MỤC LỤC
Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tác động của ba nhóm nhân tố lên khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh gồm: (1) những đặc điểm của hộ gia đình; (2) những đặc điểm về vị trí địa lý; và (3) những đặc điểm địa phương. Những đặc điểm hộ gia đình được chia thành ba nhóm nhỏ là những đặc điểm chung của hộ; những đặc điểm riêng của chủ hộ và những đặc điểm về kinh tế hộ. Những đặc điểm thuộc địa phương bao gồm các nhân tố về thiên tai, cở sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng, trường học và y tế của địa phương.
Câu hỏi nghiên cứu
Cấu trúc của luận văn
Một khái niệm khác về hộ gia đình được Liên Hiệp Quốc (1998) phát triển phục vụ hoạt động điều tra dân số như sau: “Khái niệm hộ gia đình dựa vào sự thỏa thuận được thực hiện bởi con người, là cá nhân hoặc nhóm tập thể, về việc cung cấp cho chính họ thức ăn và những tài sản thiết yếu khác phục vụ cho cuộc sống. Một hộ gia đình có thể là: (a) một hộ gia đình một người, có nghĩa là một người tự cung cấp cho anh ta (hoặc cô ta) thức ăn và những tài sản thiết yếu khác cho cuôc sống mà không kết hợp với bất kỳ người nào khác; hoặc (b) một hộ gia đình nhiều thành viên, có nghĩa là một nhóm từ hai người trở lên sống chung với nhau, cung cấp chung thức ăn và những tài sản thiết yếu khác cho cuộc sống. Những người này bao gồm: Con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hay các trường hợp tương tự vẫn được coi là thành viên của hộ; (3) Học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nơi khác trong nước và những người đi chữa bệnh trong ngoài/nước trên 6 tháng nhưng hộ gia đình phải nuôi thì vẫn được coi là thành viên của hộ; (4) Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ gia đình 6 tháng trở lên và hộ gia đình phải nuôi toàn bộ thì được coi là thành viên của hộ; (5) Những người ở nhờ, ở trọ, người làm thuê, người giúp việc có gia đình riêng sống ở nơi khác thì mặc dầu ở chung trong một mái nhà và góp tiền ăn chung với hộ nhưng không được tính là thành viên của hộ; (6) Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài trong 12 tháng qua không tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6 tháng; (7) Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng vẫn được coi là thành viên của hộ.
Trong nghiên cứu này, dựa vào bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 của Tổng Cục Thống Kê, thu nhập hộ gia đình được chúng tôi chia làm bốn thành phần: (1) thu nhập từ tiền lương, tiền công của các thành viên; (2) thu nhập từ hoạt động nông nghiệp bao gồm thu từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, săn bắt thuần dưỡng chim, thú; (3) thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp bao gồm thu từ ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; chế biến; và (4) thu nhập từ hoạt động khác như từ cho thuê nhà ở, đất nông, lâm nghiệp, mặt nước thủy sản, và các nguồn khác như trợ cấp, tiền lãi gửi tiết kiệm. Có bốn loại chỉ số thường được sử dụng để mô tả đặc điểm sức khỏe trong phân tích mức sống hộ gia đình: (1) Tình trạng về dinh dưỡng chẳng hạn như các chỉ số đo lường về cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, và cân nặng theo chiều cao; (2) Tình trạng bệnh tật chẳng hạn như tỷ lệ tử vong của trẻ em và trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến sốt rét, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, bại liệt; (3) Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như trung tâm chăm sóc sức khỏe cơ sở, bệnh viện và nhà thuốc, nhân viên y tế cơ sở, y tá, nữ hộ sinh, bác sĩ; và dịch vụ y tế như tiêm chủng vắc xin và tiếp cận với thuốc và các thông tin y tế; (4) Việc sử dụng các dịch vụ trên của các hộ gia đình nghèo và không nghèo.
Dữ liệu
Sự thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có thể được xem là do sự thay đổi trong ba thành phần này gây ra. Những phân tích sâu hơn về các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hộ được thực hiện nhằm so sánh sự khác biệt giữa các hộ giàu nhanh và nghèo nhanh với phần còn lại cũng như tác động của các nhân tố này lên việc làm giàu nhanh và nghèo nhanh. Các nhân tố cơ bản này được chia làm ba nhóm chính bao gồm nhóm biến đặc điểm hộ gia đình, nhóm biến về đặc điểm vị trí địa lý và nhóm biến về đặc điểm địa phương.
Trong phân tích hồi quy, chúng tôi xây dựng hai mô hình hồi quy binary logit nhằm giải thích tác động của các nhân tố lên khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh của hộ gia đình. Thứ nhất là phương trình hồi quy với mẫu quan sát tổng thể xem xét tác động của các biến đặc điểm hộ gia đình và vị trí địa lý lên khả năng giàu, nghèo nhanh. Thứ hai là phương trình hồi quy với mẫu quan sát ở khu vực nông thôn để xem xét tác động của các biến đặc điểm địa phương lên hộ gia đình.
Biến phụ thuộc là biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu một hộ gia đình có sự gia tăng ít nhất hai phân vị thu nhập vào năm 2012, và bằng 0 nếu ngược lại. Trong đó : pi bằng 1 nếu hộ gia đình thứ i là hộ giàu nhanh, và bằng 0 nếu hộ đó không phải là hộ giàu nhanh; Xij là các biến độc lập thứ j của hộ gia đình i ; α và βj. Để kiểm tra xem nên sử dụng phương trình hồi quy logit đầy đủ hay phương trình hồi quy áp đặt, bài viết sử dụng thống kê chi – square với giả.
Trong đó : lnLR là log likelihood của phương trình hồi quy áp đặt; lnLUR là log likelihood của phương trình hồi quy đầy đủ.
Tỷ trọng thu nhập phi nông+/-+/-Tỷ lệ thu nhập từ các ngành nghề sản nghiệpxuất kinh doạnh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến hải sản của hộ năm 201. Số cơ sở sản xuất kinh doanh + - Số cơ sở sản xuất kinh doanh/dịch vụ ở địa phương mà hộ sinh sống hoặc gần địa phương mà người dân có thể đến làm việc và về nhà trong ngày năm 2012.
Cụ thể, những hộ gia đình có số năm đi học tăng lên một năm chỉ làm tăng khả năng trở thành hộ giàu lên thành 12,3% và giảm khả năng đối với hộ nghèo xuống còn 11,5%, trong điều kiện những nhân tố khác không thay đổi. Nhìn chung, những hộ gia đình có tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản càng cao thì càng giống những hộ nghèo nhanh và ít giống những hộ giàu nhanh (đối với các vùng phía Bắc). Ngược lại những hộ có tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến sản xuất càng cao thì càng giống những hộ giàu nhanh.
Ví dụ, ở vùng Đồng bằng sông Hồng, khi tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp tăng lên 10% làm gia tăng khả năng trở thành những hộ nghèo nhanh lên 14,2%, đồng thời làm giảm khả năng trở thành những hộ giàu nhanh xuống còn 10,2%. Những hộ gia đình ở khu vực thành thị có nhiều khả năng trở thành những hộ giàu nhanh, đồng thời có ít khả năng trở thành những hộ nghèo nhanh hơn so với những hộ ở nông thôn. Đối với khu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi có mức thu nhập bình quân cao thứ hai cả nước, tác động của biến này lên hộ gia đình còn phụ thuộc vào tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình.
Ở chiều hướng ngược lại, những hộ gia đình sống ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nơi có mức thu nhập bình quân thấp nhất cả nước, có khả năng trở thành những hộ giàu nhanh cũng như nghèo nhanh đều tăng lên. Ngoài ra mô hình còn chỉ ra tác động làm giảm khả năng trở thành hộ nghèo nhanh của biến dân tộc Kinh và làm tăng khả năng trở thành hộ giàu nhanh của biến giới tính chủ hộ là nam. Thứ nhất, những hộ gia đình sống ở địa phương có số thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mưa bão, dịch bệnh, hỏa hoạn tăng lên một đơn vị sẽ làm giảm khả năng trở thành những hộ giàu nhanh xuống còn 11%.
Rừ ràng những hộ gia đỡnh ở nụng thụn là những hộ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai, đặc biệt những hộ có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản.