi giao tiếp với người khác như: có thiện chí trong giao tiếp, biết lắng nghe, tôn trọng đối tượng giao tiếp, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong giao tiếp. Một số bạn sinh viên K5 cũng cho rằng những kiến thức đó góp phần tạo sự tự tin cho bản thân trong quá trình giao tiếp, trong hoạt động thực tiễn như đi xin việc làm thêm, tham gia các tổ chức, các câu lạc bộ như tham gia hoạt động tuyên truyền hiến máu, Câu lạc bộ FP, [Phụ lục 02][Phụ lục 03]… Tuy nhiên những phương án trả lời của sinh viên vẫn còn chung chung, chưa có định hướng và chưa cụ thể.

Bảng 3. 4: Mức độ tích cực trong hành vi học tập Tâm lý học giao tiếp của
Bảng 3. 4: Mức độ tích cực trong hành vi học tập Tâm lý học giao tiếp của