MỤC LỤC
NSDLĐ được phép tuyển cho bộ máy của mình những NLD đáp ứng được yêu cầu của công việc và việc tuyển dụng được thông báo công khai bằng nhiều cách như niêm yết tại doanh nghiệp, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm, các trường Dạy nghề, trường Đại học, Cao dang, các cơ quan đoàn thể hoặc qua các hình thức khác. Pháp luật đã quy định những điều kiện nhất định đối với từng bên chủ thể; với NLD đó là họ phải đạt đến một độ tuổi nhất định có thể tự mình giao kết hợp đồng còn NSDLD phải là cá nhân hoặc pháp nhân được phép sử dụng lao động (căn cứ vào các văn bản chung hoặc riêng biệt) và phải có những điều kiện đảm bảo cho quá trình sử dụng lao động (quyền kinh doanh, cung ứng dịch vụ hay khả năng có thể đảm bảo về tiền lương, tiền công. Theo khoản 2, Điều 23 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung thì: Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hop đồng học nghề, tập nghề thì không phải đăng ký và không phải thu học phí..Như vậy, trong quá trình tuyển dụng tuỳ theo nhu cầu công việc và điều kiện của doanh nghiệp mà NSDLĐ có thể thoả thuận với NLD một hợp đồng học nghề hoặc tập nghề nhằm có thể đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh.
Đó là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà thầu chính- phụ, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, văn phòng dự án đầu tư, văn phòng đại diện của một số lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, các cơ sở văn hoá giáo dục, y tế, đào tạo, thể thao, văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế đặt tại Việt Nam, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Khi NLD vi phạm kỷ luật lao động thi có thể phải áp dung một trong ba hình thức sau (Điều 84 BLLĐ): k”hzến trách (có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản); kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có múc lương thấp hơn trong thời hạn tối da là 6 tháng hoặc cách chúc; sa thải Riêng hình thức sa thai chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau (trường hợp chấm dứt QHLD giữa NLD va NSDLD) bởi với hai hình thức trên, mặc dù vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn cua NLD có thé bị thay đổi sau khi có quyết định xử lý kỷ luật nhưng nó không làm chấm dứt QHLĐ. Chính vì những lý do xác đáng đó mà tại khoản 5, Điều 4 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã xác định: “NSDLD có trách nhiệm cu thể hoá từng loại hành vi vi phạm, mức độ ví phạm; các hình thúc xử lý ví phạm ky luật lao động, xác định các loại trách. Mặc dù, NSDLĐ được pháp luật trao quyền tự chủ cho họ khi xử lý kỷ luật NLD nhưng việc uy quyền chi được thực hiện theo những quy định, thủ tục chặt chẽ, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của NSDLĐ khi ra quyết định sáng suốt và cũng hạn chế tình trạng uỷ quyền tràn lan cho những người không có đủ trình độ và sự am hiểu pháp luật để xử lý NLĐ.
- Thứ tu, trong lĩnh vực quan lý và tổ chức lao động, NSDLD còn được quyền tự chủ trong việc sử dung NLD khi doanh nghiệp sáp nhập, phân chia, hợp nhất, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản thì NSDLĐ kế tiếp thông qua “phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật để tiếp tục quản lý và sử dụng lao động.
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2003 ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HDLD thì: NLD thường xuyên không hoàn thành công việc theo HDLD là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng mà sau đó vẫn không khắc phục. (Trước đây, Thông tư số 21/ 1996/BLDTBXH cũng phân biệt thời gian được coi là không hoàn thành công việc theo từng loại hợp đồng. Cụ thể, đối với hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, nếu hết ngày này qua ngày khác, liên tục trên 2 tháng không hoàn thành công việc theo khối lượng và chất lượng công việc theo hợp đồng và định mức lao động do lỗi của bản thân thì được coi là thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Trong trường hợp đây là hợp đồng từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì thời gian liên tục không hoàn thành công việc theo hợp đồng là 20 ngày. Nếu đó là hợp đồng dưới 3 tháng thì thời gian được coi không hoàn thành là 10 ngày. Quy định nay không còn phù hợp nữa và đã được thay thế, bởi như vậy sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc được quyền đơn phương chấm dứt HDLD với NLD). - Khi NLD bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của BLLD Tuỳ theo lỗi của mình, NLĐ có thể bị xử lý kỷ luật sa thải trong những trường hợp NLD có hành vi trộm cắp, tham 6, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật mức thiệt hại nghiêm trọng (là mức thiệt hại gây ra từ 5 triệu đồng trở lên).
+ 7hứ hai, khi đơn phương chấm dứt HDLD, NSDLĐ phải báo trước cho NLD biết (ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời han, 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn, 3 ngày với hợp đồng mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) khi NLD phạm lỗi không hoàn thành công việc theo hợp đồng, khi bị ốm đau dài ngày điều trị chưa hồi phục, do thiên tai, hoa hoạn, lý do bất khả kháng, do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động trừ trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 38, Điều 17 và Điều 31.
Vì thế, đặt trong giải pháp tổng thể, cần lưu tâm đến việc hoàn thiện các chế định về tiền lương, về HĐLĐ, về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, về BHXH, về đình công..Khi các chế định càng được hoàn thiện thì vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD càng được nâng cao. Hiện nay, có một số chế định lớn của PLLĐ đã được tách ra và trong tương lai gần sẽ trở thành những Luật riêng, ví dụ như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Đình công, Luật An sinh xã hội..Những Luật này nếu được ban hành trong năm 2006 này cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tầm quan trọng về việc bảo vệ quyền và lợi ích của NSDL. W7 dw, trong những năm vừa qua do không nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền nên các doanh nghiệp Việt Nam đã bị thiệt hại rất nhiều trong những vụ tranh chấp bản quyền, điển hình như vụ nước mắm Phú Quốc hay nếu có thắng kiện thì cũng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và cụng sức như Doanh nghiệp Vừng xếp Duy Lợi.
Hoặc có trường hợp nhiều doanh nghiệp Việt Nam do không hiểu biết nên quá coi trọng Bộ tiêu chuẩn SA 8000 của Mỹ (Bộ tiêu chuẩn xã hội không bat buộc) dẫn đến việc tốn rất nhiều tiền để có được chứng chỉ này mà thực ra nó không đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp.
Thứ tư, trong trường hợp vì lý do kinh tế theo Điều 31 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung, NSDLD mới vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng với NLD, nếu “khéng sử dụng hếf” phải có “phương án sử dụng lao độn` - quy định như vậy là Nhà nước đã kiểm chế sự chủ động của doanh nghiệp, không phù hợp cơ chế thị trường, chỉ phù hợp với doanh nghiệp Nhà nước. Tại khoản 3, Điều 19 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định: Khi một Công ước và Khuyến nghị có phạm vi áp dụng rộng rai thì Hội nghị toàn thể phải lưu ý tới những nước mà tại đó khí hậu và mitc phát triển còn hạn chế về mat tổ chức công nghiệp, hoặc những tình trạng đặc biệt khác khiến cho các điều kiện về mặt tổ chức công nghiệp, khiến cho các điều kiện của một ngành công nghiệp nào đó có sự khác biệt về thực chất và Hội nghi toàn thé cần phải dé xuất những sửa đổi xét thấy can thiết dé dap ứng những điều kiện riêng của nước do. Như vậy, có thể thấy rằng Việt Nam rất có mong muốn được tham gia và phê chuẩn những Công ước quốc tế phù hợp với pháp luật quốc gia nhưng trên thực tế chúng ta phải cân nhắc nhiều đến điều kiện kinh tế, chính trị cũng như những chính sách phù hợp của Nhà nước.
Sử dụng các phương pháp biện chứng, duy vật, tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả đã làm bật nổi được vấn đề vì sao cần bảo vệ NSDLĐ, bảo vệ như thế nào, bằng phương thức gì để từ đó đánh giá đúng thực trạng của vấn đề trong QHLD hiện nay nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện, bổ sung các chế định.