Phân cấp thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp dân sự ở hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG

THẤM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DÂN SỰ CUA TOA ÁN NHÂN DÂN

Ví dụ, giải quyết những tranh chấp quyền sử dụng đất, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 [31], nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những giấy tờ được pháp luật quy định, tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án; nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có những giấy tờ mà pháp luật quy định, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết. Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) được ban hành, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Pháp lệnh TTGQCVADS) [59], Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế [60], Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động [61] quy định thủ tục giải quyết vụ án dân sự, vụ án kinh tế và các tranh chấp dân sự tại Tòa án.

THƯ VIÊN |

KHÁI NIEM PHAN CAP THẤM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG TềA ÁN

Sự chuyển giao trách nhiệm về lập kế hoạch, quản lý, nâng cao và phân bổ các nguồn lực từ chính phủ Trung ương và các cơ quan của nó tới các đơn vị khu vực của các cơ quan chính phủ, các đơn vị cấp dưới hoặc các cấp chính quyền, các cơ quan chức trách hoặc các tổng công ty nhà nước bán tự chủ, các cơ quan chức năng hoặc khu vực trong phạm vi toàn địa bàn, hoặc các tổ chức tự nguyện hoặc tổ chức tư nhân ngoài quốc doanh [13, tr. Tòa đơn giản có thẩm quyền giải quyết những vụ án dân sự có giá ngạch nhỏ (dưới 900.000 yên) và những vụ án hình sự có mức hình phạt thấp, chế tài không lớn hoặc có hình phạt tiền (ở một mức độ nhất định, Tòa án đơn giản có thẩm quyền tương đồng với Ban Tư pháp xã trong hệ thống cơ quan tư pháp của Việt Nam, được tổ chức theo Sắc lệnh số 13 ngày 21 tháng giêng năm 1946 vẻ tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán).

PHAP LUAT VIET NAM VE PHAN CAP THAM QUYEN GIAI QUYET TRANH CHAP DAN SU TAI TOA AN

PHAP LUAT VIET NAM VE PHAN CAP THAM QUYEN GIAI QUYET TRANH CHAP DÂN SỰ GIỮA CAC CAP TOA AN

Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 [56], ngoài điều kiện chung, người muốn được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND cấp huyện phải có thời gian công tác pháp luật từ bốn năm trở lên (Điều 20 Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2002); người muốn được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND cấp tỉnh, thì phải là Thẩm phán Tòa án cấp huyện từ năm năm trở lên (Điều 21 Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân 2002); người được bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC, thì phải là Thẩm phán TAND cấp tỉnh từ năm năm trở lên (Điều 22 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002). Đối với căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 78 Pháp lệnh TTGQCVADS: mới phát hiện được tình tiết quan trọng cua vụ án mà đương sự đã không thể biết được, đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận giỏm định hoặc lời dịch của người phiờn dịch rừ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng; Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật; bản án hình sự, dân sự hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức mà Tòa án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị hủy.

PHÁP LUAT VIỆT NAM VỀ PHAN CAP THẤM QUYEN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TRONG MỖI CẤP TềA ÁN

Theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức TAND năm 2002, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền: sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Là cấp Tòa án duy nhất trong hệ thống Tòa án hiện nay có tất cả các thẩm quyền xét xử, gồm xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (trước khi có Luật Tổ chức TAND năm 2002, TANDTC cũng có đây đủ chức năng này, trong đó chức năng sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, sau khi Luật Tổ chức TAND năm 2002 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, TANDTC không có chức năng sơ thẩm đồng thời chung thẩm, mà chỉ còn chức năng phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm), việc phân cấp thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự tại TAND cấp tỉnh được tiến hành đối với việc thực hiện thẩm quyền sơ thẩm, thực hiện thẩm quyền phúc thẩm, thực hiện thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND cấp tỉnh.

Điều 29 Luật Tổ chức TAND năm 2002 quy định: Ủy ban

    Cũng giống như thẩm quyền hủy án của Hội đồng xét xử phúc thẩm, thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm là một bảo đảm quan trọng cho các cấp xét xử thực hiện chức năng của mình: sửa chữa, khắc phục những sai lầm có thể có trong các bản án, quyết định của TAND, bảo đảm cho các phán quyết của Tòa án luôn luôn đúng pháp luật. Mục tiêu của việc đổi mới hoạt động của hệ thống Tòa án trong giai đoạn hiện nay là hoàn chỉnh pháp luật vẻ tổ chức thực hiện thẩm quyền sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự, đưa quá trình giải quyết một vụ án vào trạng thái có giới hạn về số lần xét xử, tạo ra một khả năng có thể kiểm soát cả về thời gian cũng như trình tự tố tụng.

    CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CẤP THẤM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

    NHỮNG YÊU CAU CUA VIỆC ĐỔI MỚI VỀ PHAN CAP THẤM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG TềA ÁN

    Vì vậy, nó cũng gắn liền với việc nâng cao vai trò và tăng cường năng lực của các cơ quan tư pháp bằng các phương thức và giải pháp khác nhau, mà một trong những giải pháp đó là tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan tư pháp, phân cấp thẩm quyền khoa học, hợp lý nhằm nâng cao năng lực cho các cơ quan này. Với những yêu cầu đó, đổi mới tổ chức xét xử với việc phân cấp lại thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án không chỉ là kiến nghị của cá nhân tác giả của luận án, mà là vấn đề mang tính cấp thiết, là yêu cầu vừa mang tính chủ quan, vừa có tính khách quan của công cuộc phát triển đất nước.

    CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHÂN CẤP THẤM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

    Trong lĩnh vực dân sự, Tòa dân sự có thẩm quyền sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh; phúc thẩm những vụ án dân sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng. Kết quả là có cấp Tòa án có thẩm quyên thực hiện một cấp xét xử như TAND cấp huyện, có cấp Tòa án có thẩm quyền thực hiện nhiều cấp xử, như TAND cấp tỉnh, TANDTC, lại có cấp Tòa án có thẩm quyền thực hiện nhiều lần một cấp xét xử, ví dụ như thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ở cấp Tòa án tối cao; rồi cũng là quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ở cấp tối cao, có thời kỳ quy định tới ba lần (theo Luật Tổ chức TAND năm 1981, Luật Tổ chức TAND năm 1992), có thời kỳ lại quy định là hai lần (theo Luật Tổ chức TAND năm 2002). Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét day đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định.

    Bên cạnh sự tự vận động của cá nhân Thẩm phán, TANDTC với nhiệm vụ hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử cho các Tòa án, phải có các biện pháp hỗ trợ cho các Thẩm phán bằng việc tổ chức tăng cường các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử, các lớp bồi dưỡng các chuyên đề pháp luật mới, những chuyên đề pháp luật tố tụng hoặc những lĩnh vực pháp luật khó như các chuyên đề pháp luật về nhà ở, về quyền sử dụng đất.