Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007-2008

MỤC LỤC

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA Ở VIỆT NAM 1. Tình hình sản xuất

Trong những năm gần đây tình hình sản xuất lúa gạo đã có những bước tiến đáng kể, năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, đã khẳng định được vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Và sự tăng trưởng đó đã đưa Việt Nam từ một nước không đủ cung cấp gạo trong nước, hàng năm phải nhập khẩu thêm 0,8 triệu tấn gạo vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Thành tựu nổi bật nhất góp phần lớn vào nâng cao năng suất lúa là trong những năm qua Việt Nam đã đưa lúa lai vào sản xuất: Hiện nay, giống lúa lai chủ yếu còn phải nhập từ bên ngoài vào (chủ yếu từ Trung Quốc) như: Khang Dân, Hải Phong,.

Viện di truyền Nông nghiệp bằng đột biến thực nghiệm kết hợp với các phương pháp lai tạo, chọn lọc và nuôi cấy mô tế bào đã tạ ra dòng TGMS mới. - Bên cạnh đưa lúa lai vào sản xuất, trong những năm gần đây Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra các giống bằng phương pháp đột biến kết hợp phương pháp lai tạo chọn lọc và nuôi cấy mô tế bào, đã tạo ra một số dòng TGMS mới trên cơ sở của các dòng này, các tổ hợp lai hai dòng đầu tiên được tạo ra: TGMS- VN1/DT21, TGMS-VN1/DT24, DT- 01/ DT118,. Để đưa một giống lúa ra sản xuất đại trà phải qua công tác khảo kiểm nghiệm.

Hiện nay, ở Việt Nam mạng lưới khảo nghiệm lúa đã có hầu hết ở các tình thành trên cả nước, trong đó Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng Trung Ương là một trong những đơn vị mạnh nhất.

Tình hình sản xuất lúa ở Hà Tĩnh

Mặc dù diện tích giảm qua các năm nhưng sản lượng lúa ở Hà Tĩnh vẫn tăng lên đáng kể do năng suất tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây.

Bảng 1.9. Sản lượng lúa của Hà Tĩnh 2001 – 2006
Bảng 1.9. Sản lượng lúa của Hà Tĩnh 2001 – 2006

NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Địa điểm bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại vườn thí nghiệm của Trung tâm Giống cây trồng Hà Tĩnh: Xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu được áp dụng cho ruộng thí nghiệm về cơ bản được thực hiện theo Quy phạm Khảo nghiệm giống lúa của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Tưới tiêu nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trong ruộng là 3 – 5 cm, rút nước bớt khi sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, phơi ruộng khi lúa chín.

Trước khi thu hoạch nhổ 10 khúm/ụ thớ nghiệm làm mẫu để theo dừi cỏc chỉ tiờu trong phòng như đo chiều dài bông, đếm số hạt,. - Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất - Độ tàn lá (điểm): Quan sát sự chuyển màu của lá. - Tổng số hạt, số hạt chắc/bông và hạt lép/bông (hạt): Mỗi ô thí nghiệm đếm tổng số hạt, hạt chắc, hạt lép của 10 bông rồi tính trung bình.

* Tỷ lệ gạo giã (%): Lấy lượng gạo từng mẫu đã được xát, đem giả đến khi gạo trắng, cân trọng lượng rồi tính %. Tiêu chuẩn để tuyển chọn ưu tiên theo các thứ tự sau: năng suất, chất lượng gạo, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008                                           Ruộng bảo vệ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2007 - 2008 Ruộng bảo vệ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Trong vụ sản xuất Đông Xuân 2007 – 2008 tại địa điểm của thí nghiệm, điều kiện thời tiết khí hậu trong thời gian mạ là tương đối thuận lợi, nhiệt độ khá cao, đồng thời mạ được chăm bón cẩn thận nên chất lượng mạ khá tốt. Nghiên cứu thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa là cơ sở khoa học giúp ta biết được quy luật sinh trưởng qua các thời kỳ, từ đó có thể đưa ra những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp lên các thời kỳ đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa phát triển với mục đích cuối cùng là đạt được năng suất cao nhất, là cơ sở để bố trí thời vụ thích hợp và phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương. Như vậy, thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống thí nghiệm chênh lệch nhau không lớn (2 ngày), nhưng kéo rất dài ngày do gặp phải rét đậm.

    Do thời tiết tương đối thuận lợi trong khoảng thời gian này nên các giống đẻ nhánh là tương đối tập trung, tuy nhiên do các giai đoạn trước rét quá đậm và kéo dài nên nhánh nhỏ, yếu. Sau khi lúa đẻ nhánh 5 ngày bón thúc cho lúa, đồng thời rút bớt nước và làm cỏ sục bùn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lúa đẻ nhánh, sau 30 ngày khi lúa bắt đầu đẻ nhánh chúng tôi tiến hành tháo nước sâu vào ruộng để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nhưng trong vụ sản xuất này, do các giai đoạn đầu lúa bị gặp rét đậm kéo dài nên đã kéo dài thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa do vậy giai đoạn này rơi vào tháng 4, nhưng nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu cũng khá tốt cho giai đoạn này tiến hành thuận lợi.

    Trong giai đoạn này chúng tôi đã tiến hành bón thúc đòng sau kết thúc đẻ nhánh tối đa 6 ngày (là thời điểm lúa phân hóa gié cấp 2), đồng thời tăng mực nước trong ruộng nhằm giảm sự đẻ nhánh vô hiệu và tăng tỷ lệ hạt chắc, độ mẩy của hạt. Trong vụ sản xuất này thời gian trổ vào nữa đầu tháng 5 do thời gian của các giai đoạn trước bị chậm lại, nhưng điều kiện thời tiết vẫn thuận lợi cho quá trình trổ. Biết được thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm trong vụ này là cơ sở để chúng ta bố trí thời vụ làm sao chúng trổ bông vào dịp khoảng giữa tết thanh minh – cốc vũ nhằm tránh rét muộn (rét nàng Bân) và lúc gió Tây Nam chưa hoạt động, lúc đó các quá trình phơi mao, thụ tinh thụ phấn sẽ diễn ra thuận lợi.

    Đây là một đặc điểm hình thái của lúa được quyết định bởi yếu tố di truyền, nhưng cũng chịu sự chi phối của chế độ chăm bón: Nếu lúa thừa phân lá thường có màu xanh đậm hơn bình thường. Độ thoát cổ bông của các giống thí nghiệm quyết định chủ yếu bởi yếu tố di truyền, đây là chỉ tiêu hình thái ảnh hưởng lớn đến năng suất thông qua sự tác động trực tiếp đến tỷ lệ lép lững: Với những giống bông trổ thoát hoàn toàn ra khỏi bẹ thì tỷ lệ lép lững thấp, còn những giống trổ bông không thoát hoàn toàn ra ngoài bẹ lá thì các dé còn nằm trong thường lép lững do trở ngại trong việc phơi mao, thụ tinh thụ phấn. Qua số liệu này, chứng tỏ các công thức thí nghiệm có sự khác nhau cơ bản về khả năng đẻ nhánh, số nhánh đạt được là tương đối khá, trong đó tốt nhất là công thức II, và kém nhất là công thức III.

    Sau khi thời tiết nắng ấm trở lại, các giống bước vào đẻ nhánh khá tập trung, trong đó các công thức I (đ/c), II, VI đạt đến số nhánh tối đa sớm hơn các giống còn lại. Ra lá là một đặc điểm di truyền của cây lúa, tổng số lá trên cây ít thay đổi dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh và thường phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng: Đối với giống dài ngày số lá trên cây thường là 20 – 21 lá, giống trung ngày 16 – 18 lá trên cây, giống ngắn ngày 14 -15 lá trên cây. Tốc độ ra lá của cây lúa cũng phụ thuộc theo các quá trình sinh trưởng phát triển: Giai đoạn đẻ nhánh lúa có tốc độ ra lá lớn nhất, giai đoạn gần trổ tốc độ ra lá chậm lại và ngừng khi lúa trổ.

    Bảng 3.2. Thời gian thông qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm
    Bảng 3.2. Thời gian thông qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm