MỤC LỤC
Nội dung của loại hình hoạt động này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế. - Sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các nhà bác học, những tấm gương ham học say mê phát minh sáng chế. - Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ "Những người ham hiểu biết"(theo các lĩnh vực phù hợp với năng khiếu và hứng thú).
- Tham quan các cơ sở sản xuất, các công trình triển lãm về các thành tựu kinh tế, kỹ thuật.
- Hưởng ứng các hoạt động văn hóa do ngành giáo dục hay các tổ chức xã hội khởi xướng như các cuộc thi "Đội viên thanh lịch", tham gia các hoạt động về nguồn. - Sinh hoạt văn nghệ: Thảo luận trao đổi về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở kịch, nhữnh bài hát có ý nghĩa giá trị về nhân văn, đạo đức. - Thi khéo tay và trưng bày sản phẩm và thành tích nhân ngày hội của trường hoặc kết hợp với các hoạt động khác(thi báo tường, thi cắm trại,.
- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo chuyên đề (câu lạc bộ thơ, ca hát múa, câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao).
Là hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường cảnh quan của trường, địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em. Hoạt động này giúp học sinh gắn liền với thực tiễn cuộc sống, tạo cho các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày. - Trực nhật, làm vệ sinh lớp học, sân trường và các khu vực xung quanh trường.
- Lao động tham gia giúp đỡ địa phương, các cơ sở kết nghĩa, các công việc thời vụ vừa sức. Như vậy, với vị trí vai trò, nội dung, hình thức chủ yếu quan trọng của mình, hoạt động GDNGLL thực sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trường THCS hiện nay. Thực hiện các hoạt động GDNGLL tích cực và có hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ những mục tiêu kinh tế- xã hội và quốc phòng của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Trong trường có các giáo viên chủ nhiệm đã quen với các hoạt động đoàn thể nên rất năng động, dễ nắm bắt các vấn đề triển khai và tự chủ trong công việc đồng thời có Tổng phụ trách giỏi, nhiệt tình năng động, có kinh nghiệm, đó là những lực lượng nòng cốt cho công tác tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên không phải hoạt động GDNGLL nào cũng được tập thể sư phạm đồng tình hưởng ứng, do nhận thức chưa sâu về chức năng nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá, do ngại khó sự tốn kém chưa có sự đầu tư. “Dạ hội văn học”; “Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Tìm hiểu lịch sử các anh hùng dân tộc mà chi đội mang tên”, phối kết hợp với đơn vị kết nghĩa Đại đội 23, Trung đoàn 368 ra nói chuyện về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày 22 tháng 12.
Để giúp cho học sinh củng cố kiến thức và đào sâu suy nghĩ trong học tập, phát huy năng lực của bản thân, kỹ năng sử lí tình huống trong học đường về tình cảm đạo đức trong sáng (với bạn bè, với thầy cô giáo, với người lớn khác, với quê hương đất nước,..) tổ chức hội thi: “Đố vui để học”; “Rung chuông vàng”; “Đi tìm vòng nguyệt quế”; “Thi nét đẹp đội viên”. Để trang bị cho học sinh tri thức về khoa học- xã hội và nhân văn, bồi dưỡng tình cảm và lòng nhân ái trong quan hệ con người, tình đoàn kết, đồng đội, bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt tập thể, hoà nhập cộng đồng, tính kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm. * Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của các hoạt động GDNGLL cho nên đã tổ chức được nhiều hoạt động để học sinh tham gia, mỗi hoạt động đều có nội dung giáo dục riêng và góp phần đáng kể.
+Thứ hai, tình trạng thiếu quan tâm của gia đình hoặc tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con cái phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc phụ huynh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. +Thứ ba, về phía nhà trường chương trình giáo dục đạo đức nói chung rất phong phỳ nhưng chưa xỏc định rừ cỏch thức phương thức phự hợp, chủ yếu là những bài học lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn trong lòng trẻ, hỡnh thành nhõn cỏch khụng rừ nột, do đú trẻ dễ bị tỏc động của hoàn cảnh xó hội. Qua số liệu trên cho thấy đối với đội ngũ cán bộ quản lý có sự nhận thức rất cao về vấn đề giáo dục đạo đức học sinh, nhưng vì rất nhiều lý do chủ quan và khách quan mà công tác chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở các trường tuy có sự quan tâm nhưng không được thường xuyên.
Đối với tổng phụ trách Đội đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sự nhận thức vai trò của vấn đề giáo dục đạo đức tương đối cao, tuy nhiên tùy vào công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng mà xây dựng hình thức tổ chức, do đó vấn đề tha gia mang tính thường xuyên chỉ đạt 66,7 %. Đối với lực lượng giáo viên chủ nhiệm, phần lớn có sự nhận thức đúng đắn về vấn đề trên, trong quá trình tổ chức tham gia giáo dục đạo đức học sinh qua các hoạt động GDNGLL còn mang tính hình thức đối phó là chủ yếu. Giáo viên bộ môn phần nhiều nhận thức về vấn đề GD đạo đức học sinh chưa cao, hầu như chỉ quan tâm tâm đến chất lượng giờ dạy trên lớp và giao trách nhiệm đó cho giáo viên chủ nhiệm là chính, công tác tham gia giáo dục đạo đứchọc sinh.
Hội cha mẹ học sinh tuy có sự quan tâm đến con em mình nhưng nhận thức về vấn đề giỏo dục đạo đức học sinh nhất là sự phối hợp với nhà trường chưa rừ nột, hầu như phó mặt cho nhà trường trong quá trình tổ chức các hoạt động GDNGLL. Thông qua những hình thức tổ chức một số hoạt động mà nhà trường đã từng thực hiện, tuy nhiên trên thực tế trong một năm học không thể thực hiện hết tất cả các hoạt động mà chủ yếu thông thường chỉ tổ chức đước 1 hoặc 2 hoạt động lớn. Như vậy ở trường THCS hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức học sinh chưa thực sự quan tâm, đồng thời sự tham gia trực tiếp qua các hoạt động còn thấp còn mang tính hình thức, lý thuyết chưa đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Hiện nay vẫn còn có một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa nhìn nhận một cách đúng đắn vai trò của hoạt động GDNGLL nên trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và quản lý các hoạt động trên còn nhiều hạn chế, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ, công tác kiểm tra thi đua khen thưởng chưa kịp thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục. Điều đáng quan tâm là một số học sinh hiện nay ngại tham gia các hoạt động GDNGLL, số học sinh có năng lực học tập thì hầu như chuyên tâm vào học các môn học văn hoá, đầu tư các môn sở trường.