MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang theo hướng PT NLHS, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang theo hướng PT NLHS.
Đề tài sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu về định lượng.
Từ đó, có thể hiểu Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình GV tổ chức, điều khiển quá trình học tập của HS một cách nghệ thuật, sáng tạo, linh hoạt dựa trên đặc điểm chung của tập thể HS cũng như đặc điểm riêng của từng HS để phát huy tối đa khả năng của HS. Từ các khái niệm HĐDH, quản lý, theo chúng tôi: Quản lý HĐDH là một hệ thống các tác động có mục đích của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và các nguồn lực giáo dục của nhà trường nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học được thực hiện hiệu quả, từ đó hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Từ khái niệm quản lý, quản lý hoạt động DH, theo chúng tôi: Quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát PT NLHS là một hệ thống các tác động có mục đích của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và các nguồn lực giáo dục của nhà trường nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học phát huy tối đa khả năng của HS trong học tập.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống. Phương pháp trò chơi: GV tổ chức các trò chơi để tạo môi trường học tập thoải mái, tự nhiên, gắn kết HS với nhau, thông qua đó, HS thoải mái tham gia các trò chơi để củng cố kiến thức đã học, hình thành, phát triển năng lực toán học (năng lực giao tiếp và hợp tác…). Phương pháp nghiên cứu tình huống: GV xây dựng, sưu tầm hoặc lựa chọn để sử dụng một số tình huống trong cuộc sống, công việc có liên quan đến toán học để hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS, nhóm HS nghiên cứu giải quyết, từ đó hình thành và phát triển các năng lực toán học cho HS (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán…).
Trong những năm qua các cấp học, bậc học tỉnh Hà Giang đã luôn hưởng ứng tích cực và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do BGDĐT phát động, do đó chất lượng giáo dục của các nhà trường đã từng bước được cải thiện, chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; mạng lưới trường lớp các bậc học được củng cố, phát triển và sắp xếp hợp lý hơn, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, do tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới, cực Bắc của Tổ quốc, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp nên bên cạnh một số thành công, giáo dục tỉnh Hà Giang vẫn còn một số tồn tại không ít yếu kém, bất cập: Tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế về năng lực ngôn ngữ, thiếu GV theo định mức và đặc biệt các GV dạy môn học đặc thù, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các địa phương, hệ thống trường lớp sắp xếp chưa hiệu quả, các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả. Các trường THPT thực hiện Chương trình GDPT 2018 thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn đối với cấp học đã được BGDĐT ban hành như: Đảm bảo CSVC, sĩ số học HS/lớp theo quy định; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo GV/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định; Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình GDPT 2018; và theo thông tư 13/2022/ TT- BGD ĐT ngày 3/8/2022 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong CT GDPT ban hành kèm theo thông tư 32/2018.
Các trường học đã tích cực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh; đồng thời thành lập nhóm cốt cán hỗ trợ GV dạy các lớp theo CTGDPT 2018; thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn, đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho hiệu quả hơn. Những kết quả triển khai chương trình GDPT 2018 là căn cứ để ngành GD&ĐT tỉnh Hà Giang, các đơn vị trường học, GV nhìn nhận những điểm mạnh và mặt hạn chế. Từ đó rút kinh nghiệm cho việc triển khai hoạt động dạy học những năm học tiếp theo đạt kết quả tốt.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Hà Giang theo hướng PT NLHS. Thiết kế và sử dụng Phiếu khảo sát cho các đối tượng; tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng và tổ chức khảo sát. Xử lý, phân tích số liệu thu được từ các phiếu khảo sát để làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Hà Giang theo hướng PT NLHS.
- 65 CBQL, GV gồm: Hiệu trưởng, Phó HT và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và GV dạy Toán ở 4 trường THPT thành phố Hà Giang gồm THPT Lê Hồng Phong, THPT Ngọc Hà, THPT Chuyên, PTDT Nội trú - THPT tỉnh Hà Giang.
Tiếp đến là “Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học” và “Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Qua trao đổi với CBQL một số trường THPT thành phố Hà Giang chúng tôi được biết, nhà trường chỉ đạo sát sao và hướng dẫn GV chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình của Bộ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học. Nội dung “Thiết kế, phát triển nội dung dạy học môn Toán phù hợp với đặc điểm năng lực của HS” và “Lựa chọn và phát triển nội dung dạy học môn Toán phù hợp với thực tiễn điều kiện CSVC, thiết bị và công nghệ dạy học” xếp thứ 2 với ĐTB là 3,23 (đánh giá của CBQL, GV) và 3,29 (đánh giá của HS).
Qua trao đổi với GV M.A.V (trường THPT X) cô cho biết “Về cơ bản, nhà trường đã chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc các nội dung dạy học môn Toán theo qui định của CTGDPT 2018, tuy nhiên nội dung Tổ chức thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện) chưa thực hiện vì thời gian, CSVC chưa đáp ứng.”. Kết quả đánh giá trên sẽ là cơ sở để CBQL, GV chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức dạy học trải nghiệm, lựa chọn các chuyên đề dạy học phù hợp với năng lực HS, đồng thời từng bước xây dựng CSVC, thiết bị, công nghệ phục vụ dạy học môn Toán. Qua trao đổi với GV T.H.N (trường THPT LHP) chúng tôi được biết, PPDH nêu và GQVĐ rất cần thiết trong dạy học môn Toán theo hướng PT NLHS vì cần phải huy động tư duy, khả năng phân tích các dữ liệu, yếu tố để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức khác nhau.
Qua trao đổi với các GV chúng tôi được biết thực tế ít khi GV sử dụng 3 phương pháp trên bởi mất nhiều thời gian cho việc thiết kế, tổ chức và đặc biệt trường chưa có đủ các điều kiện, phương tiện để tổ chức tốt các phương pháp dạy học trên, do vậy các PPDH chưa được thực hiện tốt, khá. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi trò chuyện với một số giáo viên ở các trường THPT thành phố Hà Giang và được biết: Một số HS hạn chế về năng lực, khi tổ chức các PPDH trên thường thụ động hoặc không tham gia, làm ảnh hưởng đến phát huy tính tự chủ, sáng tạo, năng động của HS. Qua trao đổi với CBQL, GV dạy Toán tại trường THPT NH, chúng tôi được biết hình thức DH trải nghiệm cũng rất phù hợp trong DH theo hướng PT NLHS bởi lẽ hình thức trải nghiệm trong DH sẽ giúp HS vận dụng kiến thức vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Xếp thứ nhất là Tổ chức đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo đúng quy định; Kiểm tra bằng hình thức tự luận; Thực hiện đánh giá độ chuyên cần, thái độ học tập của học sinh có ĐTB 3,62 (Đánh giá của CBQL, GV) và 3,51 (Đánh giá của HS).