Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phúc Thọ

MỤC LỤC

Vai trò của trang trại và việc phát triển kinh tế trang trại

Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. + Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, góp phần làm giảm sức ép do dư thừa lao động nông nghiệp, nông thôn, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả…Phát triển kinh tế trang trại một cách mạnh mẽ góp phần đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ theo hướng tiến bộ, tiến tới hình thành một ngành nông nghiệp hàng hoá có tỷ trọng và sức cạnh tranh cao.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại

Còn đối với các vùng đất đồi, có độ dốc trung bình sẽ phù hợp trồng cỏ để phát triển trang trại chăn nuôi gia súc lớn, hay phát triển trang trại cây công nghiệp dài ngày như chè, cao su, và trang trại trồng cây ăn quả… Địa hình đồi núi dốc cũng là điều kiện phù hợp cho phát triển trang trại kinh doanh cây gỗ, phát triển trang trại nông lâm kết hợp… Với các khu vực đất đai ở xa thành phố, xa khu dân cư, đất ít màu mỡ thì thích hợp cho xây dựng chuồng trại, phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… Tóm lại, vị trí địa lý và đặc điểm địa hình của đất đai tuy không phải là nhân tố quyết định việc hình thành và phát triển trang trại nhưng cũng có tác động không nhỏ đến quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại. Giao thông thuận tiện, các phương tiện vận tải hoạt động dễ dàng, giúp quá trình lưu thông hàng hoá được diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của trang trại, điều này vừa giúp làm giảm các thiệt hại về nông sản do quá trình vận chuyển gây ra, thời gian vận chuyển ngắn tránh được sự hao hụt do nông sản tươi sống bị hỏng do để lâu, sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng, thu hồi vốn nhanh là điều kiện quan trọng để quá trình, chu kỳ sản xuất tiếp theo diễn ra kịp thời.

Nhóm nhân tố về môi trường kinh tế hội nhập 1. Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Thị trường nông sản rộng mở, đầu tư nước ngoài gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, lập nhà máy sơ chế hoặc chế biến nông sản, lập chi nhánh ở Việt Nam, mở mang những vùng đất hoang hoá, sản xuất những sản phẩm nông nghiệp độc đáo mà họ đang có thị trường. Bốn là, phát triển KTTT hướng bền vững, hạn chế việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh…vào sản xuất gây ô nhiễm môi trường sinh thái và nguồn nước nông thôn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của trang trại.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả SXKD của trang trại 1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD

+ TN/CPSX : cho biết 1 đồng CPSX trang trại bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng thu nhập cho trang trại. Ngoài ra còn các chỉ tiêu hiệu quả khác như là: TN/CPSX(mức doanh lợi), năng suất đất đai (trang trại trồng trọt), LN/CPSX….

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ

Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế trang trại

Đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô vừa và lớn, các vùng chuyên canh cây, con các loại, các cụm trang trại…tạo thuận lợi cho tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến. Bên cạnh các lợi thế và thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và KTTT nói riêng, Đặc điểm về ĐKTN, KT-XH của huyện cũng tạo ra những khó khăn nhất định đòi hỏi sự quan tâm giải quyết, khắc phục từ phía Trung ương và chính quyền địa phương các cấp để đưa Phúc Thọ đi lên, đạt được mục tiêu phát triển KT-XH huyện đến năm 2010 và 2020.

Bảng 2.3: Giá trị sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ (phân theo giá trị ngành nông nghiệp) tính theo giá cố định năm 1994
Bảng 2.3: Giá trị sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ (phân theo giá trị ngành nông nghiệp) tính theo giá cố định năm 1994

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện 1. Các loại hình trang trại trên địa bàn huyện

Nguyên nhân của tình hình trên là do số lượng trang trại mới hình thành có quy mô ruộng đất ít hơn các trang trại trước đây, nhiều trang trại hiện có phải trả lại một phần đất cho địa phương do hết thời hạn thuê và họ chỉ thuê lại với một diện tích ít hơn, cũng có trường hợp là chủ trang trại trả bớt đất để địa phương thực hiện xây dựng một số công trình hạ tầng hay do chủ đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc cho người khác thuê. Trong tổng số lao động làm việc trong các trang trại, có lao động của chủ trang trại là lao động gia đình, ngoài ra để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trang trại SXKD với quy mô lớn, yêu cầu của sản xuất sản phẩm hàng hoá thì trang trại còn phải thuê thêm lao động làm việc thường xuyên trả công theo tháng và vào những lúc mùa vụ căng thẳng, trang trại thuê thêm lao động thời vụ theo hình thức khoán việc hoặc trả công theo ngày công lao động. Năm 2005, bình quân mỗi trang trại có 17,8 lao động làm việc, đến năm 2008 bình quân một trang trại sử dụng 6 lao động (bằng 0,34 lần số lao động bình quân năm 2005).Việc giảm số lao động bình quân mỗi trang trại qua các năm không phải là do phát triển KTTT ngày càng hạn chế mà ngược lại, đó là do số lượng các trang trại hình thành ngày càng nhiều, trang trại lại áp dụng nhiều tiến bộ KHCN tiên tiến vào sản xuất, sử dụng nhiều máy động lực, thực hiện tốt cơ giới hoá nông nghiệp nên giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm lao động.

Để thấy được cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của KTTT ở huyện, ta xét một trang trại VAC điển hình của ông Nguyễn Văn Tâm (xã Phúc Hoà): Theo số liệu điều tra năm 2008, trang trại của ông Tâm hiện đang canh tác trên 9,5 ha đất, trong đó diện tích trồng cây ăn quả là 0,6 ha, diện tích mặt nước NTTS là 8 ha, còn lại là 850 m2 diện tích chuồng trại chăn nuôi và 50 m2 xây dựng nhà quản lý.

Bảng 2.3: Bảng số lượng trang trại theo loại hình SXKD
Bảng 2.3: Bảng số lượng trang trại theo loại hình SXKD

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC

Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Phát triển KTTT nhằm khai thác triệt để nội lực, tiềm năng về đất đai, sức lao động… nhằm phát triển KTTT nói riêng, kinh tế nông nghiệp nói chung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung với quô lớn, tăng cường đầu tư hỗ trợ KTTT phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của huyện.

Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện

+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ…đặc biệt tạo điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư phát triển kinh tế trang trại dưới nhiều hình thức như cho tư nhân nước ngoài thuê đất dài hạn để phát triền KTTT, có các chính sách ưu đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng…nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển KTTT. Cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, áp dụng các phương tiện, máy móc hiện đại đòi hỏi chất lượng lao động nông nghiệp nói chung, lao động trang trại nói riêng phải ngày càng cao, người lao động phải có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, biết sử dụng một số loại máy móc, biết chăm sóc từng loại cây trồng vật nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.

Kiến nghị với Trung ương và thành phố

Vì vậy, để KTTT trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành hướng đi đúng đắn, và giữ vai trò chủ chốt trong sự nghiệp CNH–HĐH nông nghiệp nông thôn và vững vàng, tự tin hội nhập kinh tế quốc tế, em đã đề xuất một số giải pháp về đất đai, về đầu tư, về vốn, về KHCN…. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức thực tế và kinh nghiệm nên đề án của em không tránh khỏi nhiều sai sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để đề án của em được hoàn thiện hơn và em rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu sau.