MỤC LỤC
FOTON C240 được đánh giá là có động cơ khỏe, tiết kiệm nhiên liệu, có khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện đường sá giao thông Việt Nam và còn được đánh giá là dòng xe có nhiều tính năng, thông số kỹ thuật vượt trội so với các dòng sản. 6 Ly hợp Một đĩa ma sát khô, dẫn động thủy lực, trợ lực khí nén. Chọn và giới thiệu tính năng kỹ thuật của cẩu tự nâng hàng được sử dụng.
Cơ cấu quay Mô tơ dẫn động thủy lực, giảm tốc bánh răng trục vít, hệ thống khóa thủy lực 1 Góc quay của cần cẩu, độ 360 (quay liên tục trên ổ bi). Loại hoạt động kép:1 xy lanh nâng cần, 3 xy lanh nâng theo tầng xy lanh, 4 xy lanh nâng theo chiều dọc chân chống, 4xy lanh duỗi theo dầm ngang chân chống. 2 Van cân bằng đối trọng để nâng cần cao và xilanh tầng 3 Chỉ báo góc nâng cần và tải trọng ứng với mỗi góc nâng.
Thùng lửng được thiết kế để chở một số mặt hàng như: sắt tấm, sắt cuộn, dây điện, ống nước, các loại vật liệu công trình,…Ưu điểm của loại thùng này là kết cấu đơn giản, dễ dàng nâng, hạ, xếp hàng hóa nặng, không gian thùng rộng,. + Nếu cẩu hàng từ phía sau lên thùng, bắt buộc chúng ta phải cẩu hàng lại gần, đồng thời phải xoay cần cẩu góc 1800 thì chúng ta mới hạ được hàng xuống thùng xe, làm cho quá trình nâng hạ hàng hóa trở nên phức tạp hơn. + Với thùng xe là thùng mui bạt thì sẽ có thể chở được nhiều loại hàng hóa, có thể bảo vệ được hàng hóa tránh ảnh hưởng trực tiếp với thời tiết bên ngoài.
+ Thông thường khi thiết kế thùng mui bạt, mục đích của người sử dụng là mong muốn chở hàng hóa có diện tích lớn, chiều cao khổ hàng hóa cao vì thế khối lượng riêng của hàng hóa thấp hơn. Với phương án thiết kế thùng mui bạt đối với xe có gắn cần cẩu thì không được khả thi bởi vì những hàng hóa khi sử dụng cần cẩu thường là có trọng lượng lớn, có thể chở hàng hoặc di dời từ vị trí này qua vị trí khác. - Thùng kín là loại thùng phù hợp với mục đích chuyên chở hàng hóa như: rau củ quả, hàng hóa tiện lợi, các mặt hàng cần bảo quản tránh ảnh hưởng trực tiếp với thời tiết bên ngoài.
- Thùng lửng thường được sử dụng để chở các loại hàng hóa có khối lượng riêng nặng như: sắt cuộn, sắt tấm, vật liệu công trình,…Vì thế việc sử dụng cần cẩu và vận chuyển hàng hóa cung có chung mục đích như nhau;. Phần thứ hai là hệ thống thuỷ lực bao gồm bơm, bình chứa dầu, tổng van phân phối, lọc dầu, các động cơ thuỷ lực, xy lanh thủy lực và các đường dầu dùng để điều khiển hoạt động của các bộ phận trên cần cẩu. - Khi muốn gài bộ trích công suất hoạt động, ta ngắt ly hợp hoàn toàn và bật bộ trích công suất, lúc này đèn tín hiệu sẽ được bật sáng, dòng điện qua cầu chì vào cuộn dây rơle làm cho rơle hoạt động, đồng thời mở van khí nén, khí nén từ bình chứa vào.
Khi đó làm cho bơm hoạt động, dầu từ thùng chứa cung cấp cho tổng van phân phối, sau đó dầu từ tổng van phân phối đi đến điều khiển dẫn động các động cơ thuỷ lực, xy lanh thủy lực để dẫn động các cơ cấu chấp hành thực hiện hoạt động của cần cẩu. - Khi vận hành cẩu tủy theo khẩu độ làm việc thì khối lượng nâng phải trừ đi khối lượng của cụm móc cẩu, các thiết bị chuyên dùng chằng buộc hàng hóa, khối lượng do momen của hàng hóa tác dụng lên móc cẩu. Ta tiến hành thiết kế sao cho kết cấu thùng xe chắc chắn, phải đảm bảo độ bền, tuổi thọ và mang tính thẩm mỹ cao và nhất là phù hợp với các quy định, quy chuẩn của bộ GTVT để xe tham gia giao thông trên đường bộ một cách an toàn nhất.
Khi cẩu làm việc thường thì chân chống được rút dài ra và hạ xuống chống lên mặt đất để cho tải trọng của phần lớn được truyền xuống mặt đất nhằm chống uốn khung xe và giảm tải trọng tác dụng lên cầu của xe, tăng tính ổn định của xe khi cẩu hàng. Khi cẩu hàng hóa trong điều kiện mặt bằng rộng lớn, trọng lượng hàng hóa cần cẩu lớn thì ta kéo chân chống ra ở mức tối đa. Còn khi cẩu hàng hóa ở điều kiện mặt bằng chật hẹp hơn hay tải trọng nhỏ thì tùy theo chiều rộng cho phép mà ta sử dụng chân chống ở mức sao cho phù hợp.
Vì vậy ta cần tính toán kiểm tra tính ổn định của ô tô khi cẩu làm việc để xác định giới hạn làm việc của cần cẩu để ô tô không bị lật. Khi tính toán ổn định cho ô tô khi cẩu làm việc, ta xét cho 2 trường hợp là cẩu hàng hóa theo phương dọc và phương ngang của ô tô ứng với trạng thái không tải vì khi đó đối trọn nhỏ nhất nên ô tô dễ bị lật nhất. Khi xe cẩu hàng hóa theo phương dọc ở phía sau của ô tô thì ta có tâm đường lật của xe là đường tâm giữa hai chân chống sau của cần cẩu (đường m2m2).
Lúc này ô tô được ổn định hơn các trường hợp khác do mô men gây lật nhỏ hơn mô men do đối trọng ô tô nên ta chỉ xét tính ổn định của ô tô khi cẩu hàng hóa phía trước, khi đó đường tâm gây lật của ô tô là đường nối giữa hai vết tiếp xúc của 2 bánh xe trước so với mặt đường (đường m1m1). Trước khi cẩu phải vận hành điều chỉnh độ rộng chân đế bằng cách rút chân chống trượt theo đầm ngng mang chân chống; sau đó điều khiển chống chân chống xuống mặt đường để nâng xe sao cho các bánh xe trước vừa chớm nhấc lên khỏi mặt đường. Do tính đối xứng của ôtô nên khi cẩu hàng hoá theo phương ngang ở bên trái hay bên phải ôtô đều có đường tâm lật giống nhau là đường nối từ tâm của chân chống cẩu đến tâm của vết tiếp xúc ngoài của của bánh xe.
+ Nếu trọng tâm phần cần cẩu nằm trong đường PN (≥ Lc) thì giá trị trọng lượng của phần cần cẩu sẽ là thành phần gây lật xe.
Khung phụ tại vị trí lắp cẩu được ốp thêm các thanh la dày 8mm vào hai mép cạnh thép hình I150 tạo thành hình hộp giúp tăng cứng, đảm bảo độ bền tại vị trí lắp cần cẩu. Giá trị ứng suất của các phần tử trọng lượng ở nhóm thứ nhất có giá trị nhỏ hơn nhiều so với nhóm 2 là: trọng lượng bản thân khung xe, trọng lượng của thùng hàng, trọng lượng hàng hóa, trọng lượng cẩu, trọng lượng vật nâng gây ra. - Giá trị trọng lượng các thành phần khồi lượng như: cơ cấu lái, tổ kíp lái, động cơ, ly hợp, hộp số, két nước, và các thiết bị, hệ thống kèm theo trên xe phân bố tập trung.
Vì không có thể tháo rời từng bộ phận trên, để cho đơn giản hóa ta có thể ước lượng tính khối lượng các thành phần trên thông qua khối lượng bản thân xe chassis trừ đi các cầu xe, bánh xe là có thể xác định được sơ bộ khối lượng. - Tại phía đầu của mỗi dầm dọc thùng, ta thiết kế các bát chống xô và được hàn liên kết với đà dọc của thùng xe và liên kết bằng bu lông với khung xe. Liên kết này giúp cho dầm dọc thùng không bị trượt dọc trên khung xe, không bị lật nghiêng khỏi khung trong các trường hợp - nhất là lúc xe quay vòng.
Khi xe xuống dốc hoặc lúc phanh gấp thì thùng xe có khả năng bị trượt dọc nhiều nhất, lúc này các bu lông liên kết thùng xe với khung xe có khả năng chịu ứng suất cắt lớn nhất. Liên kết gồm 24 bulông M12 chịu cắt (giả sử trong lúc tính toán chống trượt dọc lên khung xe, ta bỏ qua các bu lông quang thùng). Các loại vật liệu để làm thùng xe, gia cường chassis,…đều đạt các yêu cầu theo các tiêu chuẩn của Việt Nam về độ cứng, độ bền,.Các chi tiết thùng xe được liên kết với nhau bằng nhiều phương pháp hàn khác nhau, phù hợp với từng loại vật liệu.
Các hệ thống còn lại của xe như: hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống phanh,.do kết cấu được giữ nguyên không thay đổi, khối lượng toàn bộ, khối lượng phân bố lên cầu trước và cầu sau của ô tô khi lắp mới thùng tải vẫn không lớn hơn so với ô tô nguyên thủy nên vẫn đảm bảo đủ bền, không cần phải tính kiểm tra lại.