MỤC LỤC
Có sự biến động như thế là vì từ năm 2010 đến năm 2012 Công ty sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên cần ít lao động, mặt bằng chung của các công ty đá đều gặp khó khăn nên phải giảm bớt lao động để giảm chi phí, giúp Công ty hoạt động hiệu quả hơn. Về cơ cấu lao động theo giới tính, với đặc thù ngành nghề sản xuất đòi hỏi sức khỏe và sự chịu khó ở người lao động nên Công ty sử dụng nhiều lao động nam hơn nữ, tỷ trọng luôn lớn hơn 93%. Còn xét về trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động Công ty chủ yếu là lao động phổ thông, một số lượng lao động có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp, qua các năm chất lượng cũng được nâng lên tương đối.
Hàng năm, công ty đã tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần đoàn kết. Tuy tỷ lệ lao động có trình độ cao là thấp so với các đối tượng khác nhưng đối với đặc thù ngành nghề của Công ty thì tỷ lệ này được cho là hợp lý với tình hình. Từ bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ta thấy năng suất lao động của Công ty tăng trong giai đoạn 2010 – 2012.
Theo mức lương bình quân này, nhân viên Công ty có mức sống ổn định.
(Nguồn: Phòng Kế toán) Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo và tối đa hóa giá trị cho cổ đông. - Giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trở trành một công ty sản xuất đá Granite lớn. - Nâng cao và ngày càng khẳng định thương hiệu của công ty trong và ngoài nước.
- Theo tiêu thức thu nhập: Mỗi đối tượng có mức thu nhập khác nhau sẽ có khả năng chi trả và sự sẵn sàng mua khác nhau. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu bởi khách hàng là người thu nhập cao. - Theo tiêu thức địa lí: Thị hiếu khách hàng trong nước, ngoài nước .Vùng thành thị nhu cầu sản phẩm cao hơn nông thôn do nhu cầu đời sống cao.
* Lựa chọn thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu chủ yếu là tập trung vào khách hàng là các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bình Định và khách hàng nước ngoài gồm những người có thu nhập từ cao trở lên. * Định vị thị trường: Dựa trên chất lượng sản phẩm cao, đa dạng về mẫu mã tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn và yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Từ đó nâng cao hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng thông qua các chính sách PR, quảng cáo, để tạo sự nhận biết của Công ty cho tất cả khách hàng.
- Bao gói: Đa số các sản phẩm đá có kích thước lớn và nhiều kích cở nên không được bao gói như các sản phẩm khác nhưng vẫn được bảo quản và vận chuyển trong các khung gỗ, nhằm cố định và giảm hư hỏng chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. - Dịch vụ: Nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng công ty còn cung cấp các dịch vụ kèm theo cho người tiêu dùng. Khi mua sản phẩm khách hàng được tư vấn về cách sử dụng và lựa chọn sản phẩm sao cho có tính thẩm mỹ cao nhất, đồng thời sản phẩm được vận chuyển tới nơi cho khách hàng nếu như họ yêu cầu.
Tạo sự ổn định về giá trên thị trường và ổn định về lợi nhuận. Từ những mục tiêu đưa ra công ty chọn phương pháp định giá cộng lãi vào chi phí. Công ty biết chắc về chi phí hơn là sức cầu nên bằng cách gắn giá bán giá bán vào chi phí, người bán đơn giản hóa công việc định giá và không phải thường xuyên điều chỉnh giá khi nhu cầu thay đổi.
Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành điều sử dụng phương pháp định giá này, giá có xu hướng vận động như nhau nên sự cạnh tranh về giá sẽ giảm bớt. Trong nhiều trường hợp việc dùng phương pháp này để định giá sản phẩm không hoàn toàn hợp lí. Vì phương pháp này chưa xem xét một cách đày đủ nhu cầu hiện tại của thị trường và tình hình cạnh tranh trong cùng một ngành.
Bên cạnh phương pháp định giá là cộng lãi vào chi phí, Công ty còn vận dụng một cách linh hoạt chính sách giá qua các thời kì khác nhau, định giá theo đối thủ cạnh tranh và theo sản phẩm. Việc định giá như vậy giúp Công ty thực hiện mục tiêu của mình cũng như cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì vấn đề quan trọng là phải lựa chọn kênh phân phối nào có hiệu quả nhất ở những thị trường khác nhau.
- Đối với thị trường ngoài nước: Công ty áp dụng hình thức phân phối gián tiếp. Thông qua nhà nhâp khẩu, nhà bán lẻ, Công ty đã đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng hoặc đến các thị trường mà Công ty chưa có khả năng vươn tới.