Thực trạng và định hướng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC

Phương pháp thực hiện đề tài

Ban hành và phổ biến văn bản pháp luật, triển khai chính sách, pháp luật về xây dựng NTM; Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng NTM; Tổ chức quản lý thực hiện xây dựng NTM; Kiểm tra, giám sát trong hoạt động xây dựng NTM….Phỏng vấn và sử dung câu hỏi mở. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống lý thuyết về NTM, vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối về NTM nói chung, đặc biệt đối với công tác xây dựng NTM của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nông thôn mới

Để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng NTM trên địa bàn, huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức xây dựng NTM cho các thành viên BCĐ xây dựng NTM cấp huyện, xã; tập trung ưu tiên công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân về xây dựng NTM; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước quy hoạch vùng sản xuất tại các xã. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm bám sát theo Đề án và kế hoạch của huyện; chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản và sử dụng xi măng làm đường giao thông nông thôn; xây dựng phương án khai thác cát, đá, sỏi phục vụ xây dựng NTM; vận động nhân dân hiến đất, ngày công; phát động và duy trì “Ngày thứ Bảy lao động cộng sản chung tay xây dựng NTM” thực hiện các phần việc như: Cải tạo vườn tạp, chỉnh trang khuôn viên xã, thôn, san gạt, mở rộng mặt đường, đắp lề đường, vệ sinh đường làng, ngừ xúm.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Khái quát về huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 1. Điều kiện tự nhiên

Những năm qua trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự thay đổi về chính sách thuế của Trung ương, nhưng dưới sự chỉ đạo của cấp ủy huyện, UBND tỉnh, UBND huyện đã chủ động triển khai quyết liệt, tập trung đấy mạnh các giải pháp phát triển nguồn thu, xây dựng đề án phát triển nguồn thu giai đoạn 2020 - 2025, xây dựng kê hoạch hằng năm để thực hiện. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TU ngày 25/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVII) về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có như nhà máy giày, dép xuất khẩu, nhà máy chế biến gỗ tại Cụm công nghiệp Tân Thành, 02 dự án nhà máy sản xuất gạch trên địa bàn xã Thái Sơn, Nhà máy điện sinh khối; hoàn thành, đưa vào sản xuất Nhà máy thủy điện Sông Lô 8A.

Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Chương trình giảm nghèo: Các chính sách về giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được huyện Hàm Yên triển khai kịp thời, nguồn vốn được khơi thông đã giúp cho các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn nhanh để phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Đáng chú ý, chương trình xây dựng NTM đã tạo chuyển biến lớn về nhận thức của Nhân dân, khi mà tất cả đều nỗ lực tăng gia sản xuất và hưởng thụ thành quả mà mình đã góp phần xây dựng, minh chứng là việc Hàm Yên trở thành “điểm sáng” phát triển các vùng sản xuất tập trung như: Cam sành với diện tích 6.315 ha; diện tích cam cho thu hoạch là 5.696,6ha, tổng giá trị thu nhập khoảng 690 tỷ đồng.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2023

Qua khảo sát cho thấy, chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã của huyện Hàm Yên là tốt biểu hiện ở các nội dung sau được các phiếu đánh giá là cao và rất cao gồm: Chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn tốt (với 49,5% ý kiến đánh giá rất đồng ý và 27,03% ý kiến đồng ý); Tổ chức bộ máy QLNN về quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hàm Yên phù hợp với điều kiện từng xã (với 18,57% ý kiến đánh giá rất đồng ý và 48,1% ý kiến đồng ý); Quy hoạch xây dựng NTM phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của huyện (với 14,78% ý kiến đánh giá rất đồng ý và 55,72% ý kiến đồng ý). Nguồn vốn sự nghiệp: Căn cứ các văn bản hướng dẫn có liên quan và điều kiện thực tế phân bổ vốn cho các cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện các nội dung của chương trình theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quản lý điều hành, truyền thông về xây dựng NTM, nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng NTM các cấp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ phát triền đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và hỗ trợ phát triển hợp tác xã, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

Bảng 2: Đánh giá chất lượng công tác quản lý quy hoạch xây dựng NTM trên địa  bàn huyện Hàm Yên
Bảng 2: Đánh giá chất lượng công tác quản lý quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hàm Yên

Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Công tác huy động vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng NTM, bởi lẽ, đối với nền kinh tế hiện tại ở các vùng khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều hạn chế về kinh phí thực hiện NTM dẫn đến công tác đẩy mạnh xây dựng NTM còn chậm và dài hạn. Việc huy động được nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ nước ngoài, các tổ chức, doanh nghiệp là yếu tố quan trong trong việc thúc đẩy nhanh công tác đẩy mạnh xây dựng NTM tại địa phương trong công tác kế hoạch đề ra.

Đánh giá chung về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn của huyện đã có sự chuyển biến, song sản xuất manh mún, nhỏ lẽ vẫn đang còn phổ biến, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới còn nhiều hạn chế, việc chế biến và tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập của người nông dân chưa cao, thiếu ổn định, từ đỏ ảnh hưởng đến khả năng huy động và đóng góp nguồn vốn trong dân trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Chưa có nhiều cơ chế, chính sách riêng cho các các xã có thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm tỷ lệ cao; Một số chính sách ưu tiên (phát triển kinh tế tập thể, kinh kế trang trại, khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất..) chưa phát huy tác dụng; Chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, HTX; chưa tạo ra chuyển biến mạnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Bối cảnh và định hướng quản lý nhà nước về nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Trong công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện chưa quyết liệt trong việc huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vai trò trách nhiệm của các ngành trong việc phối hợp thực hiện Chương trình chưa cao; đặc biệt năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, bộ phận giúp việc chương trình ở một số xã còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm,còn lúng túng trong tổ chức thực hiện; cấp ủy chưa thực sự vào cuộc; chưa phát huy cả hệ thống chính trị để vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM; công tác xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí NTM từng năm có xã còn chậm và chưa cụ thể. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế; hỗ trợ nông dân kết nối với doanh nghiệp chế biến, để liên kết, hợp tác, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, hình thành mạng lưới và chuỗi cung ứng; tăng cường ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, OCOP; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường và tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Tập trung rà soát, cập nhật, kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng NTM nâng cao, khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu NTM tại các xã gắn với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch xây dựng chi tiết của các huyện; chú trọng hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất, các khu tiểu thủ công nghiệp để tạo quỹ đất kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, tạo chuỗi giá trị hàng hóa có chất lượng, giá trị; củng cố, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp hiện có, thành lập mới hợp tác xã, tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với dịch vụ nông thôn.

Một số kiến nghị và đề xuất

- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan giúp đỡ huyện thực hiện tiêu chí về môi trường; phối hợp với huyện đôn đốc chủ đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Tâm Hà (bảo đảm chỉ tiêu tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp <50% lượng rác phát sinh). - Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ về chuyên môn và thẩm định, trình công nhận Trường THPT Hàm Yên, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT Hàm Yên đạt chuẩn; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đạt chuẩn kiểm định chất lượng.