Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Việt Nam

MỤC LỤC

CRIR

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

  • TNG QUAN V CÔNG TY KIM TOÁN VIT NAM
    • QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRNG YU VÀ RI RO KIM TOÁN TRONG KIM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TI DELOITTE

      VACOlà công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế. Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO, với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. • Các loại dịch vụ kiểm toán: kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán cho mục đích thuế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án, kiểm toán các thông tin tài chính;.

      Trong đó, Hồ sơ kiểm toán thông minh là loại hồ sơ được thực hiện dưới sự trợ giúp của phần mềm kiểm toán AS/2 làm cho công việc kiểm toán được rút ngắn và giảm thiểu rủi ro; Hồ sơ kiểm toán thông thường là loại hồ sơ dùng để lưu trữ các thông tin về khách hàng nhằm mục đích so sánh giữa các năm kiểm toán hoặc nhằm phục vụ cho các năm kiểm toán tiếp theo. Trước khi hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về rủi ro của hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc quan trọng và là cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân sự, khối lượng công việc, thời gian và cho phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán.

      Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ: Quá trình đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên Deloitte thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát. Với kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao hơn mức trung bình nên rủi ro phát hiện đánh giá trên báo cáo tài chính của Công ty B ở mức thấp, do đó kế hoạch kiểm toán Công ty B đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện khối lượng lớn các thử nghiệm cơ bản. Ngoài ra, việc đánh giá trọng yếu sau khi đã đánh giá rủi ro trên Báo cáo tài chính sẽ được trực tiếp sử dụng để đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ và điều này sẽ tạo thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.

      Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện ra các sai phạm trọng yếu đối với khoản mục cơ sở đánh giá trọng yếu và tính toán giá trị trọng yếu chi tiết, kiểm toán viên sẽ phải yêu cầu kế toán của khách hàng điều chỉnh và thực hiện lại quá trình trên hoặc kiểm toán viên cũng có thể sử dụng một chỉ tiêu khác có liên quan đến những người sử dụng Báo cáo tài chính làm cơ sở đánh giá trọng yếu và tính toán giá trị trọng yếu chi tiết. Quá trình và kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại nghiệp vụ được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và lưu tại chỉ mục 1810 - “Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán” trong hồ sơ kiểm toán. Quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ tương tự như đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ.

      Đánh giá lại rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tài khoản hoặc nghiệp vụ đó. Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát cao trên mức trung bình nhưng bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng?. Kết quả trên cho thấy trong năm kiểm toán 2006, kiểm toán viên phải thực hiện khối lượng công việc lớn hơn trong năm kiểm toán 2004 và 2005 vì kiểm toán viên đã mong muốn rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục trong năm nay ở mức thấp thay vì mức trung bình như các năm trước.

      Bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của  Deloitte Touche Tohmatsu
      Bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của Deloitte Touche Tohmatsu

      CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO

      Hoàn thiện phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính

      Ví dụ như, với những khoản mục được đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này là thấp; với những khoản mục được đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình thì mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này là trung bình; còn đối với những khoản mục được đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này có thể ở mức cao. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Tuy nhiên, Deloitte chưa nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào trong thực tiễn mà chủ yếu vẫn là dùng Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật, điều này có thể dẫn đến việc khó tìm ra điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ khi thái độ trả lời của người được hỏi không trung thực, dẫn đến đánh giá sai mức độ rủi ro kiểm soát.

      Ví dụ như: Trong trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đơn giản thì kiểm toán viên có thể sử dụng Bảng tường thuật để mô tả nhưng cần chú ý đến bố cục và cách hành văn cho dễ hiểu; Trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng phức tạp hơn thì có thể sử dụng Bảng câu hỏi. Một lợi thế của Deloitte là trong Hệ thống kiểm toán AS/2 mà Deloitte Việt Nam được phép sử dụng của Deloitte quốc tế đã có những quy ước về các ký hiệu trong lưu đồ và hơn nữa kiểm toán viên Deloitte là những người có trình độ cao, giàu kinh. Việc xác định rủi ro kiểm soát là một công việc khá quan trọng nó có liên quan trực tiếp đến việc xác định quy mô mẫu cần kiểm tra và bằng chứng kiểm toán cần thu thập thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ.

      Độ tin cậy mặc định: là mức độ tin cậy dựa vào các bước của quá trình hạch toán để lập Báo cáo tài chính, nó được xác định bằng cách dựa vào đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và kết quả kiểm toán năm trước. Việc xác định mức độ tin cậy này có ảnh hưởng to lớn đến quá trình thực hiện kiểm toán vì từ trị số này, kiểm toán viên sẽ xác định được số lượng bằng chứng cần thiết, thời gian, thủ tục kiểm toán phải thực hiện. • Hoạt động quản lý Kiểm soát nội bộ: là quá trình đánh giá chiến lược thực hiện lâu dài của hệ thống Kiểm soát nội bộ, phục vụ cho việc nâng cao độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ khi tiến hành kiểm toán.

      Tuy nhiên trong thực tế, đối với các công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân chưa xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh và chưa hoạt động có hiệu quả nên kiểm toán viên không đặt niềm tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng này. Vì vậy, để giảm chi phí kiểm toán xuống mức thích hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte nên đánh giá xác đáng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thiết lập độ tin cậy kiểm soát thích hợp.