Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn và giải pháp nâng cao

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

Vì vậy, một công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển cần phải có một bộ máy quản trị kinh doanh đủ mạnh giúp nó sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để tạo ra được mức phí dịch vụ thấp, công ty cần xem xét đến khả năng kiểm soát chi phí và chủ động giá của mình, dựa vào các yếu tố cơ bản để hạ giá thành như chi phí kinh doanh thấp, khả năng tài chính đảm bảo… Khả năng chủ động về giá càng cao thì công ty càng có lợi thế trong cạnh tranh.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG SƠN

Sơ lược về công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn

Và hướng tới mục tiêu “Trở thành một định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và chất lượng cao cho khách hàng, đem lại hiệu quả đầu tư tối ưu cho các cổ đông và nhà đầu tư, tạo sự hài lòng về vật chất và tinh thần cho mọi thành viên liên quan”. Bên cạnh đó, CDS còn thực hiện các bản tin chứng khoán hàng ngày để cung cấp cho khách hàng, là trung tâm thu thập các nguồn thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác tổng hợp, nghiên cứu và tư vấn, phân tích của các phòng ban liên quan tại TSS. Đây là nơi cung cấp tới các khách hàng là doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn, bao gồm: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành, tư vấn chào bán IPO, tư vấn niêm yết,tư vấn tái cấu trúc vốn, tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A… Nhân viên của FCF không ngừng học hỏi và phát huy những thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm sẵn có trong công tác tư vấn các dịch vụ tài chính.

Đóng vai trò là bộ phận chuyên trách thực hiện các nghieepjvuj phân tích đầu tư, nghiệp vụ dịnh giá, rà soát đặc biệt, dự báo tài chính… và các dịch vụ phân tích tài chính khác cho khách hàng, doanh nghiệp là khách hàng, TAD hiện là bộ phận sở hữu chuyên viên phân tích có năng lực và giàu kinh nghiệm. Với phương châm An toàn- Hiệu quả, sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường và các bộ phận nghiệp vụ nội bồ của TSS cho phép PTD nắm bắt được những cơ hội đầu tư trên thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết và thị trường tiềm năng (đầu tư tiền IPO và IPO). Phòng IT còn có nhiệm vụ đáp ứng về mặt kĩ thuật các yêu cầu kinh doanh của TSS hiện tại và tương lai cũng như hỗ trợ các phòng-ban tại TSS và chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động công nghệ theo yêu cẩu của Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước, Sở giao dịch chứng khoán.

Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn
Sơ đồ 2.1 :Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn

Đánh giá kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của TSS .1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Trong đó, các công ty chứng khoán bị hạn chết ít nhiều, ví dụ như các công ty chứng khoán không được phép kinh doanh chứng khoán phái sinh, chưa có quy định cụ thể về việc nếu công ty chứng khoán muốn dừng hoạt động sẽ phải làm thế nào?. Trước tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan, thị trường chứng khoán ảm đạm, đặc biệt là tình trạng thua lỗ của hầu hết các công ty chứng khoán trong năm 2010 (thậm chí có công ty chứng khoán đã thua lỗ 2-3 năm), nhiều chuyên gia phân tích và tư vấn dự báo rằng, năm nay sẽ là năm các công ty chứng khoán phải tiến hành M&A (mua bán-sáp nhập) hoặc chuyển đổi sang mô hình công ty đầu tư. Mộ hình công ty đầu tư đang được đánh giá là xu hướng được lựa chọn bởi nhiều công ty chứng khoán do hoạt động môi giới chứng khoán đang có xu hương giảm, các công ty chứng khoán chuyển sang tập trung vào mảng tự doanh nhiều hơn.

Việc lứa tuổi trung bình của khách hàng không trẻ dẫn tới đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây là tính ngắn hạn, tức là các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư ngắn hạn, không mạo hiểm nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn và việc giao dịch còn phụ thuộc, học theo khối đầu tư nước ngoài. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2010 của các công ty chứng khoán) Năm 2010 là năm hoạt động kinh doanh có lãi của TSS nhưng nhìn vào bảng so sỏnh ta cú thể thấy rừ sự chờnh lệch về khoản lợi nhuận sau cựng giữa cỏc cụng ty chứng khoán. Cùng với đó là những khó khăn khách quan do kinh tế vĩ mô cũng như thời điểm hình thành là cuối năm 2008, thời kỳ bắt đầu cuộc suy thoái kinh tế thế giơi, đã khiến TSS khó có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đạt được kết quả như mong muốn.

Đây không thực sự là lợi thế quá lớn so với các công ty chứng khoán khác do trình độ công nghệ giữa các công ty chứng khoán khá tương đồng nhưng với tiền đề công nghệ vững chắc, TSS có thể yên tâm thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển của mình. Mong rằng những giải pháp này có thể áp dụng vào thực tế, giúp TSS có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành “Trở thành một định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam” như mục tiêu mà công ty đề ra cũng như là mong muốn của các thành viên TSS.

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh TSS năm 2009-2010
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh TSS năm 2009-2010

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TSS TRONG THỜI GIAN TỚI

    Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nềnkinh tế”, ông Long cho biết. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư. Cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản.., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế.

    Ngoài ra, chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa. - Nếu việc tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước có hạn chế về kinh phí, số lượng người có thể tham dự đào tạo thì TSS có thể tổ chức các buổi cập nhật kiến thức hoặc tổ chức hội thảo với sự tham gia của chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên gia nước ngoài để có thể cùng lúc nâng cao kiến thức cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, phòng môi giới cũng cần nghiên cứu để có thể đưa ra những sản phẩm tốt hơn cho khách hàng như… Đặc biệt, TSS cần hoàn thiện hơn công tác nhân sự cũng như chất lượng của bộ phận Chăm sóc khách hàng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, giải đáp mọi thắc mắc và yêu của nhà đầu tư một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.