MỤC LỤC
Thuyết tự chủ và động lực của con người đã xuất hiện vào những năm 70 nhưng được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Edward Deci (1942) và Richard Ryan (1953) vào năm 2000, thuyết tự chủ là một lý thuyết vĩ mô về động lực và tính cách con người liên quan đến xu hướng tăng trưởng vốn có và nhu cầu tâm lý bẩm sinh. Những phát hiện này đồng tình với nghiên cứu của Nieman (2013), người báo cáo rằng việc tham gia Gap Year tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thích nghi với trường đại học, vì họ thường trưởng thành hơn và có khả năng đảm đương trách nhiệm tốt hơn, cũng như sự tự do, gắn liền với cuộc sống đại học. Tác giả kết luận: Mỗi người tham gia bị ảnh hưởng bởi một số người khác nhau: thành viên gia đình, đồng nghiệp, nhà tư vấn, giáo viên, anh chị em, cố vấn và sở thích - du lịch, thể thao, tâm linh, học ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc, dịch vụ cộng đồng, tất cả đều cung cấp nền tảng cho nhiều sự lựa chọn của Gap Year.
Đối với những người tham gia này, ba mẫu số chung nổi lên là: kỳ vọng của gia đình về việc vào đại học, thành tích trung học tốt và khả năng tồn tại của Gap Year – bao gồm hai điều kiện chính xuất hiện từ nhận xét của những người tham gia về các quyết định Gap Year của họ gồm động lực cá nhân và tính khả thi về tài chính. HCM, tác giả cho rằng hiệu quả học tập đối với học sinh, sinh viên được xác định bao gồm: (1) Tôi luôn hứng thú với việc học tập, (2) Tôi luôn đạt điểm cao trong lớp học, (3) Tôi thường có được những thành tích trong các cuộc thi học thuật của trường, (4) Những sáng kiến trong học tập của tôi luôn được đánh giá cao, (5) Việc học luôn là dễ dàng đối với tôi, (6) Các phương pháp học tập mà tôi áp dụng luôn mang lại hiệu quả, (7) Tôi luôn tiếp thu các kiến thức mới một cách nhanh chóng.
Theo Birch và Miller (2007), những người đã cho rằng mối quan hệ tiêu cực giữa thành tích và việc tham gia Gap Year là do thiếu sự chắc chắn sau trung học — một phân bổ được hỗ trợ bởi các phát hiện hiện tại cho thấy mối liên hệ giữa hiệu quả học tập và sự không chắc chắn sau trung học. Martin cho rằng sự không chắc chắn sau trung học tác động mạnh đến Quyết định Gap Year và Động lực trải nghiệm của học sinh sinh viên, tác giả xác định gồm: (1) Tôi cảm thấy kiệt sức và không còn là chính mình sau 12 năm cố gắng học tập, phấn đấu, (2) Tôi không được học những môn học cần thiết ở trường phổ thông, (3) Tôi không sẵn sàng cho việc hòa nhập, thích nghi với môi trường học tập mới, (4) Các trường đại học có xu hướng tăng dần học phí từng năm học khiến bố mẹ tôi có thể không chi trả nổi, (5) Tôi không còn đủ thời gian để xác định lại mục tiêu, sở thích và sở trường của mình, (6) Ngành nghề tôi chọn có tính chất đào thải cao trong xã hội, (7) Chuẩn đầu ra của trường đòi hỏi quá cao, (8) Trường đại học tôi chọn có tỷ lệ tuyển sinh giới hạn, (9) Tôi không có đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết, (10) Công việc tôi làm trong tương lai không có cơ hội tiếp xúc nhiều ngành nghề khác nhau , (11) Tôi nghĩ môi trường làm việc trong tương lai không phù hợp với tôi, (12) Tôi không chắc chắn khi đưa ra quyết định nào đó cho tương lai mình trong nhiều năm tới., (13) Tôi không cảm thấy tự tin với những kế hoạch tôi tự đề ra, (14) Tôi không nhận được lời khuyên từ gia đình, bạn bè khi mất phương hướng trong việc học tập, công việc. Martin, kết quả cho thấy sự tác động thuận chiều giữa Dự định không chắc chắn sau trung học và Quyết định Gap Year, sự tác động thuận chiều giữa Dự định không chắc chắn sau trung học và Động lực trải nghiệm của học sinh, sinh viên tại Hoa Kỳ.
Yếu tố Tự lập từ nghiên cứu Những người tham gia Gap Year: sự hấp dẫn, xu hướng và kết quả dài hạn (Claire Crawford và Jonathan Cribb, Viện nghiên cứu tài chính thông qua Trung tâm Phân tích quá trình chuyển đổi của giới trẻ, 2012) và bài. Ngoài ra, thông qua quá trình phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm trong nghiên cứu của Lori Ilene Tenser (2015) đã cho thấy, yếu tố tự lập xuất hiện xuyên suốt và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quyết định Gap Year. Từ các nghiên cứu trên, áp dụng cho TP.HCM, tác giả cho rằng sự tự lập đối với học sinh, sinh viên được xác định bao gồm: (1) Tôi lựa chọn trường học theo đúng mong muốn của bản thân (trường cấp 3, đại học,…), (2) Tôi không quan tâm về sự thất vọng của người khác khi không học đại học, (3) Tôi dễ dàng rời khỏi gia đình, sống ở môi trường mới., (4) Tôi dễ dàng thiết lập quan hệ xã hội mới và tham gia vào hoạt động cộng đồng ở trường đại học, (5) Tôi cảm thấy tự tin, cởi mở trong giao tiếp, (6) Tôi tự sắp xếp và quản lý cuộc sống của bản thân, (7) Tôi tự quản lý tài chính của bản thân và tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống, (8) Tôi tự chuẩn bị, lựa chọn thức ăn đủ chất và dinh dưỡng, (9) Tôi tự lên kế hoạch khi đi du lịch, (10) Tôi cảm thấy thích thú khi được đi đến bất cứ nơi đâu và bất kể lúc nào, (11) Tôi cảm thấy tuyệt vời khi được làm những điều tôi muốn.
Áp dụng cho TP.HCM, tác giả cho rằng động lực trải nghiệm học sinh, sinh viên được xác định gồm: (1) Tôi muốn đặt chân đến nhiều đất nước mới và trải nghiệm sự giao thoa văn hóa; (2) Tôi muốn dành ít thời gian hơn cho việc lo lắng về bài tập và điểm số; (3) Tôi muốn dành thời gian tích lũy thêm nhiều kiến thức hơn để hỗ trợ việc học đại học; (4) Tôi muốn tích lũy nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế dù tôi đã sẵn sàng cho việc học đại học.; (5) Tôi muốn tham gia vào các khóa học phát triển kỹ năng để có những trải nghiệm thực tế, thay vì dành thời gian cho những thứ vô bổ (thiết bị điện tử, mạng xã hội…). Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung là một công cụ thích hợp để khai thác, điều chỉnh và bổ sung thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức (Stewart và Shamdasani năm 1990). Sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc biến tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết có được từ lý thuyết hay thực nghiệm giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được các nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Brainstorming nhằm khám phá các vấn đề liên quantới quyết định Gap Year của học sinh, sinh viên TP.HCM, dùng để điều chỉnh và bổ sung vào thang đo của mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng đã nêu lên cơ sở lý thuyết để tiến hành phân tích dữ liệu gồm: đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích CFA, kiểm định mô hình, kiểm định giả thuyết và kiểm định sự khác biệt. Sau khi loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ như không nằm trong đối tượng khảo sát qua phần câu hỏi gạn lọc (bao gồm những đáp viên không phải đang sinh sống và học tập tại TP.HCM; chưa bao giờ thực hiện Gap Year; chưa từng tham gia một khảo sát có liên quan tới quan tới vấn đề Gap Year trong 03 tháng gần đây; bản thân đáp viên hoặc người thân người thân có làm việc trong những lĩnh vực sau đây hay không: Báo chí, công ty nghiên cứu thị trường, tổ chức Gap Year, các công ty cung cấp dịch vụ Gap Year,…); phiếu khảo sát có nhiều ô trống hoặc nhiều hơn một ô trả lời; hoặc có cơ sở để xác định những câu trả lời không đáng tin cậy (chọn cùng một hoặc mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi), số bảng câu hỏi hợp lệ còn lại là 520 (đạt tỷ lệ 86,67%).