Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Phát triển đa dạng các ngành trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và đất nước bằng nhiều biện pháp tăng năng suất sản lượng như thâm canh, khai hoang tăng vụ đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tăng tỷ trọng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, khả năng cạnh tranh và xuất khẩu mở rộng sản xuất cây trồng thay thế nhập khẩu. + Phát triển nhanh ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản, khai thác lợi thế của từng vùng.

Khai thác sử dụng hiệu quả mặt nước, kể cả chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản, phát triển mạnh nuôi ở biển , nuôi nước lợ, nước ngọt tăng sản lượng nuôi trồng tương đương sản lượng khai thác.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Đây là điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phát triển đảm bảo cho kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho dân cư.Cơ sở hạ tầng nông thôn ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế, vùng kinh tế, là một trong những nhân tố ảnh hưởng có vai trò quyết định tới sự hình thành, vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phát triển của khu công nghiệp và đô thị tạo ra khả năng cung cấp kĩ thuật công nghệ ngày càng tiên tiến, tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực kinh tế nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hơn, hòan thiện hơn. Nhà nước không còn cách nào khác là phải ban hành các chính sách kinh tế đồng bộ cùng các công cụ quản lí khác để thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vận động, phát triển theo hướng có lợi nhất phù hợp với mục tiêu và định hướng đặt ra.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành công hay không, không chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn các ngành ưu tiên hợp lí mà còn phụ thuộc vào hệ thống chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để chúng phát triển đồng thời: đảm bảo sự ổn định kinh tế chính trị xã hội; thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường đảm bảo cho thị trường hoạt động có sự cạnh tranh một cách lành mạnh; Nhà nước cần phải có biện pháp khắc phục những khuyết tật của thị trường và đưa ra thể chế chính sách khuyến khích các ngành cần ưu tiên phát triển phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể.

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Điều kiện kinh tế xã hội

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng là cơ sở để tiến hành sản xuất, do đó đất đai có vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp về số lượng, chất lượng độ màu mỡ của đất. Do tốc độ đô thị hóa và quy hoạch xây dựng đường giao thông trên điạ bàn tỉnh nên 107,5 ha đất nông nghiệp và 3.632,7 ha đất chưa sử dụng chủ yếu đưa vào xây dựng đường giao thông, xây dựng khu dân cư và nuôi trồng thủy sản. Đi đôi với chuyển đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tích cực và việc nâng cao kiến thức cho người dân lao động là vấn đề giải quyết việc làm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không có việc làm và số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm chưa có việc ngày một tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm lần lượt :34,62%;12,76%.

Tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, về đường bộ có 2 đường quốc lộ chạy qua là đường 21 dài 74 km chạy dọc tỉnh qua huyện Mỹ Lộc xuống tới bãi biển Hải Thịnh huyện Hải Hậu, quốc lộ 10 dài 37,6 km chạy cắt ngang tỉnh từ đầu huyện Ý Yên tới cầu Tân Đệ thuộc huyện Mỹ Lộc.

Bảng 2: Tình hình dân số, lao động tỉnh Nam Định
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động tỉnh Nam Định

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Nam Định Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Nam Định

Tóm lại, Nam Định có đầy đủ nguồn lực để phát triển kinh tế các hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên để biến các nguồn lực trở thành hiện thực thì Đảng, chính quyền, giai cấp nông dân phải nỗ lực rất lớn để phát huy mọi thế mạnh tiềm năng nội lực và tranh thủcác nguồn lực từ bên ngòai một cách hiệu quả nhất. II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH.

Nam Định là tỉnh nằm trong vùng phụ cận của tam giác tăng trưởng kinh tế của đồng bằng sông Hồng:Hà Nội-Quảng Ninh-Hải Phòng. Nam Định có nhiều thuận lợi để trở thành tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên do đòi hỏi của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của tỉnh nhà nói chung còn một số vấn đề bất cập đặc biệt là tốc độ phát triển chưa có bước đột phá.

Do vậy những tiềm năng về lao động, đất đai nguồn nước và nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội chưa được khai thác triệt để, giá trị tạo ra trên 1 ha canh tác và thu nhập đầu người chưa cao. Từ thực tế trên việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề bức xúc. Những năm gần đây đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, sản xuất chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có những động lực mới.

Nền kinh tế của tỉnh từng bước được hình thành cơ cấu mới chuyển đổi theo hướng phát triển sản xuất trên cơ sơ công nghiệp hóa-hiện đại hóa phù hợp yêu cầu bước đi trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế đất nước. Như vậy cơ cấu kinh tế các ngành của tỉnh Nam Định đã có sự chuyển dịch, ngành nông-lâm-thuỷ sản có tỷ trọng giảm dần còn ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng ngày càng tăng, tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng giảm.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Theo Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2005 Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp ngày càng được chú trọng phát triển nhất là các loại cây lương thực như cây lúa, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày…chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức thâm canh, đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, tăng giá trị nông sản hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao. Trong nông nghiệp cơ cấu nội bộ từng ngành chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ. Ta thấy GTSX cây lúa, cây chất bột lấy củ, sản phẩm phụ trồng trọt giảm qua năm, còn GTSX cây ngô, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, rau đậu và gia vị, cây khác tăng dần qua các năm.

Gia cầm và sản phẩm phụ chăn nuôi và sản phẩm không qua giết thịt có tỷ trọng giảm dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 3,74%; 4,77%. Theo Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2005 Trồng trọt là ngành sản xuất vật chất quan trọng, hiện nay nó chiếm tới 65,72% GTSX ngành nông nghiệp. Trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 81,02% diện tích gieo trồng cây hàng năm.

Diện tích cây lương thực và cây chất bột giảm trong khi đó diện tích cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác tăng, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày, năm 2005diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đạt 10.700 ha tăng 1.867 ha so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,61%/năm. Diện tích lúa mùa hàng năm chiếm tỷ trọng cao hơn diện tích lúa đông xuân nhưng năng suất lúa mùa và sản lượng lúa mùa giảm, tốc độ giảm bình quân tương ứng là13,65%; 14,65%. Các vùng trồng rau tập trung có giá trị kinh tế cao đã từng bước hình thành như khoai tây, bí xanh, dưa chuột bao tử…đạt năng suất cao, khả năng mở rộng diện tích, năng suất, sản lượng rất lớn nhưng chưa khai thác được vì thị trường còn hạn chế.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2005 Đã phát huy thế mạnh chăn nuôi của địa phương, áp dụng tích cực và có hiệu quả một số thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là việc phát huy ưu thế giống lai. Sản lượng lương thực ổn định nên chăn nuôi có điều kiện phát triển thuận lợi theo hướng đa canh, tốc độ phát triển nhanh đạt năng suất cao đã đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Nam Định
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Nam Định